Taylor

New Member
Download Đề tài Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC iii
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP 1
1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại và kĩ năng giao tiếp. 1
1.1.1. Khái niệm. 1
1.1.2. Đặc điểm của giao tiếp. 1
1.1.2.1.Tính mục đích. 1
1.1.2.2. Tính chuẩn mực. 2
1.1.3. Phân loại giao tiếp: 3
1.1.3.1.Giao tiếp nội tâm: 3
1.1.3.2. Giao tiếp ứng xử: 3
1.1.3.3. Giao tiếp theo nhóm nhỏ: 4
1.1.3.4. Giao tiếp cộng đồng: 4
1.1.3.5. Giao tiếp tập trung: 4
1.1.3.6. Giao tiếp phi ngôn ngữ: 4
1.1.4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản: 5
1.1.4.1. Hãy là một người lắng nghe tốt. 5
1.1.4.2. Dành thời gian cho nhân viên. 6
1.1.4.3. Trò chuyện với nhân viên về công việc. 6
1.1.4.4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân. 6
1.1.4.6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên. 7
1.2. Môi trường giao tiếp: 7
1.2.1. Môi trường gia đình: 7
1.2.2. Môi trường nhà trường: 8
1.2.3. Môi trường xã hội: 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 12
2.1. Lý thuyết chung về gia đình: 12
2.1.1. Khái niệm: 12
2.1.2. Phân loại: 12
2.1.3. Chức năng của gia đình: 13
2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội 13
2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách 14
2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình 14
2.1.3.4. Chức năng kinh tế 15
2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình: 15
2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì? 16
2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam 16
2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt: 17
2.3. Thực trạng và nguyên nhân. 19
2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. 19
2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái: 19
2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái. 20
2.3.1.3. Giữa vợ và chồng. 21
2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em. 22
2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng. 22
2.3.2. Phân tích nguyên nhân: 23
2.4. Đánh giá: 28
PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 30
3.1. Nguyên tắc giao tiếp trong gia đình: 30
3.2. Ứng xử trong gia đình: 31
3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu 31
3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng 32
3.2.3. Ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái 34
3.2.4. Cha mẹ ứng xử với con cái 35
3.2.5. Con cái đối với cha mẹ 37
3.2.6. Ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ chồng/vợ và con dâu/rể. 39
3.2.7. Ứng xử trong quan hệ anh chị em 41
3.3. Kỹ năng giao tiếp trong gia đình. 42
3.3.1. Tiếp cận. 42
3.3.2. Quan sát. 42
3.3.3. Xưng hô 43
3.3.3.1. Cách xưng hô phổ biến trong gia đình, thân tộc. 43
3.3.3.2. Các xưng hô nên tránh trong giao tiếp gia đình, thân tộc. 44
3.3.4. Tâm sự. 45
3.3.5. Lắng nghe. 47
3.3.6. Thuyết phục- động viên. 48
3.3.7. Cơ hội giao tiếp. 48
PHẦN IV: KẾT LUẬN 50
4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay 50
Hãy nói chuyện một cách rộng mở. 50
4.2. Những điều nên tránh khi giao tiếp trong gia đình 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Kính trên, nhường dưới. Kính trên là sự trọng vọng, ân cần đối với ông bà, cha mẹ, người cao tuổi trong gia đình, thân tộc được thể hiện qua xưng hô chuẩn mực, chào mời lễ phép. Có khách đến thăm nhà, con trẻ phải chào hỏi lễ phép, giữ gìn tôn ti trật tự, biết gọi dạ, bảo vâng. Nơi công cộng phải tôn trọng người cao tuổi, như đỡ đần việc nặng, nhường ghế trên tàu xe, nói năng lễ phép. Nhường dưới là sự bao dung, nương nhẹ, vì nghĩa tình của người có thứ bậc, tuổi tác cao hơn đối với người dưới, là cách đối xử, nâng niu, dạy dỗ, chăm sóc đối với con trẻ; là sự nhường nhịn của anh chị với em út trong nhà.
3.2. Ứng xử trong gia đình:
3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu
Quan hệ ông bà – cháu là mối quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định.
Hoàn cảnh sống cũng tác động đối với quan hệ ông bà và cháu. Xu hướng tách hộ, hình thành gia đình hạt nhân ngày càng mạnh và ông bà thường ở riêng nên ít tiếp cận với con cháu. Điều này làm hạn chế sự chăm sóc về tinh thần, hỗ trợ giáo dục lớp con cháu của ông bà. Ngược lại sự chăm sóc đối với ông bà của con cháu, đặc biệt là sự nâng đỡ về tinh thần cũng hạn chế. Về đạo lý, việc chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm của con cháu.
Những điều lưu ý về ứng xử của cháu đối với ông bà:tôn trọng, có thái độ đúng mực, lễ phép, kính trọng, biết ơn đối với ông bà. Thăm viếng, chăm sóc, hỏi han, thông báo về sự tiến bộ của bản thân mình để tạo niềm vui, sự hãnh diện cho ông bà. Trực tiếp tham gia chăm sóc ông bà khi ốm đau, bệnh tật. Đối với cháu đã thành niên, lập gđình phải năng đưa chắt đến thăm các cụ, tham gia tổ chức lễ mừng thọ ông bà, biếu tiền quà để ông bà được vui mừng vì qua đó biết rằng con cháu ổn định, ăn nên làm ra nhờ phúc đức tổ tiên, mà ông bà an lòng vui sống.
3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng
• Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu trong việc xây dựng, gìn giữ, bồi đắp hạnh phúc gia đình. Cả hai người đều quan trọng, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Sự tiến bộ trong nhận thức xã hội về quyền bình đẳng khiến cho địa vị người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã thay đổi rất nhiều. Người chồng cần tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, học tập, phát triển. Vợ chồng mong muốn thuận ý, thuận tình để “tát biển Đông cũng cạn”, cần lưu ý những điều rất đáng quan tâm trong ứng xử như:
Thấu hiểu, cảm thông và hỗ trợ nhau, trong công việc cũng như đời sống, kinh tế, quan hệ gia đình, xã hội,… nhằm giải tỏa cho nhau những áp lực về tâm lý. Chia sẻ việc nhà để giữ gìn sức khỏe, sự thanh thản ở người bạn đời, nhờ đó gia đình êm ấm, tránh những xung đột, đôi khi dẫn đến bạo lực giữa vợ chồng. Thấu hiểu, cảm thông nhiều bao nhiêu thì phải sẵn lòng tha thứ nếu có những sự cố xảy ra giữa vợ chồng:
“Chồng giận thì vợ làm lành,
Miệng cười chúm chím rằng: Anh giận gì?”
Phải kiên định, thống nhất ý kiến. Thành ngữ có câu: “Một trăm cái lý, không bằng một tí cái tình” với ý muốn chỉ ra rằng ai cũng có lý lẽ, tuy nhiên nếu cố chấp dễ dẫn đến đối kháng. Trên hết vẫn là sự thấu hiểu, cảm thông nhau. Vợ chồng nếu lấy sự hòa thuận để đối xử sẽ tìm được tiếng nói chung:
“ Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi bớt lửa, mấy đời cơm khê.”
Tuy nhiên, có những bất đồng cần có thời gian để người kia thuyết phục bạn đời của mình về một vấn đề quả thật cính đáng, có ích lợi cho gia đình. Có khi phải khéo léo chứng minh bằng kết quả cụ thể.
Hãy biểu lộ tình yêu. Một món quà, một lẵng hoa cho ngày sinh nhật, một ánh mắt, cử chỉ yêu thương hay một không gian, thời gian riêng cho vợ chồng… thể hiện tình yêu của mình với người bạn đời. Cuộc sống gia đình bộn bề công việc, nỗi lo toan, tuổi tác,… tạo ra rào cản tâm lý để biểu lộ tình yêu giữa vợ chồng. Cho nên biểu lộ tình yêu với nhau là rất cần thiết để đôi bên cảm nhận hạnh phúc mà giữ gìn sự chung thủy với nhau ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo
Tôn trọng cá tính của nhau. Vợ chồng là một đôi nhưng là hai cá thể, có khi rất tâm đầu ý hợp nhưng có khi có những khác biệt về vốn sống, sở thích. Không vì sống chung mà buộc có sự thay đổi hay lệ thuộc hoàn toàn, vì như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và dần sẽ làm mất mát tình cảm vợ chồng. Hãy dành cho nhau những phút giây, khoảng trời riêng để thỏa mãn sở thích, tâm tình riêng.
Luôn dành cho nhau những lời ngọt ngào. Ngay cả lúc bất đồng quan điểm cũng phải thận trọng suy nghĩ kỹ trước khi nói. Lời nói cay nghiệt tạo sự tổn thương cho bạn đời và mất mát tình cảm, đôi khi khó nhìn mặt nhau.
Nếu có lúc nóng giận, lỡ lời hãy chân thành xin lỗi và đừng bao giờ lặp lại lỗi lầm đó. Ngược lại vợ hay chồng hãy rộng lòng tha thứ cho người bạn đời của mình vì tình yêu, vì gia đình của mình.
• Chủ động giải quyết mâu thuẫn. Trong gia đình có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng như: cách nuôi dạy con cái, kinh tế gia đình khó khăn, ứng xử chưa tốt với bạn đời hay cha mẹ hai bên, không hiểu công việc, mối quan hệ xã hội của nhau,… dẫn đến bất đồng quan điểm, ngờ vực, hiểu lầm,…Nếu muốn gìn giữ tình yêu, mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp, gìn giữ mái ấm gia đình mà vợ chồng đã dày công xây dựng và vì con cái thì phải chủ động giải quyết mâu thuẫn. cần:
– Lựa chọn thời điểm giải quyết thích hợp.
– Đặt vấn đề nhẹ nhàng, tôn trọng, không xúc phạm, chỉ trích.
– Bàn việc nào giải quyết đúng việc đó, không nên dây dưa nhiều việc, nhiều người.
– Công bằng trong phân tích sự việc, lỗi lầm, sơ suất với mục đích nhận ra cái sai và sửa sai. Nếu có lỗi, hãy chân thành xin lỗi.
– Chủ định cách giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hòa thuận, yêu thương, tôn trọng vì sự phát triển bền vững của gia đình.
– Dừng cuộc nói chuyện nếu thấy đôi bên tâm lý bất ổn.
Có người khi nói thường không làm chủ được tình cảm, tâm lý dễ để câu chuyện thoát khỏi sự quản lý, dẫn đến thất bại. Hãy tìm một biện pháp khác để trao đổi thông tin, trình bày những suy nghĩ mong muốn giải quyết mâu thuẫn của mình như viết thư. Người viết sẽ thận trọng chọn lọc thông tin, lời lẽ thiện chí để trình bày vì thư có thể được sửa lại nhiều lần trước khi gửi.
3.2.3. Ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái
Trong tâm thức của người Việt, vốn quí giá nhất của cha mẹ chính là con cái. Cha mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tư cách con từ tấm bé đến khi trưởng thành. Vì vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”. Con cái yêu kính và biết cha mẹ đã dành cả đời cho mình nhưng thường chỉ khi “Có con mới biết lòng cha mẹ”, lúc đó mới hiểu nỗi gian nan, khổ cực của cha mẹ vì mình mà nghiệm được đức hy sinh vì con của bậc làm cha mẹ.
3.2.4. Cha mẹ ứng xử với con cái
Bình đẳng giới và quyền trẻ em là những giá trị nhân văn được xã hội, gia đình đồng thuận. Cách cư xử của cha mẹ với con cái ngày nay cũng thay đổi nhiều. Yêu thương, tôn trọng, bao dung, độ lượng, đối xử công bằng bình đẳng giữa các con. Dạy con thực hiện bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Theo dõi, giúp con an toàn phát triển trong tuổi vị thành niên, trở thành người lớn. Cha mẹ hãy cư xử theo cách:
• Tôn trọng.
Tôn trọng nhân phẩm con cái trên cơ sở quyền con người và bình đẳng giới, phát huy năng lực cá nhân của các con. Làm “người bạn” lớn để hiểu con và ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu cha mẹ. Cha mẹ cần chú ý xử sự bình đẳng giữa các con tránh những định kiến về giới; khuyến khích, khen ngợi khi con đạt thành tích hay làm việc tốt. Con có lỗi, cần dùng lời lẽ chuẩn mực, thái độ nghiêm túc, tấm lòng bao dung để phân tích, chỉ dạy.
• Lắng nghe ý kiến và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình. Giao nhiệm vụ và tin tưởng vào khả năng, trách nhiệm của con. Hỗ trợ, giúp đỡ con giải quyết những vấn đề liên quan. “Nhân vô thập toàn”, cha mẹ cũng có lúc làm sai, mắc lỗi. Do vậy, nếu cha mẹ có sai thì cũng phải nhận lỗi. Ngược lại, nếu con mắc lỗi hãy chân thành phân tích, góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm bản thân. Áp đặt, quy kết dễ dẫn đến coi thường và mất mát tình cảm, sự tôn trọng.
• Công bằng.
Yêu thương các con như nhau, ưu tiên trẻ nhỏ, chăm lo nhiều hơn đối với con cái tàn tật, khuyết tật. Dành cơ hội như nhau cho các con. Lúc gia cảnh khó khăn, cơ hội cho các con cần sắp xếp ưu tiên thì phải bàn bạc, giải thích, vận động để tìm tiếng nói chung.
Mỗi người con là một cá thể đều có mặt mạnh yếu, đừng so sánh các con với nhau, hãy tìm khen những mặt mạnh, những ưu điểm của mỗi người. Chẳng hạn nói “Con khờ hơn anh con” thì em sẽ có mặc cảm rằng anh giỏi còn mình dốt. Trẻ nhỏ hay xung đột, bất đồng. Đứa lớn hay áp đảo đứa nhỏ, ngược lại đứa nhỏ ỷ thế ưu tiên nên hay lập kế bị oan ức, thua thiệt. Trường hợp cần trách phạt phải hết sức phân minh. Sơ suất trong cư xử để con nhận chịu thiệt thòi sẽ hình thành những tâm lý bất phục, mặc cảm, đối kháng.
• Quan tâm.
– Quan tâm đến tâm tư, tình cảm, các mối quan hệ bạn bè của con. Cân nhắc đáp ứng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng; trao đổi giúp con hiểu rõ thông tin và quyết định đúng, nhất là trong giai đoạn phát triển ở lứa tuổi vị thành niên.
– Tạo điều kiện, hướng dẫn con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Giúp con tự chủ, tế nhị tiếp sức. Động viên, thúc đẩy, nâng đỡ tinh thần giúp con tự tin, nỗ lực khi gặp việc khó. An ủi, cùng con phân tích, tìm nguyên nhân khi thất bại và nuôi dưỡng quyết tâm khắc phục.
• Làm gương cho con.
Trong gia đình, cha mẹ phải chú ý rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con. Đó là cách cư xử vừa thuyết phục, vừa tế nhị lại sâu sắc. Nét uy nghiêm của cha, tình cảm của mẹ mà con cái cảm nhận được là biểu lộ của một chiều sâu cảm phục, trở thành hình ảnh lý tưởng, là thần tượng của con. Cha mẹ dạy con đạo lý ở đời là phải trung tín, thủy chung nhưng lại lừa gạt, sang đoạt, phụ nghĩa vợ chồng,… đó sẽ là những bài học vô nghĩa, đánh mất niềm tin ở con cái. Khi con còn nhỏ ảnh hưởng này có thể làm lệch lạc nhân cách, con cái sẽ không phục, bất đồng, chống đối lại cha mẹ.
• Những điều không nên làm
– Xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con (chửi rủa, nhục mạ, trừng phạt thân thể,…).
– Xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên.
– Áp đặt, độc đoán; ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích.
– Nói một đằng làm một nẻo, “Tiền hậu bất nhất”.
– Không quan tâm con cái: xao lãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con,…
– Chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con và ngược lại.
3.2.5. Con cái đối với cha mẹ
Đạo hiếu là truyền thống tốt đẹp, tự hào của dân tộc ta. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục con cái. Con được nhận nuôi dù không sinh nhưng cha mẹ có công lao dưỡng dục. Vì vậy, làm con phải biết bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Theo thời gian, sự biểu hiện của đạo hiếu ít nhiều biến đổi cho phù hợp với xã hội. Chẳng hạn, xưa con có hiếu là không được cãi lời cha mẹ, nên “Áo mặc không qua khỏi đầu”hay “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Nay xã hội tiến bộ, không khí dân chủ gia đình khiến cha mẹ cũng lắng nghe con cái, con cái cũng cần thuyết phục cha mẹ với những lí do chính đáng. Xã hội công nghiệp hiện đại, việc phụng dưỡng ông bà cha mẹ cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn vì phải đi làm ăn xa, tách hộ sống riêng và nhiều lý do khác nên khó “sớm viếng, tối thăm”. Về phía cha mẹ, vẫn hết lòng bao dung, thấu hiểu, cảm thông bởi “nước chảy xuôi”, nhưng đôi khi người cao tuổi hay tủi thân, chạnh lòng.
• Bổn phận của con cái đối với cha mẹ:
o Kính trọng:
o Giữ lễ trong giao tiếp, nói năng chuẩn mực.
o Thường xuyên thăm viếng, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình.
o Hỏi ý kiến cha mẹ trong những việc lớn, coi trọng ý kiến của cha mẹ. Mời cha mẹ chủ trì những việc quan trọng, thay mặt gia đình tiếp xúc với ông bà, họ hàng giúp cha mẹ chăm lo hương khói tổ tiên.
o Tổ chức điều kiện sống, chăm sóc tinh thần khi cha mẹ tuổi cao.
o Hiếu thảo:
 Còn bé: Học hành chăm chỉ, thực hiện bổn phận trong gia đình (phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc sinh kế - nếu gia cảnh khó khăn, chăm sóc em út); chăm sóc, hỏi han khi cha mẹ ốm đau; anh chị em hòa thuận để cha mẹ vui lòng; cùng cha mẹ thực hiện việc phụng dưỡng ông bà.
 Khi trưởng thành:phụng dưỡng cha mẹ khi sống chung. Hiểu những khó khăn về sức khỏe, tâm tính của người cao tuổi như hay tủi thân, chạnh lòng, đãng trí,… để thương yêu cha mẹ hơn. Chăm lo giấc ngủ, bữa ăn, thiết kế nơi ở phù hợp cho cha mẹ. Nếu ở riêng nên phụ giúp cha mẹ về tiền bạc; tham gia đóng góp công sức vào việc lớn của gia đình mà cha mẹ phải chủ trì như cưới xin, tang, giỗ; thực hiện những điều cha mẹ mong muốn. Anh chị em trong gia đình cần bàn bạc, tìm cách giải quyết khó khăn liên quan đến cha mẹ.
Tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình riêng hạnh phúc để cha mẹ tự hào. Giữ gìn sự đoàn kết trong anh chị em, cùng dạy cháu con hiếu thảo, thuận hòa để cha mẹ vui sống. Cùng cha mẹ chăm lo mồ mả tổ tiên, quan tâm đến dòng họ. Cùng anh chị em chu toàn việc hậu sự khi cha mẹ qua đời.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

muadem980347

New Member
Re: [Free] Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình

Minh cần download tai liệu này. Thank bạn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top