Link tải luận văn miễn phí cho ae
GIỚI THIỆU

Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 38%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng 8,5 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.
Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hay nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người bị giảm, thời gian đất bỏ hoá cũng bị rút ngắn xuống khoảng 3 đến 5 năm. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ phì và các tính chất lý hoá của đất chưa được tái tạo đủ mức cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp và thời gian canh tác chỉ kéo dài tốt đa là 2 vụ. Những vùng đất có độ dốc thấp, do sức ép của chăn thả tự do, cây cối không thể tái sinh, các loài cỏ cho trâu bò cũng không thể phát triển, ngoại trừ cỏ may, cỏ đắng và cỏ tranh, đã trở thành vùng đất trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể phục hồi nếu như không đầu tư cao và kịp thời. Các loài cỏ dại không có giá trị kinh tế lại phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt với cây trồng. Kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp, thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm nên cuộc sống của nông dân miền đất dốc rất khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tư giúp đỡ phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi nhưng sự chuyển biến còn chậm. Công cuộc xóa đói giảm cùng kiệt cho nông dân miền núi vẫn còn là thách thức lớn đối với toàn Đảng và toàn dân ta.
Để có cách nhìn đầy đủ hơn trong quản lý, sử dụng đất dốc và giúp nông dân nắm vững một số kỹ thuật nông nghiệp sinh thái trong canh tác trên đất dốc bền vững, chúng tui tóm lược những khó khăn, hạn chế cũng như những tiềm năng, thuận lợi của đất dốc và giới thiệu một số kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững cũng như những quan điểm, định hướng về sử dụng cách tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở miền núi Việt Nam.

I. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIỀM NĂNG CỦA ĐẤT DỐC
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, vùng cao Việt Nam với đất dốc là chủ yếu, có rất nhiều tiềm năng nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng khi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính gia tăng, đặc biệt sự dâng cao của mực nước biển sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các vùng châu thổ - vựa lúa chính của việt Nam là đồng bằng sông Hồng và Cửu Long. Lúc đó, miền đồi núi không chỉ là địa bàn cư trú chính của con người mà còn là nơi duy nhất có thể sản xuất lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Hiện tại, miền núi đang cung cấp hầu như tất cả những vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người: nguồn nước, đất sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện, dược liệu, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình... Ngoài ra miền núi, với những cánh rừng rộng lớn, còn là một máy điều hoà lớn chi phối sự an toàn sinh thái và môi trường cho sự sống. Để có định hướng tốt hơn về phát triển tam nông ở vùng cao, trước hết chúng tui tóm lược một số hạn chế và tiềm năng của vùng núi nước ta:

1. Hạn chế
a. Xói mòn và rửa trôi
Xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hoá trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hay là đất bị đốt cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được chuyển thành đất canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967).
b. Sự thoái hoá đất
Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hoá đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hoá học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hoá. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của cá nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn.
c. Hạn hán vào mùa khô
Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn chính đối với đất dốc; nếu mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể kiển soát được trên đất dốc.
d. Tình trạng bị cách biệt
Vùng núi có nhiều địa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát triển, vì vậy mà cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn. Chính vì điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.
Do cùng kiệt nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hoá của người dân bị hạn chế. Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng (từ việc du canh bằng cách đốt nương làm rẫy để trồng cây hàng năm đến việc trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao) nhằm bảo vệ đất dốc khỏi bị xói mòn.
e. Tỷ lệ đói cùng kiệt và trình độ văn hoá thấp
Dân cư các vùng đất dốc chủ yếu là dân tộc thiểu số với tỷ lệ đói cùng kiệt cao hơn, còn trình độ hiểu biết thì lại thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Công việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và trồng cây cho hiệu quả kinh tế đòi hỏi sự đầu tư cao hơn và kỹ thuật canh tác cũng cao hơn. Đây là một bất cập lớn giữa khai thác đất dốc và trình độ, năng lực của cư dân địa phương.
g. Giảm độ che phủ
Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở Châu Á, khi rừng đã bị phá để trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Nông dân phải bỏ hoá những khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ quét ở vùng cao.

2. Tiềm năng
a. Tiềm năng mở rộng đất canh tác
Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 973 triệu ha (tức khoảng 60%) trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới (Dent.T.J, 1989). Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. Do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá triệt để, nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác.
b. Tiềm năng lâm nghiệp
Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về kinh tế, mà còn có giá trị cao trong bảo vệ môi trường, lưu giữ nguồn nước, cung cấp điều hoà ôxy và cacbon. Ở Việt Nam, rừng chỉ tồn tại ở vùng cao đất dốc.
c. Tiềm năng sản xuất cây hàng hoá và đa dạng sản phẩm
So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn nhiều. Trong khi hầu hết đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị cao,đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới trồng trên các vùng núi cao.
d. Tiềm năng phát triển chăn nuôi
Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm năng đất đai và cây thức ăn gia súc ở miền núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về môi trường. Hơn nữa đối với đại gia súc thì sẽ không có đủ đất để xây dựng chuồng trại, khu chăn thả và khu đồng cỏ. Chỉ có miền núi mới đáp ứng được những yêu cầu này.
e. Tiềm năng phát triển nguồn điện
Do có địa hình cao và nguồn nước dồi dào, miền núi là nơi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Các hồ chứa nước vừa phục vụ thuỷ điện vừa là nguồn nước tưới trong mùa khô và điều hoà lũ lụt trong mùa mưa. Hiện nay, nguồn năng lượng điện của Việt Nam chủ yếu dựa vào thuỷ điện.
Tóm lại, tuy còn nhiều trở ngại, miền núi là nơi có nhiều tiềm năng cơ bản cho sự phát triển. Vì vây, cần quan tâm nhiều để vừa thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nông dân vùng cao, vừa phải bảo vệ tài nguyên và môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả dân tộc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhtung123

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quản lý và dùng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái

Cho mh xin link tải tài liệu này
xin Thank bạn nhiều
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quản lý và dùng đất dốc bền vững dựa trên tiếp cận nông nghiệp sinh thái

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D thiết kế môn học quản lý và khai thác cảng Nông Lâm Thủy sản 0
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top