Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
o Lý do chọn đề tài
Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại
Việt Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những
ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt
may và giày dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công
nghiệp này ở nước ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh
nghiệp nhỏ và vừa công nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh
nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực và sự
yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước đi rất nhiều cơ hội của
ngành công nghiệp này.
o Mục tiêu nghiên cứu
Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân
tích những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền
bức tranh sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và
xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam.
Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược Marketing
hoàn chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những
hạn chế nội tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam
o Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây
để thu thập thông tin.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo
tạp chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và
truyền hình.
- Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý
muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ.
Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng Kinh Doanh xuất nhập khẩu và
mảng Marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
o Nội dung nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt
tại Việt Nam, trọng tâm là các sản phẩm , các chiến lược xuất khẩu và
Marketing của họ.
Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
o Đóng góp của đề tài
Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ
gỗ là đồ gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại
đồ gỗ này được đa số các ứng viên yêu thích.
o Hướng phát triển của đề tài
Hướng phát triển của đề tài là đi sâu hơn vào việc đánh giá tiềm năng của
ý tưởng xuất khẩu đồ gỗ tự lắp ghép sang thị trường Mỹ, cũng như đề
xuất thêm các giải pháp marketing khác cho sản phẩm này.MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................... 3
1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. ................................................................................... 3
2. Mô hình kim cương Porter ....................................................................................... 3
2.1 Những điều kiện về năng lực .............................................................................. 3
2.2 Những điều kiện và nhu cầu ............................................................................... 4
2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.................................................... 4
2.4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh ..................................... 4
2.5 Vai trò về cơ hội, vận may rủi ............................................................................ 4
2.6 Vai trò của chính phủ.......................................................................................... 5
3. Khái niệm về Marketing và Marketing quốc tế......................................................... 5
4. Vai trò của marketing quốc tế .................................................................................. 5
5. Các loại hình marketing quốc tế ............................................................................... 6
5.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing). ......................................................... 6
5.2 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing). ........................................... 6
5.3 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing). ............................................. 7
6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế..................................................................... 7
6.1 Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế ............................................................ 7
6.2 Chiến lược về giá................................................................................................ 7
6.3 Chiến lược phân phối.......................................................................................... 7
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM................... 8
1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam ................................... 8
2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim cương
Porter........................................................................................................................... 8
2.1 Yếu tố thâm dụng. .............................................................................................. 8
2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ............................................................................... 15
2.3 Yếu tố nhu cầu.................................................................................................. 18
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty................................................... 21
2.5 Vai trò của chính phủ........................................................................................ 22
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ ..................................................... 24
1. Thị trường và phân khúc thị trường........................................................................ 24
1.1 Kinh tế.............................................................................................................. 24
1.2 Hệ thống luật pháp: .......................................................................................... 24
1.3 Về hệ thống thuế............................................................................................... 30
1.4 Thủ tục hải quan............................................................................................... 31
1.5 Các rào cản thị trường phi luật pháp. ................................................................ 31
1.6 Hệ thống phân phối. ......................................................................................... 32
1.7 Đối thủ cạnh tranh. ........................................................................................... 32
1.8 Phân khúc thị trường ........................................................................................ 33
2. Phân tích SWOT về hoạt động marketing khi xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào
Hoa Kỳ ...................................................................................................................... 33
2.1 Điểm mạnh....................................................................................................... 33
2.2 Điểm yếu.......................................................................................................... 34
2.3 Cơ hội............................................................................................................... 34
2.4 Thách thức........................................................................................................ 36
2.5 SWOT .............................................................................................................. 36
CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.......................................................................................... 39
1. Chiến lược sản phẩm.............................................................................................. 39
2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược. ..................................................................... 41
3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện...................................................................................... 42
3.1 Về bộ máy Marketing của công ty .................................................................... 42
3.2 Về bộ phận thiết kế........................................................................................... 43
3.3 Thực hiện việc giảm chi phí sản xuất................................................................ 44
3.4 Gia nhập chuỗi liên kết đồ gỗ toàn cầu. ............................................................ 45
3.5 Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ............................................................................ 453.6 Giải pháp mua hàng từng bước ......................................................................... 47
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 47
CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Chiến lược sản phẩm
Thị thường Mỹ luôn là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và tiềm năng. Để xâm
nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp
Việt Nam đã tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường tại đây. Như đã trình bày ở
trên, kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy :
Về vật liệu sản phẩm, người Mỹ cũng thích nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của
Bắc Mỹ. Sản phẩm phải hoàn thiện như kiểu dáng, nước sơn, cách trang trí, đánh
bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở
tiện lợi dễ dàng…
Đối với người tiêu dùng Mỹ, kiểu dáng bên ngoài quan trọng hơn so với chất liệu
sản phẩm. Nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp và kiểu dáng phải tinh tế và thanh
nhã.
Nhà cửa thiết kế hiện đại nên đồ gỗ trang trí nội thất cũng phải mang phong cách đó.
Trang trí không nên rườm rà mà chủ yếu là các đường thẳng và các nắm tay cầm to
hình tròn bằng gỗ hay bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn
ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung
gương…
Ngoài ra, người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng có đòi hỏi ngày càng đa dạng hơn về sản
phẩm chứ không phải chỉ là các mẫu mã sản phẩm thông thường như hiện nay. Các
sản phẩm đồ gỗ mang phong cách Trung Hoa cổ điển đời nhà Minh, nhà Thanh…
hay các sản phẩm đồ gỗ tự lắp ghép lại rất được ưa chuộng, đồ gỗ dùng ngoài trời
cũng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sức hấp dẫn.
Đặc biệt, nhóm cũng đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về nhu cầu sử dụng sản
phẩm đồ gỗ nội thất theo cách tự lắp ráp. Theo thống kê và phân tích, nhóm có kết
luận như sau :
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các đáp viên đều thích sử dụng đồ nội thất được
làm từ gỗ. Đặc biệt, trong 2 người Mỹ thì sẽ có 1 người thích sử dụng đồ gỗ nội thất40
Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi về các thương hiệu đồ gỗ nội thất của Việt Nam,
chỉ 25% đáp viên biết đến một số thương hiệu Việt Nam và thương hiệu được biết
đến nhiều nhất là Hoàng Anh. Điều này chứng tỏ rằng, nhu cẩu sử dụng đồ gỗ nội
thất, cụ thể là đồ gỗ Việt Nam, của người Mỹ là rất cao, nhưng thương hiệu đồ gỗ
Việt Nam còn khá xa lạ với người tiêu dùng Mỹ.
Cũng qua cuộc khảo sát trên, các đáp viên cho biết, khi lựa chọn đồ gỗ nội thất, họ
quan tâm nhất đến dịch vụ bán hàng. Và hai yếu tố quan trọng tiếp theo là chất
lượng sản phẩm và thiết kế của sản phẩm. Đặc biệt, giá là yếu tố thứ tư họ quan tâm
đến. Và cuối cùng, thương hiệu là yếu tố ít được chú trọng nhất.
Ngoài ra, bảng câu hỏi khảo sát nhằm thăm dò ý kiến người tiêu dùng về việc sử
dụng đồ gỗ nội thất lắp ráp. Kết quả cho thấy, 75% đáp viên thích lắp ráp đồ gỗ nội
thất. Đây là một tiềm năng rất đáng được khai thác.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, ta có thể rút ra được kết luận như sau :Người tiêu
dùng Mỹ rất thích sử dụng đồ gỗ nội thất được làm bằng gỗ. Để có thể thành công
trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần sở hữu cho riêng mình các sản phẩm có thiết
kế đẹp với chất lượng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào
dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng như bán hàng. Và một điều may mắn cho các doanh
nghiệp Việt Nam là người tiêu dùng Mỹ ít quan tâm tới giá cả và thương hiệu. Điều
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp ít được
người tiêu dùng Mỹ biết đến, có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, yếu tố
giá cũng ít được chú trọng hơn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam gặp ít khó khăn và
áp lực hơn trong việc định giá sản phẩm đồ gỗ nội thất.
Từ kết luận trên, nhóm đề ra chiến lược sản phẩm cụ thể như sau :
- Nên sử dụng các loại gỗ cứng để sản xuất sản phẩm.
- Các thiết kế sản phẩm phải đẹp, mang phong cách sang trọng. Ngoài ra, nước
sơn, độ bóng của phẩm cũng phải được đặc biệt chú trọng.
- Chỉ sản xuất sản phẩm ở cấp độ chi tiết. Các chi tiết này phải có khớp nối để có
thể lắp ráp các chi tiết lại với nhau một cách thuận tiện thành một sản phẩm hoàn
chỉnh.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi41
- Bên cạnh đó, thị hiếu của người Mỹ là thích các sản phẩm đồng bộ. Do đó, các
sản phẩm khác nhau trong cùng một bộ sản phẩm sau khi được lắp ráp cũng phải
có cùng phong cách thiết kế để có thể tạo thành một bộ sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, vấn đề là ở việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu
của khách hàng. Doanh nghiệp sản xuất phải có các sản phẩm có kiểu dáng khác
nhau nhưng cùng phong cách thiết kế. Do vậy, trước mắt, để thực hiện chiến lược
trên, mỗi doanh nghiệp nên chọn một phong cách đặc trưng riêng biệt với một kích
thước chuẩn chung cho tất cả các bộ sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thiết kế nên
những bộ sản phẩm khác nhau. Các bộ sản phẩm này chỉ mang tính chất gợi ý cho
khách hàng. Khách hàng có thể chọn lựa theo ý thích của mình.
Ví dụ : Một doanh nghiệp chọn phong cách cổ điển của Trung Quốc. Do đó, tất cả
các chi tiết sản phẩm đều phải theo phong cách cổ điển này. Để tạo nên một cái
bàn, doanh nghiệp nghiên cứu và thiết kế ra được 3 kiểu chân bàn (với ký hiệu mỗi
kiểu chân bàn lần lượt là A, B và C) và 5 kiểu mặt bàn (với ký hiệu mỗi kiểu mặt
bàn là 1, 2, 3, 4 và 5). Từ việc kết hợp chân bàn và mặt bàn (ví dụ như 1A, 2A hoặc
1B, 2B…), khách hàng có thể sở hữu 15 kiểu bàn khác nhau để lựa chọn. Cũng
tương tự với việc tạo ra một cái bàn, doanh nghiệp cũng phải sản xuất các chi tiết
nhỏ kết hợp với nhau để tạo nên được một chiếc ghế. Và bước sau cùng là việc kết
hợp các chiếc ghế này với một chiếc bàn để có được bộ bàn ghế hoàn chỉnh theo ý
muốn của khách hàng. Nhờ vậy mà khách hàng có rất nhiều lựa chọn trong việc sở
hữu một bộ sản phẩm theo sở thích của mình. Đây là điểm mới mà các doanh
nghiệp tại thị trường Mỹ chưa đáp ứng được.
2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược.
Dựa trên cơ sở vững chắc trong nhu cầu người tiêu dùng bao gồm cả các thông tin
sơ cấp và thứ cấp, sản phẩm mới này là hoàn toàn phù hợp với sở thích của người
tiêu dùng Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp Việt nam có thể không lo về đầu ra. Hơn
thế nữa, loại sản phẩm này lại cũng không đòi hỏi cao về công nghệ, chúng ta hoàn
toàn có thể áp dụng các công nghệ hiện có để sản xuất nó. Theo đó, chúng em tin
rằng sản phẩm này có tính khả thi cao.42
3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện.
3.1. Về bộ máy Marketing của công ty.
3.1.1. Tổ chức phòng Marketing.
Như đã nói ở trên, đa số các dong nghiệp đồ gỗ Việt Nam chưa chú ý lằm đến việc
tiếp thị cho sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. Có thể nói, lợi ích mà hoạt
động Marketing đem lại cho công ty là rất dài lâu chứ không phải là tức thời, vì thế,
doanh nghiệp Việt cần có chính sách đầu tư thích đáng hơn cho bộ phận Marketing
nói chung và hoạt động Marketing xuất khẩu nói riêng.
Về việc bồi dưỡng kiến thức: Do chỉ xuất khẩu gián tiếp, các quy định của Hoa Kỳ
về việc nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan… chưa được các công ty nắm bắt thấu
đáo. Đây là vấn đề cần được khắc phục ngay vì ngoài việc hiểu về khách hàng
cũng cần biết đến luật pháp của Hoa Kỳ để tránh các nguy cơ có thể xảy đến
mà gần nhất là việc có thể bị kiện bán phá giá.
Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của các công ty có thể không đủ cho việc thực hiện
kinh doanh trực tiếp tại nước ngoài. Vì vậy việc đầu tư xây dựng một lớp người mới
có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và kinh doanh là cần thiết, điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tập trung cho phát triển nguồn nhân lực, hiện
đại hóa công ty.
3.1.2. Chức năng phòng Marketing.
3.1.2.1. Chính sách nghiên cứu thị trường.
Khi thực hiện kinh doanh trực tiếp ở nước ngoài, doanh nghiệp nhất thiết phải thực
hiện nghiên cứu thị trường để có những thông tin về nhu cầu, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh cũng như các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Nghiên cứu thị
trường không những giúp nắm bắt cơ hội mà còn giúp doanh nghiệp có được những
chuẩn bị cần thiết cho các biến động. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ lại là thị trường
lớn với nhu cầu đa dạng và thường xuyên thay đổi, đối thủ cạnh tranh nhiều và
mạnh, vì thế không thể lơ là việc nghiên cứu thị trường. Chúng ta vẫn không quên
thất bại tại thị trường Mỹ của IKEA, một trong những công ty sản xuất đồ gia dụng
hàng đầu thế giới do không thích ứng với nhu cầu khác lạ của người Mỹ, vào năm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi43
1995, chỉ hai năm sau khi thực hiện kinh doanh tại đây, công ty Thụy Điển này đã
phải đóng 2 trong số 21 cửa hàng tại Bắc Mỹ, sa thải hàng loạt nhân viên và gánh
chịu những thất bại nặng nề khác mà một kế hoạch Marketing rầm rộ cũng không
giúp cải thiện được tình hình.
Nhà nước cần hỗ trợ các công ty Việt Nam thực hiện nghiên cứu thị trường,
không thể chỉ thực hiện việc nghiên cứu tại bàn như trước đây nữa vì nhìn chung, tỷ
lệ phản hồi chính xác sẽ không cao nếu chỉ dựa vào khảo sát qua thư điện tử. Các
công ty có thể tận dụng các cổng thương mại điện tử, các sàn giao dịch B2B
(Business to Business), cũng như thường xuyên tiếp xúc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại
Việt Nam để được hỗ trợ và cung cấp thông tin kịp thời về thị trường.
3.1.2.2. Chính sách bán hàng.
Ngoài ra, để tránh rơi vào khó khăn khi khách hàng bị phá sản, thay đổi nhà cung
cấp hay sử dụng lợi thế về quy mô như Walmark, Carrefour… để ép giá, công ty
Việt Nam nên thực hiện chính sách không bán quá 30% sản lượng cho bất kỳ một
đối tác nào dù giá chào mua có tốt đến đâu.
Thiết kế showroom cũng vô cùng quan trọng. Phòng trưng bày phải được bố trí sao
cho có thể trưng bày được một sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh và một vài các mẫu
mã được thiết kế cho sản phẩm đó, các mẫu mã khác có thể giới thiệu đến khách
hàng qua catalogue. Vì thế, thiết kế các catalogue này cũng là một công việc rất cần
chú ý, công ty vừa phải tìm kiếm những doanh nghiệp in ấn thiết kế catalogue
chuyên nghiệp, hiện đại và với giá cả phải chăng, Các catalogue này còn đòi hỏi tiêu
chuẩn cao về thẩm mỹ và phải chứa hết tất cả các mẫu chi tiết của công ty.
3.2. Về bộ phận thiết kế.
Công tác thiết kế là công tác tạo ra rất nhiều giá trị gia tăng và mang đến nhiều lợi
nhuận cho công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này. Chúng ta cần đầu
tư thích đáng hơn cho việc đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, tạo ra các sản
phẩm mang nét riêng của Việt Nam.
Vì hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đều thực hiện công tác gia
công là chính, ngành thiết kế đồ gỗ ở Việt Nam chưa thật sự phát triển nên việc thiết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top