tophuong

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đến năm 2010

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đến năm 2010 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh.trang3
1.1.1 Khái niệm về thị trường và cạnhtranh .3
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường .4
1.2. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.5
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .5
1.2.2 Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh .5
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh .6
1.2.4 Những yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh .7
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh .7
1.3 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.7
1.3.1 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh .7
1.3.2 Quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh .8
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh .9
1.3.4 Các chiến lược cạnh tranh .11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn.17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .17
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .19
2.1.3 Các mặt hàng sản xuất chủ yếu .21
2.1.4 Thị trường hoạt động kinh doanh .22
2.1.5 Cácnguồn lực .25
2.1.6 Hoạt động marketing của công ty.26
2.1.7 Hình ảnh thương hiệu .29
2.2. Thực trạng năng lựccạnh tranh của công ty.30
2.2.1 Nhàcung cấp .30
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh .31
2.2.3 Khách hàng.33
2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty.33
2.3.1 Năng lựchoạt động kinh doanh .33
2.3.2 Năng lựctổ chức quản lý .34
2.3.3 Năng lực lao động, vật tư, tài chính .35
2.3.4 Năng lực thị trường .35
2.3.5 Năng lực công nghệ.36
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAYSÀI GÒN ĐẾN NĂM 2010
3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp.37
3.1.1 Quan điểm chung khi xây dựng giải pháp .37
3.1.2 Quan điểm phát triển của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn .37
3.1.3 Mục tiêu phát triển củangành dệt may Việt Nam đến 2010.37
3.1.4 Chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu của công ty đến 2010 .38
3.2 Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty.39
3.2.1 Nhận dạng các cơ hội và thách thức củacông ty .39
3.2.2 Nhận dạng những điểm mạnh và điểm yếu của công ty .40
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.41
3.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng và phát triểnthị trường .41
3.3.2 Nhóm giải pháp về vốn .51
3.3.3 Nhóm giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh .52
3.3.4 Nhóm giải pháp về marketing.52
3.3.5 Nhóm giải pháp về công nghệ .54
3.3.6 Nhóm giải pháp về nhân lực .54
3.4 Những kiến nghị với Chính Phủ.55
Kết luận .57
Tài liệu tham khảo
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hương hiệu, Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đã đăng ký độc quyền thương hiệu
Texgamex cho các sản phẩm may, dệt ren của mình vào cuối năm 2000. Thương hiệu
giao dịch chung cho thị trường trong và ngoài nước vẫn là Texgamex (SaiGon Textile-
Garment Import Export Joint Stock Company).
Thương hiệu này đã được công ty đăng ký độc quyền nên các sản phẩm của công
ty xuất hiện trên thị trường đều được gắn tên Texgamex. Thương hiệu này xuất hiện cả
thị trường trong và ngoài nước.
Do công ty có được thương hiệu riêng của mình, đã giúp công ty tạo được sự
phân biệt nhất định so với các sản phẩm cùng loại, cũng chính là giúp công ty có được
lượng khách hàng trung thành, có vị trí riêng của mình trong ngành.
Thương hiệu Texgamex đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng trong
nước và nước ngoài đối với các mặt hàng dệt ren, danten; thể hiện rõ nét qua doanh số
của mặt hàng này liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Trong khi đó, đối với các
sản phẩm may mặc, thương hiệu Texgamex chưa để lại dấu ấn đậm nét đối với người
tiêu dùng trong nước. Một phần lý do là trong thời gian qua, công ty chỉ chú trọng phát
triển sản phẩm may mặc xuất khẩu.
Hình 2.2 Thương hiệu của Công ty
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dệt May Sài Gòn
2.2.1 Nhà cung cấp:
Š Nguồn cung ứng nhân lực:
Nguồn nhân lực của công ty được cung cấp từ các trường đại học trong nước,
chủ yếu tập trung từ các đại học phía Nam.
- Nhân lực có trình độ đại học, sau đại học được sử dụng từ các trường: đại học
bách khoa, đại học ngoại thương, đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học sư
phạm kỹ thuật… Đối với nguồn nhân lực này, công ty chưa có sự phối hợp với các cơ
sở đào tạo nên chưa tạo nguồn lực ổn định cho mình.
- Nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật được cung cấp từ các
trường trung cấp kỹ thuật, trung tâm dạy nghề… Đặc biệt sau khi thành lập trường
trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành, công ty chủ động đào tạo được đội
ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình.
Š Nguồn vật lực
- Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu từ vốn vay, huy động vốn của cổ
đông, vốn khấu hao cơ bản và tự bổ sung.
- Nguyên liệu, phụ liệu: Trong thời gian qua, việc sản xuất nguyên phụ liệu
cho ngành dệt may trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Do đó, để có
được nguồn nguyên phụ liệu, các công ty thường phải nhập khẩu. Công ty phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước chưa
đáp ứng về chất lượng cũng như giá cả. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu được khai thác
từ các nước có nền công nghiệp dệt may phát triển như: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc…
và các nước trong khu vực. Các mặt hàng mà công ty thường nhập về:
Sợi tổng hợp nhập về từ: Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan và các nước trong khối
Asean.
Sợi PE nhập của Đài Loan, Nhật.
Xơ Acrilic nhập của Anh, Đài Loan
Hóa chất, thuốc nhuộm nhập của: Hàn Quốc, Hong Kong, các nước trong khối
Asean, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc.
Bông nhập của Nhật, Úc.
Nguyên liệu, phụ liệu may nhập của: Nhật, Hàn Quốc.
Ngoài ra, công ty còn mua vải, phụ liệu may của các doanh nghiệp trong nước để
sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên nguồn cung ứng này có tỷ trọng nhỏ trong tổng số
doanh số mua nguyên liệu, phụ liệu. Việc công ty sử dụng nguyên liệu hầu hết là nhập
khẩu nên hiệu quả kinh doanh không cao. Mục tiêu của công ty là chuyển sang sử dụng
nguyên vật liệu trong nước. Tuy nhiên để thực hiện được điều này ngoài sự nổ lực của
công ty còn cần có sự giúp đỡ của Chính Phủ cũng như ngành hóa chất và bông trong
nước.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Để có thể tồn tại và phát triển, bất cứ doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh đều
phải xem xét, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn cạnh tranh gián tiếp đối với
các sản phẩm do mình sản xuất. Đặc biệt là lĩnh vực dệt may hiện có rất nhiều doanh
nghiệp đang hoạt động. Có thể phân đối thủ cạnh tranh thành 2 nhóm: đối thủ cạnh
tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Š Đối thủ cạnh tranh trong nước:
- Trong nước hiện nay tồn tại rất nhiều doanh nghiệp may với những điều
kiện thuận lợi trong công nghệ, quy trình sản xuất. Ví dụ như một số doanh nghiệp nổi
bật như: Việt Tiến (Vtec), Việt Thắng, Thắng Lợi (Vigatexco), Thái Tuấn, May 10,
May Nhà Bè, Legamex, Bigamex…
- Tồn tại và phát triển những doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Ưu thế với những nhãn hiệu nổi tiếng, thời trang…
- Hàng may mặc được nhập khẩu từ nhiều nước, chủ yếu từ Trung Quốc,
Hàn Quốc… cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm may mặc đa dạng, phong phú.
Đặc biệt là giới trẻ có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập.
- Ngoài ra còn có các mặt hàng do tư nhân thiết kế, sản xuất cũng thu hút
được lượng khách hàng nhất định.
Š Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Trên thị trường thế giới, dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều đối thủ
cạnh tranh, trong đó có một số đối thủ cạnh tranh nổi bật như sau:
Trung Quốc: là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, là cường quốc xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may Trung Quốc tăng từ 10 tỷ USD (năm 1990) lên
đến 50 tỷ USD (năm 2005). Và theo cuộc khảo sát của Goldman Sachs Group Inc, thị
phần của dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới sẽ tăng lên đến 17% vào năm
2003 và đạt mức 50% vào năm 2007. Sở dĩ dệt may Trung Quốc nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trường thế giới là do Trung Quốc có những điều kiện hết sức thuận lợi:
- nguyên liệu dồi dào
- nhân công lành nghề và đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi
- thiết bị được thường xuyên đổi mới nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- cơ sở hạ tầng tốt
- chi phí lao động thuộc hàng thấp nhất thế giới
- có nhiều trung tâm thời trang nổi tiếng như Hàng Châu…
Ấn Độ: là một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Thị trường
chính của Ấn Độ là ở Mỹ, Canada và EU. Các doanh nghiệp dệt may của Ấn Độ đã
đầu tư khoảng 700 triệu USD mua thiết bị, xây dựng nhà xưởng nhằm tăng sản lượng
và chất lượng hàng dệt may. Ước tính xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sẽ tăng từ 10 tỷ
USD năm 2003 lên đến 50 tỷ USD vào năm 2010. Tương tự Trung Quốc, Ấn Độ cũng
có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mình như: cơ sở sản xuất rộng,
nguyên liệu đầy đủ và là nước xuất khẩu vải bông lớn thứ ba của thế giới (sau Mỹ và
Trung Quốc).
Ý : là quốc gia xuất khẩu quần áo lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tại Ý, ngành dệt
may là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Vào năm 2003, ngành dệt
may Ý đã tuyển dụng 570000 nhân công, chiếm 1/3 tổng số nhân công dệt may được
tuyển trong toàn khối EU, thu nhập đạt doanh thu 43,1 tỷ Euro, xuất khẩu đạt 26,3 tỷ
Euro.
Các đối thủ cạnh tranh khác: ngoài những đối thủ lớn, trên thị trường vẫn t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top