bacbinhcity

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản như thế nào? Đánh giá cơ hội và thách thức đối với nhóm hàng này khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Nội dung chính:
Lời mở đầu
A. Cơ sở lý thuyết.
I. Tổng quan về WTO.
II. Khái niệm hàng nông sản.
III. Các nguyên tắc của WTO về mở cửa thị trường hàng nông sản.
B. Nội dung cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam
I. Thực trạng thị trường hàng nông sản Việt Nam trước khi gia nhập Wto.
II. Cam kết mở cửa thị trường đối với thương mại hàng nông sản của Việt Nam
1. Giới thiệu chung về Cam kết mở cửa thị trường nông sản.
2. Cam kết WTO về nhóm lương thực
3. Cam kết WTO về nhóm rau quả
4. Cam kết WTO về nhóm cây công nghiệp
5. Cam kết về trợ cấp nông nghiệp
6. Cam kết về biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế
C - Đánh giá cơ hội và thách thức của hàng nông sản khi Việt Nam là thành viên WTO.
I. Cơ hội.
II. Thách thức
III. Giải pháp
Phần kết luận


LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 là thế kỷ của hội nhập, hội nhập vào môi trường chung, thế giới chung trên tất cả các lĩnh vực. Bạn không thể thành công nếu hoạt động, phát triển đơn lẻ một mình. Và hơn thế nữa, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như các nước đang cố gắng tìm con đường phát triển cho bản thân mình, xu thế hội nhập vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Vì đơn giản, không một quốc gia nào có thể tự mình đi lên mà không gắn bó, không trao đổi, không giao lưu buôn bán,… với quốc gia khác. Bổ sung các mặt mạnh, yếu cho nhau chính là tiền đề phát huy sức mạnh gắn kết, thúc đẩy nhau phát triển.
Chính vì vậy, trên thế giới rất nhiều tổ chức được hình thành với mục đích hoạt động để cùng nhau phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến như: EU, ASEAN, WB,…trong đó không thể bỏ sót WTO( world trade organization). Nhình qua tên gọi cũng đoán được tổ chức thương mại thế giới này ra đời với mục đích như thế nào.
Năm 2007, Việt Nam chính thức làm thành viên thứ 150 của WTO, rất nhiều cơ hội và thách thức đặt ra. Do Việt Nam là một thành viên non trẻ, khi vừa tham gia vào ngôi nhà chung này, thách thức nhiều hơn cơ hội là vấn đề không cần bài cãi. Cũng như vậy, khi tham gia bên cạnh được hưởng những ưu đãi, Việt Nam cũng cần có những cam kết để thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình trên tất cả các lĩnh vực hàng hóa nông sản, thủy sản, may mặc, điện tử,…mà vấn đề nhóm muốn đi sâu đề cập ở đây chính là nhóm hàng nông sản.
Do Việt Nam là đất nước có tới 90% dân số làm nông nghiệp, tổng sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp hàng năm cung cấp một phần GDP không hề nhỏ cho đất nước, nhưng nông sản Việt Nam lại gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn nên những quy định về nhóm hàng nông sản thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp lên mọi mặt của đời sống người dân cũng như sự phát triển của đất nước.
Để hiểu được sâu hơn những cơ hội và thách thức cũng như những cam kết của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản hãy đi vào cụ thể ở những nội dung mà nhóm đã trình bày dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
I. Tổng quan về WTO.
1. Khái niệm.
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa) và là kết quả trực tiếp của vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
2. Thành viên.
Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này có 153 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia ( ví dụ Hoa kỳ, Việt Nam,…) hay các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương ( ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông,…).
3. Cơ cấu tổ chức WTO
- Hội nghị bộ trưởng: Bao gồm các bộ trưởng thương mại- kinh tế thay mặt cho tất cả các nước thành viên; họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
- Đại hội đồng: Bao gồm thay mặt tất cả các thành viên; thực hiện các chức năng của Hội nghị bộ trường trong khoảng giữa hai nhiệm kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
- Các Hội đồng thương mại Hàng hóa, Thương mại dịch vụ, các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại, các ủy ban, nhóm công tác: là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử thay mặt tham gia các cơ quan này;
- Ban thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám Đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám Đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
4. Mục tiêu
- Thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ phát triển;
- Thúc đẩy sự phát triển thể chế thị trường, giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên;
- Khuyến khích các nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới;
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, đảm bảo quyền và tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động bảo vệ mình.
5. Chức năng
- Giảm sát, điều hành, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO ( và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và đào tạo điều kiện thuân lợi cho thương mại;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO;
- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế khác như WB, IMF để nâng cao hiệu quả hoạt động của WTO.
6. Nguyên tắc hoạt động
- Không phân biệt đối xử.
- Tự do hóa thương mại.
- Cạnh tranh công bằng.
- Minh bạch hóa.
- Khuyến khích phát triển và hội nhập kinh tế.
7. Cơ chế hoạt động.
- Cơ chế ra quyết định;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp;
- Cơ chế rà soát thương mại.
II. Khái niệm hàng nông sản.
Trong WTO, hàng hóa được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản.
Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong hệ thống thuế mã HS (hệ thống hài hòa hóa mã số thuế).
Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, ddoognj vật song, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phát sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, bia, thuốc lá, bong xơ, da động vật thô…
Cụ thể Hiệp định quy định về một số loại hàng nông sản như sau:
- HS từ chương I đến chương XXIV, trừ các sản phẩm từ cá.

9. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng của sự phát triển. Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về bản chất và nội dung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức, thống nhất đánh giá, thống nhất hành động. Trên cơ sở đó phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, truyền thống yêu nước và cách mạng, ý chí tự lực tự cường của mọi người Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

KẾT LUẬN

Sau khi gia nhập WTO, bên cạnh những thời cơ thuận lợi mang lại thì những thách thức cũng không phải là ít đối với lĩnh vực nông nghiệp, mà ở đây muốn nói là nhóm hàng nông sản. Với những cơ hội và thách thức như đã nêu trên ta cần nắm bắt cơ hội, biến cơ hội thành lợi thế hiện thực, vượt qua rào cản thách thức, biến thách thức thành vận hội để phát triển.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top