vichiha_itachi

New Member
Download Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Download Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ miễn phí





Năng suất dâu Hạ Châu mỗi vụ được coi là một trong những nhân tố rất quan trọng đánh giá khả năng sản xuất của nông hộ. Năng suất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ phân tích một vài yếu tố chủ yếu có thể coi là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ như sau: trình độ học vấn(cấp), kinh nghiệm (năm), diện tích đất trồng (công), số cây/công, chi phí đất/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc, chi phí phân, chi phi lao động thuê, chi phí lao động gia đình. Nguyên nhân đưa biến kinh nghiệm vào vì biến kinh nghiệm cho thấy những người có kinh nghiệm lâu trong việc sản xuất, sau mỗi vụ mùa các nông hộ có thể tích luỹ được các kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại để khắc phục được những yếu tố không tốt tác động đến chi phí sản xuất đồng thời phát huy những yếu tố tích cực làm cho năng suất ngày càng tăng ở những vụ mùa tiếp theo, trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất sẽ được thực hiện dễ dàng hơn so với những người có trình độ thấp vì thế góp phần đáng kể vào việc làm tăng năng suất, khi diện tích đất càng rộng thì người sản xuất có quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản xuất, tìm ra những phương pháp mới về ghép cành, tăng tỉ lệ đậu trái, v.v. nhằm tăng năng suất của chính mình. Số cây trên công cũng quyết định đến năng suất của mỗi nông hộ. Còn các biến chi phí cho thấy khi chúng ta đầu tư chi phí càng cao như giống tốt, chuẩn đất kỹ, bón phân, thuốc tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc tăng năng suất là điều hiển nhiên



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

trình sản xuất cho nông hộ là một vấn đề tương đối gặp phải nhiều khó khăn, hầu hết bà con nông dân chỉ học hỏi những kỹ thuật trồng đơn giản từ bà con hay gia đình từ xưa truyền lại.
4.2.4.4. Số năm kinh nghiệm.
Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm của nông hộ.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỉ lệ (%)
< 5 năm
2
6,7
Từ 5 - 10 năm
17
56,7
Từ 11 - 15 năm
8
26,7
Từ 16 - 20 năm
2
6,7
> 20 năm
1
3,2
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của các nông hộ.
Qua quá trình tìm hiểu thì việc trồng dâu Hạ Châu của nông hộ chỉ mới phổ biến gần đây. Đa phần trước kia nông hộ chỉ trồng cam, cóc, quýt,… việc trồng dâu Hạ Châu bắt đầu đươc trồng phổ biến khi một nông dân đã mang giống dâu Hạ Châu về trồng thử tại Phong Điền và sau qua trình trồng nhận thấy trái dâu Hạ Châu có mùi vị rất đặc biệt, khác với những giống dâu bình thường, do dâu Hạ Châu có vị ngọt và chua nhẹ rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế mà các nông hộ khác bắt đầu tham gia trồng giống dâu này. Nên số năm kinh nghiệm trồng giống dâu này thường không lâu bằng những giống cây khác. Điều này được chứng minh rõ thông qua bảng khảo sát.cho thấy số hộ có kinh nghiệm trồng trên 20 năm chỉ chiếm 3,2%, từ 16- 20 năm chiếm 6,7%, từ 11-15 năm chiếm 26,7% , còn lại đa phần là từ 5-10 năm chiếm 56,7%. Dưới 5 năm chiếm 6,7%.
4.2.4.5. Diện tích đất sản xuất.
Bảng 4.7: Diện tích đất sản xuất của nông hộ.
Diện tích vườn (công)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
< 5 công
13
43,3
Từ 5 - 10 công
10
33,3
Từ 11 - 15 công
4
13,4
Từ 16 - 20 công
2
6,7
> 20 công
1
3,3
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu diện tích đất của các nông hộ.
Qua khảo sát 30 hộ ở Phong Điền cho thấy diện tích trồng dâu Hạ Châu là tương đối không đồng đều, số hộ có diện tích ít hơn 5 công lại chiếm một tỉ lệ rất lớn là 43,3% , từ 5 đến 10 công chiếm 33,3%.từ 11 đến dưới 15 công chiếm 13,4%, từ 16 đến 20 công chiếm 6,7 % . Diện tích trên 20 công chỉ chiếm 3,3%. Qua bảng khảo sát trên cho thấy rằng số nông hộ có điện tích càng lớn chiếm tỉ lệ càng thấp, tất cả các nông hộ khi được hỏi thì diện tích sản xuất hầu như là tự có của gia đình và không có sự thay đổi trong những năm gần đây. Vì vậy việc mở rộng diện tích sản xuất thường là không xảy ra. Chính vì thế mà quy mô trồng dâu thường nhỏ lẻ và không tập trung, việc chuyên canh giống cây trồng này đang đứng trước nhiều thách thức.
4.2.5. Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ.
Bảng 4.8: Lý do trồng dâu Hạ Châu của các nông hộ.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỷ lệ(%)
Dễ trồng, lợi nhuận cao
17
56,7
Theo phong trào
4
13,3
Cam quýt hư
9
30,0
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Theo số liệu điều tra được cho thấy trong 30 hộ được phỏng vấn thì có 17 hộ chiếm 56,7% trong tổng số hộ nhận thấy được đặc tính của cùa dâu Hạ Châu là dễ trồng, phù hợp với đất và cũng mang lại lợi nhuận cao nên họ quyết định trồng loại dâu này thay vì trồng những loại dâu khác. Bên cạnh đó thì có khoảng 30% quyết định trồng dâu Hạ Châu vì trước đây trồng cam, quýt nhưng do sâu bệnh thường xuyên nên đã chuyển sang trồng dâu Hạ Châu, còn lại 13,3% số hộ trồng dâu Hạ Châu theo phong trào vì thấy hàng xóm trồng nhiều và lợi nhuận cũng tương đối cao nên họ quyết định trồng.
4.2.5.1. Tình hình vay vốn để sản xuất.
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng vốn vay.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Sử dụng vốn sẵn có
29
96,7
Sử dụng vốn vay
1
3,3
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên theo khảo sát, nhìn chung số hộ vay vốn để phát triển sản xuất rất ít chỉ chiếm 3,3% trong tổng số 30 hộ được khảo sát, những nông hộ thì thường sử dụng vốn tự có của gia đình để phục vụ cho việc sản xuất nên khả năng mở rộng quy mô trồng là rất hạn chế
4.2.5.2. Tình hình trồng xen canh dâu hạ châu và giống cây khác.
Bảng 4.10: Tỉ lệ (%) số hộ trồng xen canh dâu và giống cây khác.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Không trồng xen canh
11
36,7
Trồng xen canh cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa,….
19
63,3
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Qua số liệu điều tra cho thấy có khoảng 36,7% số hộ khi trồng dâu Hạ Châu thì không trồng xen them bất kỳ một giống cây nào hay trước kia có trồng xen những loại cây như cóc để che mát cho cây dâu nhưng về sau họ nhận thấy khi trồng xen cóc như vậy sẽ làm tỉ lệ trái non của cây dâu rụng nhiều nên đã không trồng nữa, 63,3% số hộ còn lại ngoài trồng dâu Hạ Châu còn trồng xen canh thêm những cây khác nhưng như cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa, nhằm mục đích là kiếm thêm thu nhập khi mùa thu hoạch dâu Hạ Châu đã qua.
4.2.5.3. Số cây trồng trên 1 công đất.
Bảng 4.11: Tỉ lệ (%) số cây trồng xen canh trên 1 công đất của nông hộ.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỉ lệ (%)
< 40 cây
1
3,3
Từ 40 - 60 cây
15
50,0
Từ 61 - 80 cây
11
36,7
> 80 cây
3
10,0
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Qua khảo sát thấy được rằng số cây trung bình trên công mà nông hộ phân bố phổ biến là từ 40- 60 cây chiếm 50 % trong tổng số mẫu điều tra. Thông thường những nông hộ trồng với số lượng trên trở lên họ thường không trồng xen canh thêm giống cây khác chỉ một số ít là trồng xen. Một số nông họ cho biết thêm ban đầu họ có trồng thêm cóc và một số cây khác để che mát cho dâu nhưng về sau không còn trồng nữa vì nó ảnh hường đến năng suất cây dâu. Nhánh của những cây đó có thể làm rụng trái non. Với những hộ có mật độ trồng ít hơn 40 cây thông thường đều có trồng xen canh cóc.sầu riêng, chuối, v.v…
4.2.5.4. Tình hình nông hộ sử dụng giống.
Bảng 4.12: Tỷ lệ (%) số hộ chọn nguồn cây giống khác nhau.
Cây giống
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Tự có
6
20
Mua ở những nơi khác
0
0
Mua hàng xóm
24
80
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Qua số liệu điều tra 30 nông hộ cho thấy thì có khoảng 20% số nông hộ khi trồng thì giống là do tự có, 80% số nông hộ còn lại khi trồng dâu thường mua giống ở bà con hàng xóm,vì có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển dù mua ít hay nhiều, khi mua giống ở những nơi khác chỉ khi nông hộ mua với số lượng nhiều thì người bán mới vận chuyển đến và giá thành mỗi cây giống thường cao hơn so với giống của bà con hàng xóm.
4.2.5.5. Tình hình thu hoạch dâu trái vụ để bán được giá cao.
Bảng 4.13: Tỷ lệ (%) số hộ thu hoạch trái vụ.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Đúng vụ
28
93,3
Trái vụ
2
6,7
Tổng cộng
30
100
(Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011)
Trong 30 hộ điều tra được thì đa phần nông hộ thường thu hoạch đúng vụ chiếm tỉ lệ 93,3% tổng số hộ. Chỉ khoảng 6,7% số nông hộ thu hoạch trái vụ, thông thường khi ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định chọn thương hiệu laptop của sinh viên trường đại học cần thơ Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích tác động của qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (gap) trên cây rau đến hiệu quả sản xuất c Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Đông Á Luận văn Kinh tế 1
T Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không Luận văn Kinh tế 6

Các chủ đề có liên quan khác

Top