anhvaem2997

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

 Tăng cường các kênh huy động vốn.
Khai thác thêm nguồn vốn huy động từ các công ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế để đa dạng hóa nguồn và nâng cao mức huy động. Ngân hàng cũng cần chú trọng hơn nữa nguồn vốn huy động lãi suất thấp.
 Nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng.
Không phải ngẫu nhiên chúng ta gọi thời đại hiện nay là thời đại "thông tin". Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống từ thu thập, xử lý đến sử dụng thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật cao độ và thông suốt giữa các bộ phận trong toàn thể ngân hàng, giúp cho các quyết định cho vay an toàn và mang lại lợi ích cao.
 Chính sách cho vay có thể nới lỏng để phù hợp với DN VVN, đặc biệt với các doanh nghiệp tư nhân luôn có độ vênh giữa tình hình tài chính kế toán với thực tế sao cho hợp lý.
 Duy trì hệ thống sẵn có (mô hình chi nhánh cấp 1 tại Thành phố Thanh Hóa). Bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển mạng lưới thành lập thêm các phòng giao dịch ở các địa bàn phát triển kinh tế tương đối khác như: thị xã Bỉm Sơn, thị xã du lịch Sầm Sơn… nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tăng độ "phủ sóng" của Sacombank trong khi chưa có sự hiện diện nhiều của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Thanh Hóa.
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa
 Chính quyền nên phối hợp với ngân hàng Sacombank xác định đều kiện của DNVVN khi đến vay. Tỉnh Thanh Hóa có tới hơn 28 huyện thị, nhìn chung cơ cấu hành chính còn rườm rà dẫn đến công tác thẩm định trước khi cho vay còn khó khăn và chiếm nhiều thời gian cho các cán bộ tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt việc thực hiện giao dịch bảo đảm tiền vay gặp nhiều vướng mắc và rủi ro lớn do cơ chế quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh còn nhiều kẽ hở và chưa quản lý chặt chẽ. Khi đó, ngân hàng sẽ rất khó xác minh khách hàng. Tỉnh nên tạo điều kiện phối hợp cùng ngân hàng trong hoạt động này.
 Cơ quan chức năng của tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn nữa tình hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cần nắm được vốn điều lệ, tình hình còn hoạt động hay đã phá sản của mỗi doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin của ngân hàng.
 Phối hợp với ngân hàng Sacombank thu hồi nợ quá hạn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ không trả được nợ. Cần ban hành các hành lang pháp lý hỗ trợ việc thu hồi nợ cho ngân hàng trong những tình huống xấu. Có như thế, ngân hàng Sacombank nói riêng và các nguồn ngân hàng khác nói chung mới yên tâm mở rộng hoạt động cho vay DNVVN, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.
 Góp phần xây dựng chiến lược cho vay đối với DNVVN trên địa bàn. Đây là công tác tiến hành khi đó, các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh sẽ được đẩy mạnh, phát huy được ưu thế địa phương mà ngân hàng Sacombank thì phát triển.

Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở ngân hàng thương mại 1
1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 3
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ 5
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5
1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏP 5
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.3. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Ngân hàng Thương mại. 7
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay với các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ. 8
1.3.3. ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở ngân hàng sacombank thanh hoá 11
2.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa 13
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 15
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 15
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 16
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 16
2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá đến tháng 6/2007. 17
2.2.1. Môi trường pháp lý cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 17
2.2.2. Thực trạng cho vay của Sacombank với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
2.2.3. Tình hình thu hồi nợ và tỷ lệ quá hạn của các DNVVN tại Sacombank Thanh Hoá. 22
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của Sacombank: 24
2.3.1. Một số kết quả đạt được: 24
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 25
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa 27
3.1. Định hướng hoạt động cho vay với các DNVVN của Sacombannk Thanh Hóa tới năm 2010. 27
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DN VVN tại Sacombank Thanh Hóa. 28
3.2.1. Thực hiện đúng qui trình và qui định cho vay: 28
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay: 28
3.2.3. Phát triển các khách hàng chiến lược: 29
3.2.4. Thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế các đơn vị vay vốn 30
3.2.5. Có phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro. 30
3.2.6. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng: 31
3.3. Một số kiến nghị. 32
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 32
3.3.1.1. Cải cách hành chính. 32
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 32
3.3.2. Kiến nghị với Sacombank Thanh Hóa 33
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa 34
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Lời mở đầu

Vậy là nước ta đã chính thức tham gia vào định chế thương mại toàn cầu WTO, cơ hội và thách thức đang mở ra trước mắt các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều xác định chủ động hội nhập, mở rộng sản xuất nhằm nắm bắt được các cơ hội, các doanh vừa là nhỏ cũng không nằm ngoài xu thế trên. Song, ngay lập tức các doanh nghiệp vấp phải một hòn đá cuội - đó là vấn đề "thiếu vốn", nhất là các DNVVN do mức vốn tự có thấp, vấn đề càng trầm trọng.
Với vai trò là các trung tâm tài chính - tiền tệ hỗ trợ cho nền kinh tế, nhìn nhận được vướng mắc trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có chiến lược mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Đây không những là một chính sách của Chính phủ ta mà cũng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Qua thời gian thực tập ở ngân hàng Sacombank Thanh Hóa em chọn đề tài "Nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa", làm đề tài luận văn của mình.
Trong thời gian viết luận văn, em rất Thank các anh chị tại ngân hàng Sacombank Thanh Hóa những người rất trẻ và nhiệt tình đã giúp đỡ em. Đặc biệt, em trân trọng Thank người thầy - GS.,TS. Vũ Văn Hóa đã tận tình bổ sung kiến thức và chỉ bảo em hoàn thành luận văn này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng Sacombank thanh hoá
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa



Kết luận

Cho vay là hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại. Chỉ có lãi suất thu được từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí rủi ro đầu tư và nhiều loại chi phí khác. Đồng thời, nó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn lớn với một ngân hàng khi không thu hồi được khoản nợ vay. Nhiều khi quy mô cho vay tăng nhưng không hẳn chất lượng đã tăng nên để đảm bảo phát huy được vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế, vai trò nguồn thu với các ngân hàng thương mại, cấp thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp trên.
Qua luận văn của mình, em đã trình bày những hiểu biết của mình về mặt lý thuyết, nhìn nhận thực trạng chất lượng cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Sacombank đồng thời cả những suy nghĩ nghiêm túc về giải pháp và kiến nghị của mình về đề tài này. Chắc chắn sẽ có những thiếu sót trong luận văn do mới chập chững nghiên cứu, em rất mong mỏi nhận được những góp ý chân thành của thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

com1022

New Member
Download Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa

Download Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 3
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ 5
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5
1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏP 5
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.3. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Ngân hàng Thương mại. 7
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay với các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ. 8
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HOÁ 11
2.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa 13
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 15
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 15
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 16
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 16
2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá đến tháng 6/2007. 17
2.2.1. Môi trường pháp lý cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 17
2.2.2. Thực trạng cho vay của Sacombank với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
2.2.3. Tình hình thu hồi nợ và tỷ lệ quá hạn của các DNVVN tại Sacombank Thanh Hoá. 22
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của Sacombank: 24
2.3.1. Một số kết quả đạt được: 24
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 25
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HÓA 27
3.1. Định hướng hoạt động cho vay với các DNVVN của Sacombannk Thanh Hóa tới năm 2010. 27
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DN VVN tại Sacombank Thanh Hóa. 28
3.2.1. Thực hiện đúng qui trình và qui định cho vay: 28
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay: 28
3.2.3. Phát triển các khách hàng chiến lược: 29
3.2.4. Thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế các đơn vị vay vốn 30
3.2.5. Có phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro. 30
3.2.6. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng: 31
3.3. Một số kiến nghị. 32
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 32
3.3.1.1. Cải cách hành chính. 32
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 32
3.3.2. Kiến nghị với Sacombank Thanh Hóa 33
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa 34
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ợc khoản vay). Thông qua đó, các Ngân hàng không ngừng gia tăng vốn tự có trong quá trình hoạt động đồng thời ổn định và lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng.
Với nền kinh tế vĩ mô, nếu chất lượng cho vay nói riêng được nâng cao và các Ngân hàng Thương mại thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh nói chung sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng, ổn định tiền tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tránh được tình trạng lạm phát. Chính vì vậy, sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay ở các ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy các tác động tích cực của cho vay với nền kinh tế, tạo ra một môi trường tiềm năng, linh hoạt và năng động. Sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tăng dần theo quá trình hội nhập toàn cầu.
Chương 2Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏở ngân hàng sacombank thanh hoá
2.1. Sự hình thành và phát triển của sacombank
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín
Tên giao dịch quốc tế: Sài gòn thương tin comercial joint stock bank
Tên viết tắt: sacombank
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3 – Tp.Hồ Chí Minh
Webstite:
Sacombank (Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín) được thành lập ngày 03/01/1992 theo giấy phép số 05/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở chuyển đổi Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và hợp nhất 3 tổ chức tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia.
Vốn điều lệ khi mới thành lập của Sacombank là 3 tỷ đồng – một con số có lẽ là rất khiêm tốn so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần khác. Thế nhưng, sau một chặng đường hơn 15 năm hoạt động, qua 21 lần tăng vốn điêu lệ, năm 2007, theo công bố Sacombank có vốn điều lệ 4450 tỷ đồng – trở thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam”.
Sacombank cũng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất, với hơn 9.000 cổ đông cả trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến 3 cổ đông nước ngoài chiến lược là: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC); Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding (Anh) và Ngân hàng ANZ (Aurtralia và New Zealand Banking Group).
Tháng 07/2006, cổ phiếu của Sacombank (STB) chính thức gia nhập trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, đi tiên phong trong các Ngân hàng Cổ phần Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ – hiện đại - đa năng, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động. Tính đến ngày, Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng nhất ,đã có tới 189 điểm giao dịch trải rộng khắp các tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước, phủ khắp 40/64 tỉnh/thành.
Bên cạnh đó, Sacombank còn thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, trao đổi Swiftkey với hơn 9.600 đại lý của hơn 240 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của Sacombank được cung cấp đầy đủ mọi tiện ích về dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và uy tín.
Ngoài việc mở rộng mạng lưới, Sacombank còn thành lập các Công ty trực thuộc, tham gia góp vốn vào nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính và tham gia thành lập cũng như giữ cổ phần của nhiều công ty lớn khác.
Trên thực tế, Sacombank đã tạo được giá trị thương hiệu trong tâm lý dân cư do hoạt động kinh doanh hiệu quả, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn từ 42 – 45%, được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu mạnh năm 2006”.
Sacombank Chi nhánh Thanh Hoá khai trương ngày 22/02/2006, đặt tại số 02 Phan Chu Trinh – P.Điện Biên – Tp – Thanh Hoá, nằm ở một đầu ngã tư nối hai đầu Bắc – Nam của Thành phố Thanh Hoá. Nhờ đó, ngân hàng có được những lợi thế nhất định về vị trí địa lý – một yếu tố vốn dĩ khá quan trọng với ngành ngân hàng. Đây cũng là khu vực trung tâm đông dân cư, có nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế đặt trụ sở rất phù hợp cho hoạt động ngân hàng.
Là một chi nhánh mới nên hoạt động của ngân hàng đang thiên về các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh, cho vay và huy động vốn. Tuy thời gian hoạt động chưa dài (hơn một năm), phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh (Sacombank là ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Thanh Hoá). Song nhờ đổi mới phong cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo cộng với chất lượng sản phẩm – dịch vụ tốt nên chi nhánh đã nhanh chóng đi vào ổn định, hiệu quả, kết quả kinh doanh tốt đáng khích lệ. Sacombank Thanh Hoá đã tạo được tiếng vang tốt trong lòng khách hàng địa phương.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa
Ban giám đốc chi nhánh
P. Dịch vụ khách hàng
P. Quản lý Tín dụng
P. Kế toán - quỹ
P. HCQT
Bộ phận tín dụng cá nhân
Bộ phận tín dụng Doanh nghiệp
Bộ phận dịch vụ tiền gửi
Bộ phận Kiểm soát tín dụng
Bộ phận
Quản lý Nợ
Quỹ chính
KT. Tổng hợp
KT. Liên ngân hàng
(Nguồn: )
Cho đến nay, Sacombank Thanh Hoá có cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Ban Giám đốc :
+ Giám đốc là ông: Lê Quang Vinh
+ 2 Phó Giám đốc là: ông Mai Lê Trung và bà Phạm Thị Thu Hà
- 4 Phòng ban: P. Dịch vụ khách hàng; P. Kế toán – quỹ; P. Quản lý Tín dụng; P. Hành chính.
- Toàn bộ ngân hàng có tổng số 47 cán bộ nhân viên, trong đó 07 nhân viên có trình độ trung cấp, còn lại toàn bộ 40 cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là một niềm tự hào của ngân hàng.
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị của Ngân hàng.
Ban Giám đốc kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban hàng ngày để đảm bảo cả chi nhánh hoạt động hiệu quả; xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, các chỉ tiêu áp dụng cho chi nhánh; đề ra các chiến lược trình về Hội sở; quyết định và thực hiện các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được phép; tham gia vào Ban tín dụng để ký duyệt cho vay với khách hàng; liên lạc chặt chẽ với Hội sở và các chi nhánh trong cùng hệ thống.
Phòng dịch vụ khách hàng:
Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm bộ phận Dịch vụ tiền gửi và bộ phận Tín dụng.
a. Bộ phận tín dụng:
- Gồm có 2 mảng: Tín dụng cá nhân và Tín dụng Doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm:
+ Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về sản phẩm-dịch vụ ngân hàng, tư vấn, góp ý về các sản phẩm-dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng.
+ Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng, xây dựng tiêu chí thẩm định, đánh giá khách hàng, xây dựng quan hệ với khách hàng, lập các báo cáo về khách hàng chính xác làm cơ sở cấp tín dụng cho khách hàng.
b. Bộ phận dịch vụ tiền gửi:
Bộ phận dịch vụ tiền gửi thực hiện các n...
Dear anhvaem2997,
Nếu có thể cho mình xin ạ
Trân trọng!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top