emmo_veanh8x

New Member
Download Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử

Download Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử miễn phí





MỤC LỤC
 
DANH SÁCH NHÓM 6 2
Lời mở đầu 4
I. VÀI NÉT VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1. Khái niệm 5
2. Đặc điểm của các công ty kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam 5
3. Lợi ích của thương mại điện tử 7
II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ 9
1. Sự cần thiết xây dựng luật thương mại điện tử 9
2. Các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử 10
3. Bộ luật quy định về kinh doanh thương mại điện tử 15
4. Luật giao dịch điện tử của việt nam 19
5. Pháp luật của Việt Nam về an ninh và bảo mật thông tin về thương mại điện tử. 22
6. Pháp luật Việt nam về thanh toán điện tử, thuế và kê khai điện tử. 23
7. Luật sở hữu trí tuệ 24
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 24
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
V. KẾT LUẬN 26
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ục đích khác. Thường có những tập đoàn lớn dựa vào thu nhập từ việc bán thông tin cá nhân của khách hàng. Gần như mọi công ty hiện nay đều sử dụng các thông tin cá nhân ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, một số công ty phụ thuộc vào thu thập thông tin này nhiều hơn công ty khác.
Các cá nhân coi thông tin riêng tư là tài sản của cá nhân mình và mọi việc sử dụng mà không có sự đồng ý của họ bị coi là ăn cắp thông tin cá nhân. Vì vậy một số học giả cho rằng các thông tin cá nhân phải có được quyền tài sản và được bảo vệ tương ứng. Hiện tại việc ăn cắp bí mật cá nhân được pháp luật qui định là một tội phạm. Một người xâm hại bí mật cá nhân của người khác có thể bị kiện. Nếu một công ty theo dõi khách hàng của mình bằng cách thiết lập chế độ cookies và nếu khách hàng cảm giác bí mật cá nhân của họ bị xâm phạm, họ có thể kiện công ty đó.
Vấn đề mâu thuẫn ở đây đó là một cơ chế quá nghiêm khắc về bảo vệ thông tin cá nhân có thể làm cản trở sự phát triển của thương mại. Một vấn đề nữa, những nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của việc tiết lộ gắn liền với một mối quan hệ đòi hỏi việc mở rộng bí mật thông tin cần bị ngăn cản.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra các hướng dẫn cơ bản cho việc xây dựng các qui tắc về sử dụng, xử lý các thông tin trực tuyến. Các hướng dẫn này bao gồm:
Nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin: Thông tin cá nhân có thể dành được, bị tiết lộ và sư dụng chỉ theo những cách tôn trọng bí mật cá nhân.
Nguyên tắc toàn vẹn thông tin: Thông tin cá nhân không bị thay đổi hay hủy đi một cách trái phép.
Nguyên tắc chất lượng thông tin: Thông tin phải chính xác, đúng thời gian, hoàn thiện và liên quan tới mục đích mà nó được cung cấp hay sử dụng
Nguyên tắc giới hạn thu thập: Dữ liệu cá nhân phải có được bằng phương tiện hợp pháp và trong trường hợp thích hợp với kiến thức và sự thống nhất về đối tượng dữ liệu.
Nguyên tắc cụ thể mục đích: Dữ liệu cá nhân phải được bảo vệ một cách hợp lý chống lại các nguy cơ giống như mất hay việc truy cập trái phép, việc phá hủy, sử dụng, thay đổi hay tiết lộ dữ liệu.
Nguyên tắc không che đậy: cần có chính sách cở mở phù hợp với sự phát triển, thực tiễn đồng thời cần có chính sách đối với dữ liệu cá nhân.
Nguyên tắc trách nhiệm giải trình: Người kiểm soát dữ liệu có trách nhiệm tạo sự phù hợp với những biện pháp dựa trên các nguyên tắc được nêu.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Trong nền kinh tế hiện nay, việc sở hữu và bảo vệ các ý tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những ý tưởng tự bản thân chúng đã là hàng hóa. Ý tưởng cũng đem lại tính cạnh tranh hơn cho người sở hữu nó trong thời đại thông tin. Vì vậy, cần có chế độ pháp lý cho việc bảo vệ ý tưởng. Nếu thiếu một hệ thống pháp luật như vậy sẽ không chỉ kìm hãm sự phát triển mà còn ngăn cản sự thịnh vượng của nền kinh tế thông tin.
Trong thực tế các ý tưởng bị đánh cắp và bán cho đối thủ cạnh tranh tạo cho người có được chúng những lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Điều này đúng cả trong môi trường mạng.
Hệ thống pháp luật truyền thống được xây dựng dựa trên các khái niệm về chủ quyền và lãnh thổ. Internet thường không bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ. Internet được coi là một chiếc máy sao chụp khổng lồ. Nhờ vào khả năng và đặc tính của công nghệ kỹ thuật số mà thương mại điện tử có thể có ảnh hưởng rất lớn đến quyền tác giả và các quyền liên quan. Nếu những qui định không được đưa ra và áp dụng một cách phù hợp, thì việc áp dụng những nguyên lý cơ bản của quyền tác giả và các quyền liên quan khó có thể thực hiện được. Trên Internet, một người có thể tạo ra một số lượng lớn các bản sao một bản nhạc, một bộ phim, một tác phẩm nghệ thuật, một chương trình máy tính, ... mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Thực tế là các loại sản phẩm này không có sự khác biệt về chất lượng giữa bản sao và bản gốc. Các bản sao có thể được truyền gửi đến các khu vực khác nhau trên thế giới chỉ trong vài phút. Kết quả là làm mất thị trường truyền thống của các sản phẩm đó.
Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO với 179 nước thành viên chịu trách nhiệm hình thành khuôn khổ pháp luật và chính sách ở tầm quốc tế để tăng cường việc tạo ra và bảo vệ sở hữu trí tuệ. WIPO đã có 23 hiệp định quốc tế liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Các vấn đề về hợp đồng thương mại điện tử
Theo quan niệm từ lâu của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử.
Theo pháp luật, hợp đồng được lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là việc xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua domain name nước ngoài và ngược lại.
Hầu hết các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng và đăng ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nhỏ. Trường hợp không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng. Ví dụ: Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung cấp dịch vụ. Còn dịch vụ số hoá là người bán có thể g
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nghị quyết 11 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trườ Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậy và thích nghi ở Kiên giang Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI Tài liệu chưa phân loại 0
Q Tiểu luận: Biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tp Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top