ngocduyen11597

New Member
Download Chuyên đề Phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ

Download Chuyên đề Phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ miễn phí





Về nhóm mặt hàng tôm: hàng năm thị trường Mỹ nhập khẩu đến trên 3 tỷ USD, 50% trong số này nhập khẩu từ các nước châu Á. Năm 1999 Việt nam xuất khẩu sản thị trường Mỹ trị giá 95 triệu USD đứng hàng thứ 9 trong 10 nước cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ. Sang năm 2000 Việt nam xuất khẩu mặt hàng này tăng lên 217,4 triệu USD, vươn lên đứng hàng thứ 7 trong số các nước cung cấp mặt hàng tôm tại Mỹ. Riêng mặt hàng tôm hấp, luộc, nhúng gọi (chung là tôm chín). Việt nam xuất khẩu được 2876 tấn, trở thành nhà cung cấp thứ 3 sau Thái lan (39110 tấn) và Canada ( 5600 tấn). Năm 2001, giá trị xuất khẩu tôm của Việt nam đạt 348 triệu USD, chiếm vị trí thứ ba trong các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ. Tuy vậy, hàng tôm đông lạnh Việt nam vẫn chỉ giữ vị trí còn rất khiêm tốn trên thị trường Mỹ, chiếm 5,5% sản lượng tôm nhập khẩu của thị trường này, trong khi Thái Lan chiếm 44%, của Mêhicô chiếm 10,2%. Hiên nay có khoảng 50 doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, nhưng chỉ có một vào doanh nghiệp như : Cafatex, Seaprodex Danang, Cofidex, Stapimex. có thiết bị và hệ thống cấp đông hiện đại cho nên sản phẩm tôm cung cấp cho thị trường Mỹ chỉ do một số doanh nghiệp đáp ứng. Mặt hàng tôm xuất khẩu mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong các loại thuỷ sản. Tuy nhiên 80% tôm xuất khẩu dưới dạng cấp đông ít qua chế biến, cho nên trị giá ngoại tệ thu được còn thấp so với khả năng.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kí hợp đồng mua bán.
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hay một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài các mục đích trên, hội chợ triển lãm còn trở thành nơi để giao dịch kí kết hợp đồng cụ thể.
Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hay doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng phổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các thủ tục bán hàng, quản lí được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh hơn.
Tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Chuyển khẩu: Trong đó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của hình thức này là hàng hoá được miễn thuế xuất khẩu.
1.2. Nội dung hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Tạo nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho chế biến xuất khẩu
Tổ chức sản xuất chế biến và đóng gói hàng xuất khẩu
Thực hiện xuất khẩu thuỷ sản: ký hợp đồng, kiểm tra chất lượg hàng xuất, làm thủ tục hải quan, giao hàng xuất khẩu, thanh toán, đánh giá kết quả xuất khẩu
1.3. Tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Các cơ quan quản lý về xuất khẩu hàng thuỷ sản
Quản lý chuyên ngành của Bộ thuỷ sản đối với hàng thuỷ sản.
Tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu thuỷ sản: khâu sản xuất nguyên liệu, khâu chế biến hàng xuất khẩu, khâu tiêu thụ hàng thuỷ sản xuất khẩu.
CHƯƠNG HAI:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA
NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản.
2.1.1 Thị trường xuất khẩu chung
Đến nay , hàng thuỷ sản xuất khẩu của việt nam đã có mặt ở 64 nước trên thế giới. Tuy nhiên, gần 80% trị giá xuất khẩu thuỷ sản tập trung vào 4 thị trường chủ lực là Nhật bản, Mỹ, EU, Trung quốc và Hồng kông. Nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam trong năm 2010 có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: là nhóm thị trường lớn có mức nhập khẩu thuỷ sản từ Việt nam có giá trị từ 10 triệu – 400 triệu USD gồm 16 thị trường là Nhật Bản, Mỹ, Trung quốc và Hồng Kông, Đài loan, Hàn quốc, Thái lan, Hà lan, Singapore, Triều Tiên, Canada, Bỉ, Úc, Italia, Anh, Malaysia.
Nhóm 2: là nhóm thị trường có mức nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam từ 1- 9 triệu USD bao gồm: Thụy Sỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Campuchia và Indonesia.
Nhóm 3 gồm 42 nước còn lại nhập khẩu dưới 1 triệu USD mỗi năm. Sau đây chỉ tập trung nghiên cứu thị trường chủ yếu có mức tăng trưởng cao và có kim ngạch nhập khẩu lớn đó là thị trường Mỹ.
2.1.2. Thị trường Mỹ
Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt nam mới bắt đầu khai thác. Thị trường này có sức mua rất lớn và giá cả tương đối ổn định, tuy nhiên trong thời gian qua, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Với GDP bình quân đầu người năm 2000 là 32000USD, mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế là 4%/năm, Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng rất cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản. Trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu dùng 4,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg, tăng 44,6% so với năm 1960 và 19,5% so với năm 1980. Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình. Theo thống kê của Bộ thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng xấp xỉ 20% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong số đó thì hơn một nửa là thuỷ sản nhập khẩu. Tại Mỹ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu ngoại nhập. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chỉ cần tăng lên 1% trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng đã mở ra cơ hội vàng cho Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên gấp hai lần.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ
2.2.1. Những nhân tố tác động thuận lợi
+ Đường lối của đảng và chính phủ thông thoáng tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới.
+ Nhà nước dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản: Với những chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ngành thuỷ sản; chương trình đánh bắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển ngành thuỷ sản; với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước,
+ Nhà nước đã ký gần 80 hiệp định thương mại giữa Việt nam và các nước trong đó hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được thông qua vào tháng 12/2001 mở ra khả năng to lớn cho thuỷ sản Việt nam nói riêng và cho các hàng hoá xuất khẩu nói chung có điều kiện thuận lợi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
+ Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là một mốc son tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thuỷ sản năm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu trong đó có xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
+ Cùng với sự phát triển của ngành đã hình thành một lớp doanh nhân mới am hiểu về thị trường, kinh nghiệm quản lý kinh doanh được tích luỹ, họ đã xây dựng được các mối quan hệ thương mại tốt với các đối tác của Mỹ, đây là tiền đề để duy trì và phát triển thị trường.
+ Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã xây dựng được những tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMT, ISO 9000... đây là những tấm giấy thông hành giúp cho các doanh nghiệp đưa hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ.
2.2.2. Những nhân tố tác động không thuận lợi
* Những nhân tố khách quan:
+ Thị trường Mỹ quá rộng và lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ rất phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này, sự hiểu biết về nó và kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều.
+ Thị trường Mỹ ở qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top