smilesmile_lita

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phaàn Ñaàu
1. Lý do chọn đề tài:

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp
 Phạm vi áp dụng:
 Làm báo cáo chuyên đề chuyên sâu
 Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau
 Làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp có ý định áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000
 Phương pháp nghiên cứu:
 Sưu tầm (tư liệu, số liệu từ internet và báo chí)
 Phân tích, tổng hợp
4. Cơ sở lý luận:
4.1. Giới thiệu tiêu chuẩn SA 8000:
4.1.1. Lịch sử hình thành SA 8000:
Toàn cầu hoá về thương mại quốc tế, tự do mậu dịch, nhiều tập đoàn mở rộng sản xuất sang các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba vì giá lao động rẻ) qua các hình thức đầu tư nước ngoài, hợp tác thương mại, chuyển giao phát minh hay hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà cung ứng.
Trên cơ sở đó, khái niệm “trách nhiệm tập thể” được hình thành, các doanh nghiệp nhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động trên hoạt động của họ và như vậy phát sinh một hoạt động cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Kinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, áp dụng ở Châu Phi trong chế độ Apartheid.
Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng rộng rãi trong các công ty Mỹ ở Bắc Ireland hay “Luật Cư Xử Đạo Đức” (Ethical Codes Of Conduct) được các doanh nghiệp tình nguyện áp dụng khi mà tình trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan ... (những năm 1980), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, ... (những năm 1985) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Viet Nam.
Những nguyên tắc hay luật này đều liên quan đến trách nhiệm về môi trường làm việc, khái niệm cộng đồng, quyền con người bắt nguồn từ các Công Ước Quốc Tế Về Lao Động.
Năm 1997 tiêu chuẩn SA 8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic Priorities Accreditation Agency) tổ chức. Hội nghị này có thay mặt của các tổ chức liên quan như: các hiệp hội, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan lập pháp, các thương nhân, các công ty sản xuất, các tổ chức tư vấn, đánh giá và chứng nhận.
SA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.
Phiên bản SA 8000 ra đời năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả các tổ chức. Tiêu chuẩn SA 8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc soát xét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Hiện nay phiên bản mới nhất của SA 8000 là phiên bản 2008 (SA8000:2008)
4.1.2. Nội dung của SA 8000:
SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà các công ty phải tuân theo với điều kiện phù hợp với pháp luật địa phương và với các điều khoản của SA 8000, dựa trên 12 hiệp ước của ILO (International Labor Organization), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con người, và hiệp ước về Quyền trẻ em của UN (United Nation).
Các nội dung này bao gồm:
ND1. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào
ND2. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hay lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hay bằng tiền khi được tuyển dụng vào
ND3. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh
ND4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.
ND5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hay quan điểm chính trị
ND6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
ND7. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
ND8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.
ND9. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.
4.1.3. Quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000.
Về cơ bản, quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000 không có gì khác biệt so với chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000.
Các doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận phù hợp SA 8000 phải thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn 3 bước của SAI như sau:
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung quy định của SA 8000 và đề nghị được chứng nhận, bao gồm:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quy trình chứng nhận SA 8000;
- Đào tạo nội bộ về SA 8000;
- Liên hệ với tổ chức chứng nhận SA 8000 đã được SAI công nhận để có mẫu đơn đề nghị chứng nhận;
- Nộp đơn đề nghị chứng nhận.
Bước 2: - Thực hiện chương trình phù hợp SA 8000, bao gồm:
- Thực hiện đánh giá nội bộ và các hành động hiệu chỉnh nội bộ cần thiết;
- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến đánh giá tiền chứng nhận;
- Thực hiện các hành động hiệu chỉnh do các chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận khuyến cáo sau khi đã đánh giá tiền chứng nhận;
- Nếu cần thiết, có thể đề nghị kéo dài thời gian đề nghị chứng nhận đến 2 năm.
Bước 3: - Đo lường hiệu quả, bao gồm:
- Đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận;
- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đánh giá chứng nhận;
- Thực hiện các hành động hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và thông báo lại cho tổ chức chứng nhận để thực hiện việckiểm tra lại;
- Được cấp chứng chỉ phù hợp SA 8000;
- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến các đánh giá giám sát trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ SA 8000.

5. Cơ sở thực tiễn:
SA 8000 được Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức Phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển
Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
SA 8000 giúp các doanh nghiệp đạt được những gì tốt đẹp nhất: đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra môi trường đó.
5.1. Lợi ích của SA 8000 :
 Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ
 Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
 Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
 Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường .
 Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
 Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng
 Giảm thiểu chi phí giám sát
 Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của công ty
 Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp:
 Cải thiện điều kiện làm việc, giúp tăng thêm lòng nhiệt tình và tận tụy của cán bộ, công chức, người lao động trong doanh nghiệp, tăng năng xuất và giảm chi phí quản lý liên quan tới các vấn đề xã hội.
 Vị trí, hình ảnh mẫu mực trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
 Cải thiện được mối quan hệ với các tổ chức công đoàn và các cổ đông quan trọng, nâng cao mối quan hệ với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. Doanh nghiệp dễ dàng thu hút được những lao động có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kỹ năng. Đây là yếu tố được xem là "chìa khoá cho sự thành công" trong thời đại mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ hỏng hóc hàng hoá, dịch vụ.
 Tránh được phiền hà từ các cơ quan chức năng liên quan đến thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực sử dụng lao động.
 Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.
 Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới.
 Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, SA 8000 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của những khách hàng tại Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

5.2. Tác động của SA 8.000 đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Nhu cầu duy trì và mở rộng thị trường SA 8000 là công cụ hữu hiệu làm thuận lợi hoá thương mại toàn cầu, nó bao gồm việc làm gia tăng thị phần và cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp
 Phù hợp với các quy định chung của Công ước Quốc tế, các thông lệ của Tổ chức thương mạithế giới WTO.
 Đáp ứng các yêu cầu của người mua.Đối với khách hàng và cổ đông đó là sượ cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp sản phẩm không có sự bóc lột như trong tiêu chuẩn đã đề cập đến.
 Tạo ra sự cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ thu hút khách mới bằng việc cạnh tranh với đối thủ của họ rằng doanh nghiệp đối xử công bằng với người công nhân và đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8.000, đặc biệt là các khách hàng từ Châu âu và Mỹ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hdung1203

New Member
Re: Tiểu luận Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

down không được
 

NgoCuong96699

New Member
Re: Tiểu luận Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

cho mình xin bài này với ad
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0
D Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị Khoa học kỹ thuật 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
C Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ P Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng áp dụng hình thức trả lương trong một số doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng áp dụng chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia Luận văn Kinh tế 2
D Đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top