chichbong9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Thủ tục hải quan điện tử
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH LONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ục những
MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Tính mới của đề tài.
7. Bố cục của đề tài.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.
1.1 Khái niệm về thủ tục hải quan điện tử.
1.2 Sự cần thiết của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
1.3 Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên thế
giới.
Kết luận cuối chương 1.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1 Giới thiệu tổng quát về Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.1 Sơ lược về Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Bộ máy tổ chức Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1 Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam.
2.2.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Việt
Nam.
2.2.3 Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4 Quy trình thủ tục hải quan điện tử áp dụng tại Cục Hải quan Thành
phố Hồ Chí Minh.
2.2.5 Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng.
2.3.1 Thuận lợi.
2.3.2 Khó khăn.
2.4 Đánh giá kết quả thực hiện.
2.4.1 Những ưu điểm.
2.4.2 Những nhược điểm.
2.4.2.1 Về hệ thống quản lý (chương trình phần mềm).
2.4.2.2 Về hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
2.4.2.3 Về mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức.
2.4.2.4 Về nguồn nhân lực.
2.4.2.5 Về công tác thu thập, xử lý thông tin, QLRR và KTSTQ.
2.4.2.6 Về chính sách, luật pháp.
2.4.2.7 Một số hạn chế, tồn tại khác.
Kết luận cuối chương 2.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ TẠI VIỆT NAM.
3.1 Mục đích xây dựng giải pháp.
3.2 Căn cứ của các giải pháp.
3.3 Các giải pháp.
3.3.1 Hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng
CNTT.
3.3.1.1 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử.
3.3.1.2 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống khai báo của doanh nghiệp.
3.3.1.3 Hoàn thiện, tích hợp các hệ thống quản lý nghiệp vụ hải quan.
3.3.1.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
3.3.2 Xây dựng mô hình thủ tục hải quan điện tử và mô hình bộ máy tổ chức.
3.3.2.1 Xây dựng mô hình thủ tục hải quan điện tử.
3.3.2.2 Xây dựng mô hình bộ máy tổ chức.
3.3.3 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
3.3.3.1 Đào tạo cán bộ công chức.
3.3.3.2 Sử dụng cán bộ công chức.
3.3.3.3 Tiền lương và chính sách đãi ngộ cán bộ công chức.
3.3.4 Áp dụng các công cụ quản lý hải quan hiệu quả.
3.3.4.1 Quản lý rủi ro.
3.3.4.2 Kiểm tra sau thông quan.
3.3.4.3 Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan.
3.3.4.4 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
3.3.5 Các giải pháp hỗ trợ khác.
3.4 Kiến nghị.
3.4.1 Đối với Nhà nước.
3.4.2 Đối với các bộ ngành.
Kết luận cuối chương 3.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt
được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý
Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế, nói chung và hoạt động xuất nhập
khẩu, nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm
theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện
phát triển.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã
có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu trong tiến trình cải cách thủ
tục hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan. Rất nhiều giải pháp đã được ngành
Hải quan triển khai áp dụng trong quá trình quản lý, đặc biệt là triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Các quy trình thủ
tục hải quan luôn được cải tiến sao cho ngày càng đơn giản hơn, minh bạch hơn, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển.
Theo kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn
2004-2006 ban hành theo Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/03/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến năm 2010 là phấn đấu
bắt kịp trình độ của Hải quan các nước trong khu vực ASEAN, thể hiện: lực lượng
hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa;
áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để đạt được mục
tiêu này, trong giai đoạn 2004-2006, ngành Hải quan đã đề ra kế hoạch cụ thể để
thực hiện 5 chương trình lớn, đó là: chương trình cải cách thể chế; chương trình
công nghệ thông tin và trang thiết bị nghiệp vụ; chương trình cải cách tổ chức bộ
máy; chương trình chuẩn hóa cán bộ và đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan và
chương trình xây dựng trụ sở làm việc. Trong đó, triển khai thí điểm thủ tục hải
quan điện tử trong năm 2005 và 2006 là một trong những nội dung quan trọng của
chương trình cải cách thể chế cần thực hiện.
Thực hiện quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 19/07/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, năm 2005 ngành Hải quan đã triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hải
quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Thành phố
Hải Phòng. Đây là một bước đột phá quan trọng của ngành hải quan trong công
cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ
tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục
hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực,
thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng
lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý.
Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là
một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền
kinh tế thế giới.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Cục Hải quan Thành phố Hải
Phòng cũng còn có những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và phát triển
thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, tui đã chọn đề tài “Thực
hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn cao học.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu đưa ra kết quả đánh giá, phân tích những bài học kinh
nghiệm về những ưu điểm và những nhược điểm, hạn chế của việc triển khai thực
hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải
quan Thành phố Hải Phòng, các giải pháp đề xuất sẽ giúp ích cho việc triển khai mở
rộng thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác
trong thời gian tới.
- Đề tài nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên,
sinh viên khi nghiên cứu về thủ tục hải quan trong môn học nghiệp vụ ngoại
thương. Thông qua đề tài này, các học viên, sinh viên và bạn đọc sẽ tìm thấy những
thông tin cần thiết và những kiến thức cập nhật mới nhất về thủ tục hải quan điện tử.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan điện tử, khẳng định
sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ
tục hải quan điện tử, kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số
nước.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải
quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ rõ những ưu điểm,
nhược điểm của quy trình thủ tục và những nhân tố tác động.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện
tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, nói riêng và phát triển mô hình thông
quan điện tử tại Việt Nam, nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có giá trị thu thập từ các
nguồn mang tính chính xác cao.
- Kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử.
- Thực tế áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan của các doanh nghiệp đã tham gia
và chưa tham gia thủ tục hải quan điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đơn vị áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành
phố Hồ Chí Minh là Chi cục Hải quan Điện tử
- Tham khảo kinh nghiệm áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục
Hải quan Thành phố Hải Phòng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1 Về mặt không gian:
- Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nước trên thế giới,
đặc biệt là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á (Asean) và Đông Bắc Á (Nhật
Bản, Hàn Quốc) vì các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và có
mô hình tương đối phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
- Kinh nghiệm thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử của Cục Hải quan
Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở của việc lựa chọn này là vì: đây là một Cục Hải
quan lớn nhất nước, có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các mô hình thủ tục
mới, có nhiều loại hình xuất nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn,
lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.
4.2.2 Về mặt thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ 1993 trở lại đây, đặc biệt
khoảng thời gian từ 2004 đến tháng 09 năm 2006. Đó là giai đoạn thực hiện Kế
hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006 ban
hành theo Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày 16/03/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu, lý thuyết mô hình thông
quan điện tử của một số nước, các số liệu thu thập được từ Văn phòng Hiện đại hóa
Tổng cục Hải quan, các tạp chí nghiên cứu chuyên đề như Tin học Tài chính,
Nghiên cứu Hải quan, báo Hải quan và các trang web.
- Thông qua khảo sát thực tế mô hình thông quan điện tử của Hải quan
Malaysia và Hải quan Hàn Quốc.
- Thông qua hai đợt điều tra khảo sát 200 doanh nghiệp đã tham gia và chưa
tham gia thủ tục hải quan điện tử bằng phiếu khảo sát (được gửi qua đường bưu
điện, thư điện tử) và phỏng vấn trực tiếp (dưới hình thức show card).
+ Lần 1 (11/2005): khảo sát 70 doanh nghiệp. Có 30 doanh nghiệp cung cấp
thông tin. Trong đó gồm 17 doanh nghiệp đã tham gia và 13 doanh nghiệp chưa
tham gia.
+ Lần 2 (05/2006): khảo sát 130 doanh nghiệp. Có 79 doanh nghiệp cung cấp
thông tin. Trong đó gồm 49 doanh nghiệp đã tham gia và 30 doanh nghiệp chưa
tham gia.
- Thông qua việc triển khai ứng dụng mô hình thông quan điện tử tại Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh, có tham khảo đơn vị cùng thực hiện thí điểm là Cục
Hải quan Thành phố Hải Phòng.
Từ mô hình lý thuyết và các số liệu thực tế thu thập được thông qua phương
pháp điều tra xã hội học, người viết đã sử dụng các phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp một cách hệ thống,
khoa học, biện chứng để thực hiện đề tài.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình ứng dụng Microsoft Excel đảm bảo
tính chính xác và khoa học.
6. Tính mới của đề tài:
- Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác:
+ Đào tạo đại học đối với cán bộ công chức có trình độ Trung học phổ thông,
Trung cấp, Cao đẳng và đào tạo Trung học phổ thông (bổ túc) đối với công chức chưa
tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Đào tạo về nghiệp vụ HQ tổng hợp đối với cán bộ công chức chưa qua đào
tạo nghiệp vụ HQ.
+ Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm
soát chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR, phòng chống ma túy, thương phẩm học v.v...
cho cán bộ công chức.
+ Khuyến khích cán bộ công chức đã có trình độ đại học, học bằng 2 các
chuyên ngành mà ngành HQ cần như kế toán, tài chính, ngoại ngữ, CNTT và đào tạo
sau đại học.
+ Khuyến khích cán bộ công chức học tập ngoại ngữ, tin học ngoài giờ.
+ Đào tạo chuyên gia các lĩnh vực như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát
chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR, ma túy, tình báo v.v... nhằm phục vụ cho nhu cầu hội
nhập và hiện đại hóa ngành HQ.
Ngoài nội dung kế hoạch đào tạo tổng thể trên đây, để việc thực hiện thủ tục
HQĐT đạt kết quả tốt cần chú ý đào tạo cho cán bộ công chức tham gia quy trình thủ
tục HQĐT các nội dung sau:
Về tin học: những kiến thức tổng quát về tin học, cách sử dụng các hệ thống
chương trình đối với từng khâu công tác. Ví dụ: Đăng ký, kiểm tra xác định giá, kiểm
hóa, GS, KTSTQ, QLRR.
Về nghiệp vụ chuyên môn: giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát chống buôn
lậu, KTSTQ, QLRR, ma túy, thương phẩm học, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải bảo
hiểm, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán v.v...
Về ngoại ngữ: đào tạo sử dụng ngoại ngữ Anh và tập trung vào 2 chuyên ngành
chủ yếu là ngoại thương và HQ.
Kinh phí đào tạo các nội dung trên đây được lấy từ nguồn kinh phí đào tạo hàng
năm do TCHQ cấp theo dự toán.
3.3.3.2 Sử dụng cán bộ công chức:
Hiện nay, ngành HQ nói chung và Cục HQ TPHCM nói riêng đang đứng trước
một nghịch lý là rất cần cán bộ công chức có trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc
nhưng không thể tuyển dụng đủ số lượng. Trong khi đó những người có trình độ phù
hợp với chuyên môn đào tạo có sẵn trong đơn vị thì không sử dụng hay sử dụng
không hợp lý dẫn đến nguồn lực bị lãng phí. Nguyên nhân là do:
- Các lĩnh vực chuyên môn như kế toán, tài chính, CNTT là những ngành nghề
đặc biệt đòi hỏi chuyên môn cao nhưng trong ngành HQ thì mức thu nhập lại quá thấp
cho nên rất khó tuyển dụng. (rất ít ứng cử viên nộp đơn và nếu có thường là những ứng
cử viên không đảm bảo tiêu chuẩn, thi tuyển công chức không đạt).
- Các lĩnh vực này đều là lĩnh vực “nhạy cảm” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cán
bộ công chức có chuyên môn trong các lĩnh vực này thường được bố trí công tác tại các
bộ phận như kế toán thuế, phúc tập hồ sơ, KTSTQ, TTDL, quản trị mạng v.v... Thu
nhập chính chỉ có lương, ngoài ra không có khoản thu nhập nào khác, cho nên xãy ra
tình trạng khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực này (“lo chạy”, không khai báo đúng
chuyên môn, đứng núi này trông núi nọ, làm việc cầm chừng, không hiệu quả v.v...).
- Ảnh hưởng cơ chế luân chuyển công tác theo định kỳ. Thông thường cán bộ
công chức công tác sau một thời gian, tùy theo bộ phận và nhiệm vụ sẽ luân chuyển
sang các vị trí công tác khác. Đôi lúc công tác mới này không đúng với trình độ chuyên
môn được đào tạo. Nếu công tác mới hấp dẫn (kiểm hóa) thì tinh thần làm việc của cán
bộ công chức tốt, cán bộ công chức sẽ an tâm công tác. Trái lại, nếu như bị chuyển
sang các vị trí công tác kém hấp dẫn (kế toán, phúc tập, KTSTQ, tin học, văn phòng, tổ
chức, đảng ủy, lưu trữ hồ sơ v.v...) thì tinh thần làm việc của cán bộ công chức sẽ
ngược lại và theo chiều hướng xấu. Tình trạng này sẽ kéo theo một xu hướng không tốt
là có những cán bộ công chức lợi dụng mối quan hệ quen biết, hay giỏi chạy chọt,
thường xuyên được bố trí tại các nơi làm việc hấp dẫn. Hậu quả là tình trạng nhũng
nhiễu, phiền hà, tiêu cực sẽ phát sinh, làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị và ngành
HQ.
Để giải quyết tình trạng này, cần:
- Sử dụng cán bộ công chức đúng, phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn
được đào tạo.
- Có chính sách tiền lương cao và những ưu đãi hợp lý đối với từng công việc
chuyên môn đặc thù để thu hút chất xám, người có trình độ chuyên môn cao.
- Thay thế việc luân chuyển theo định kỳ bằng việc sử dụng chuyên sâu. Tất cả
các vị trí công tác đều phải qua thi tuyển công khai, theo những tiêu chuẩn quy định bắt
buộc, ai cũng có thể tham gia thi tuyển.
- Kỷ luật nghiêm khắc đối với các trường hợp cán bộ công chức sai phạm, làm
ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị và ngành (buộc thôi việc).
3.3.3.3 Tiền lương và chính sách đãi ngộ cán bộ công chức:
Nhìn chung, cán bộ công chức HQ hiện nay có mức tiền lương thấp. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực trong thời gian qua.
Qua tham khảo bảng lương của CBCC trong Cục HQ TPHCM và Chi cục
HQĐT cho thấy hiện nay phần lớn CBCC HQ có mức lương từ 1 đến 1,5 triệu đồng/
tháng (chiếm 62 %), trên 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng (chiếm 30 %), trên 2 triệu đến
2,5 triệu đồng/tháng (chiếm 5 %), từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/tháng (chiếm 2 %), trên
3 triệu đồng/tháng (chiếm 1 %). Đối với mặt bằng giá cả sinh hoạt và tiêu dùng tại khu
vực TPHCM mức lương này không đủ chi tiêu cho cá nhân CBCC.
Để hỗ trợ cho CBCC đang công tác tại một số đơn vị bộ phận đặc thù thường
xuyên tiếp xúc môi trường làm việc độc hại như lưu trữ hồ sơ, sử dụng máy vi tính,
máy soi Xray; làm việc ngoài giờ; bắt vụ v.v... ngành HQ và BTC có hỗ trợ thêm một
số tiền hàng tháng cho các bộ phận này (từ 150.000 đến 300.000 ngàn đồng/người;
riêng bắt vụ thưởng 50.000 đồng/người, mỗi tháng thưởng không quá 2 lần) (Xem bảng
3.5, phụ lục 3). Tuy nhiên, số tiền này là quá nhỏ so với thực tế công sức CBCC HQ đã
đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm (Cục HQ TPHCM: 21.500 tỷ đồng/năm,
ngành HQ: 75.000 tỷ đồng/năm).
Trong thời gian qua, toàn ngành HQ cũng như Cục HQ TPHCM đã thực hiện
việc khoán lương. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm dôi ra không được sử dụng để chi trả
lương mà thường dùng để mua sắm tài sản, trang thiết bị cho đơn vị. Chính vì vậy, thu
nhập thực tế của CBCC HQ vẫn như trước đây, không tăng thêm. Bên cạnh đó, do Cục
HQ TPHCM là một cơ quan hành chính sự nghiệp, không phải là đơn vị sản xuất, kinh
doanh hay dịch vụ, mọi nguồn thu đều phải nộp cho ngân sách nhà nước nên không
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan Gia Thụy Luận văn Kinh tế 0
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở NGÀNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI D Nông Lâm Thủy sản 0
D THỰC TRẠNG THỦ tục HÀNH CHÍNH nước TA HIỆN NAY Văn hóa, Xã hội 0
D Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính Văn hóa, Xã hội 0
N Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tham gia vào sinh hoạt hội phụ nữ của phụ nữ thủ đô hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
B Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giả Luận văn Luật 0
E HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MẶT H Tài liệu chưa phân loại 0
V Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết bị bưu chính viễn thông tru Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top