fan_tazy

New Member
Download Tiểu luận Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

Download Tiểu luận Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI) miễn phí





 
MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV) 3
1.1 Lý do ra đời 3
1.2 Khái niệm 3
1.3 Nội dung 3
1.4 Tác động 8
1.4.1 Thuận lợi 8
1.4.2 Khó khăn 8
1.5 Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam 8
CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI XẾP HÀNG (PSI) 13
2.1 Lý do ra đời 13
2.2 Khái niệm 13
2.3 Phạm vi áp dụng và nội dung 14
2.4 Tác động 15
2.4.1 Đối với doanh nghiệp 15
2.4.2 Đối với chính phủ 16
2.5 Khái quát tình hình áp dụng 16
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

mà trên cơ sở đó hải quan có thể không chấp nhận trị giá giao dịch của người nhập khẩu. Ðây là vấn đề mà nhiều nước đang phát triển quan tâm. Họ cho rằng nguyên tắc này đã hạn chế quá mức khả năng của hải quan trong việc đối phó với việc khai giảm giá trị hàng hoá của các thương nhân để trốn tránh nộp thuế. Ðó là một trong những lý do vì sao một loạt các nước đang phát triển ngần ngại không tham gia vào Hiệp định này trong giai đoạn trước khi Tổ chức WTO ra đời.
Quyết định về các trường hợp khi cơ quan hải quan có lý do để nghi ngờ sự thực hay tính chính xác của giá trị hàng hoá khai báo (được gọi là Quyết định chuyển trách nhiệm dẫn chứng) được thông qua theo sáng kiến của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Uruguay, đã khắc phục khiếm khuyết này. Hiệp định ở vòng đàm phán Tokyo đặt trách nhiệm dẫn chứng vào hải quan khi hải quan từ chối không chấp nhận giá trị hàng hoá do người nhập khẩu khai báo (xem Hộp 2). Vòng đàm phán Uruguay chuyển trách nhiệm dẫn chứng sang người nhập khẩu khi hải quan, trên cơ sở các thông tin về giá cả và các dữ liệu khác, ''có lý do để nghi ngờ sự thực hay tính chính xác của các chi tiết hay của những chứng từ bổ sung'' do người nhập khẩu khai báo.
Những trường hợp cho phép hải quan có thể không chấp nhận giá trị hàng hóa do người nhập khẩu khai báo
Khi việc bán hàng không xảy ra;
Khi người mua hạn chế bán hay sử dụng hàng hoá đó. Giá trị giao dịch không được chấp nhận khi hợp đồng bán hàng áp đặt một số hạn chế bán hay sử dụng hàng hóa đó, trừ khi:
Hạn chế đó là do luật định (chẳng hạn do yêu cầu bao bì đóng gói),
Hạn chế do giới hạn khu vực địa lý mà ở đó có thể không bán loại hàng đó (ví dụ hợp đồng phân phối giới hạn việc bán hàng cho các nước châu Âu),
Hạn chế không ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá (chẳng hạn mẫu mã mới được nhập khẩu không nên báo trước một ngày cụ thể nào đó).
Khi việc bán hàng hay giá cả hàng hoá phải chịu một số điều kiện do đó không thể xác định được giá trị (chẳng hạn người bán xác định giá cả hàng hoá với điều kiện người mua cũng sẽ mua các hàng hoá khác với một số lượng nhất định);
Khi một phần tiền bán lại hàng hoá của người mua chuyển cho người bán;
Khi người mua và người bán có mối quan hệ thân quen với nhau và giá cả được xác định trên cơ sở mối quan hệ đó;
Ðể bảo đảm tính khách quan của việc hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch, Hiệp định mới quy định rằng luật pháp các nước phải dành cho người nhập khẩu một số quyền nhất định. Trước hết, khi hải quan tỏ ra nghi ngờ về sự thực hay tính chính xác cửa giá trị hàng hóa đã khai báo, người nhập khẩu phải được quyền giải thích, kể cả quyền cung cấp các chứng từ hay những bằng chứng khác để chứng minh rằng giá trị hàng hoá mà họ khai báo là giá trị thực của hàng nhập khẩu. Thứ hai, khi hải quan không thoả mãn với những lời giải thích đó thì người nhập khẩu có quyền đề nghị hải quan cung cấp cho họ bằng văn bản lý do nghi ngờ tính chính xác của giá trị hàng hoá mà họ khai báo. Ðiều khoản này bảo vệ lợi ích của người nhập khẩu bằng cách cho họ có quyền khiếu nại quyết định đó của hải quan lên cấp cao hơn và nếu có thể lên toà án hay một cơ quan độc lập trong hệ thống hải quan.
Nguyên tắc lấy trị giá giao dịch của hàng hoá do người nhập khẩu khai báo làm cơ sở để định giá hải quan không chỉ được áp dụng với những giao dịch sải tay (giao dịch giữa các công ty độc lập) mà còn với cả những giao dịch giữa các bên liên quan, thường là giao dịch giữa các công ty xuyên quốc gia và công ty con, các chải nhánh của công ty xuyên quốc gia đó. Giá cả trong trường hợp này được tính trên cơ sở giá chuyển giao là giá giao dịch trong nội bộ công ty hay giữa các bên có quan hệ thân thích nên có thể trị giá giao dịch đó không phản ánh đúng trị giá thực của hàng nhập khẩu. Ngay cả trong những trường hợp như vậy, Hiệp định cũng yêu cầu hải quan phải trao đổi với người nhập khẩu để xác định bản chất mối quan hệ, hoàn cảnh của giao dịch đó và liệu mối quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả không. Nếu hải quan sau khi xem xét đánh giá và thấy rằng mối quan hệ đó không ảnh hưởng tới giá cả đã khai báo thì trị giá giao dịch sẽ được xác định trên cơ sở những giá cả đó.
Ngoài ra, để đảm bảo rằng trên thực tế, hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch không chỉ đơn giản là do các bên có quan hệ với nhau, Hiệp định quy định người nhập khẩu có quyền yêu cầu trị giá giao dịch phải được chấp nhận khi người nhập khẩu chứng minh được rằng trị giá đó xấp xỉ với những trị giá giao dịch đã được kiểm tra ở địa điểm thông quan trên cơ sở;
Trị giá hải quan được xác định trong những giao dịch nhập khẩu trước đây, xảy ra cùng thời điểm với giao dịch này giữa những người mua bán không có quan hệ thân quen với nhau về những hàng hóa tương tự hay những hàng hoá đồng nhất, hoặc;
Trị giá theo tính toán hay trị giá quy nạp của những hàng hồi tương tự hay đồng nhất (xem phần dưới).
Năm tiêu chuẩn khác
Hải quan sẽ phải xác định trị giá tính thuế như thế nào khi họ quyết định không chấp nhận trị giá giao dịch do người nhập khẩu khai báo? Ðể bảo vệ lợi ích cho người nhập khẩu và để đảm bảo rằng trong những trường hợp đó trị giá được xác định trên cơ sở công bằng, Hiệp định giới hạn sự khác biệt bữa hải quan các nước trong việc định giá hải quan bằng cách đưa ra 5 tiêu chuẩn. Hiệp định cũng quy định rằng những tiêu chuẩn này phải được áp dụng theo một trật tự hợp lý như đã quy định trong Hiệp định và chỉ trong trường hợp hải quan thấy không thể áp dụng được tiêu chuẩn thứ nhất thì trị giá sẽ được xác đinh trên cơ sở các tiêu chuẩn sau.
Các tiêu chuẩn được sử dụng theo thứ tự như sau:
Trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất
Khi trị giá không thể được xác định trên cơ sở trị giá giao dịch, nó có thể được xác định bằng cách sử dụng trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất ở những lần giao dịch trước đó
Trị giá quy giao dịch của hàng hoá tương tự
 Khi trị giá của hàng hoá không thể được xác định theo phương pháp trên, nó sẽ được xác định trên cơ cơ sở giá trị giao dịch của hàng hoá tương tự. Theo cả hai tiêu chuẩn này, trị giá được chọn để tính thuế phải liên quan đến hàng hoá nhập khẩu được bán để xuất sang nước nhập khẩu và ở tại thời điểm hàng được xuất khẩu
Trị giá quy nạp
Trị giá quy nạp được xác định trên cơ sở lấy đơn giá ở thị trường nội địa của sản phẩm nhập khẩu đang cần được xác định trị giá hay của sản phẩm đồng nhất hay tương tự sau khi đã trừ đi các chi phí như lợi nhuận, thuế hải quan chi phí vận tải và bảo hiểm, những chi phí khác phát sinh ở nước nhập khẩu.
Trị giá theo tính toán
Trị giá theo tính toán được xác định bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất của hàng hoá tính trị giá một...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tiểu luận: Hiệp định SCM và thực trạng áp dụng vào Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận Vai trò của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong việc duy trì và thúc đẩy qu Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs (1994) và Công ướ Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản Tài liệu chưa phân loại 2
N Tiểu luận Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á(Asean) Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận Quan hệ thương mại Việt – Mỹ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ Tài liệu chưa phân loại 0
D Nhờ mọi người tải bản tiểu luận đầy đủ này giúp em với ạ! Toán cao cấp 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top