Iorwerth

New Member
Download Đề tài Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại Công ty TNHH nệm ƯU VIỆT

Download Đề tài Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại Công ty TNHH nệm ƯU VIỆT miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp phân tích 6 4.1 Phương pháp so sánh 6
4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤ CHI PHÍ
1.1 Giá thành sản phẩm 9
1.2 Các tiêu chí liên quan đến giá thành 9
1.3 Phương pháp tính giá thành 10
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.2 Cơ cấu tổ chức công ty 13
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 14
2.2.1.1 Chức năng 14
2.2.1.2 Nhiệm vụ 14
2.2.1.3 Quyền hạn 14
2.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 17
2.3 Thuận lợi và khó khăn 17
2.3.1 Thuận lợi 17
2.3.2 Khó khăn 17
2.4 Quy trình sản xuất và tính giá thành của công ty 18
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
3.1 Tình hình giá thành giá thành theo khoản mục tại Công ty 19
3.1.1 Bảng tổng hợp chi phí để sản xuất nệm 19
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và công thức tính 20
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 20
3.2.1 Xác định đối tượng phân tích 20
3.2.2 Phân tích và nhận xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 20
3.2.2.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố NVLTT 21
3.2.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CPNCTT 22
3.2.2.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CP SXC 22
3.2.2.4 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 23
CHƯƠNG 4 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
4.1 Kết luận 24
4.2 Kiến nghị 24
BẢNG PHỤ LỤC CHI PHÍ ĐỂ SẢN XUẤT NỆM TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT 27
Bảng 1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý 2/2011 27
Bảng 2 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp Quý 2/2011 28
Bảng 3 Tình hình chi phí sản xuất chung Quý 2/2011 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp tuỳ từng trường hợp vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh.
Trong đề tài phân tích nhóm lựa chọn phân tích so sánh tình hình giá thành theo khoản mục chi phí giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế thực hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân làm cho giá thành đơn vị tăng hay giảm
Chênh lệch giữa kỳ KH và kỳ TH = Số liệu kỳ TH - Số liệu kỳ KH
4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tới đối tượng phân tích..
Đặc điểm của phương pháp này: Muốn xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác cố định. Các nhân tố này phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước nhân tố chất lượng xác định sau.
Cách phân tích: Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích. Cụ thể:
Bước 1: Xác định công thức:
- Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
- Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hay nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau.
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích
Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Ta có: Q = a x b x c
Gọi Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích. Q1 = a1 x b1 x c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch. Q0 = a0 x b0 x c0
Khi đó đối tượng phân tích: rQ = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế).
- Thay thế lần 1(nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0;
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ra = a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0
- Thay thế lần 2 (nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: rb = a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0;
- Thay thế lần 3 (nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: rc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0
à Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng đối tượng phân tích, ta có: rQ = ra + rb + rc Đúng bằng đối tượng phân tích
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤ CHI PHÍ
1.1 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính cho một đại lượng, kết quả, sản phẩm hoàn thành nhất định
- Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là muc tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loạt nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như chi phi về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao tài sản cố định… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp cuả ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả SXKD
Thông thường, các doanh nghiệp phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế gồm ba loại chi phí sau:
1.2.1 Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hay do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay.
1.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định
1.2.3 Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và công cụ sản xuất dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
Trong bài phân tích nhóm lựa chọn phương phaps tình giá thành bằng phương pháp trực tiếp. Cụ thể:
Phưong pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghhiệp có qui trình sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối trưọng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng khối lượng lớn và it loại sản phẩm hoạc để tính toán giá thành của những công việc, kêt quả trong từng gia đoạn sản xuất nhất định.
Việc tính giá thành sản phẩm sẽ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top