Download Tiểu luận Quy tắc tố tụng trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC)

Download Tiểu luận Quy tắc tố tụng trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC) miễn phí





NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA PHÒNG TMQT (ICC)
II. NỘI DUNG
1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI TÁN HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
2. QUY TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
3. PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
4. SO SÁNH QUY TẮC ICC VỚI VIAC
III. TÌNH HUỐNG THAM KHẢO
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n sẽ cân nhắc quốc tịch của trọng tài viên tương lai, nơi cư trú và các mối quan hệ khác với các nước mà các bên và các trọng tài viên là công dân và khả năng của trọng tài viên tương lai tiến hành trọng tài theo Qui tắc này. Trong trường hợp Tổng Thư ký xác nhận trọng tài viên theo Ðiều 9 (khoản tiếp theo) thì cũng sẽ làm tương tự như vậy.
* Trường hợp có chỉ định, thỏa thuận của các bên:
Tổng Thư ký có thể xác nhận đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất và các Chủ tịch của uỷ ban Trọng tài, người được các bên chỉ định hay theo thoả thuận riêng của họ, với điều kiện họ gửi bản tuyên bố về tính độc lập mà không kèm điều kiện phẩm chất hay một bản tuyên bố đủ điều kiện về tính độc lập không bị phản đối.
Bản xác nhận này sẽ được gửi tới Toà án tại phiên họp tiếp theo. Nếu Tổng thư ký thấy rằng đồng trọng tài viên, trọng tài viên duy nhất hay Chủ tịch ủy ban Trọng tài không cần xác nhận thì vấn đề sẽ được đưa ra toà án.
* Trường hợp Toà án buộc chỉ định trọng tài viên duy nhất hay Chủ tịch ủy ban Trọng tài:
Toà sẽ chỉ định căn cứ theo đề nghị của uỷ ban Quốc gia của ICC mà nó thấy thích hợp. Nếu toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này hay nếu uỷ ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà ấn định thì Toà có thể nhắc lại yêu cầu của mình hay có thể yêu cầu một uỷ ban Quốc gia khác
mà thấy thích hợp.
Trường hợp Toà thấy rằng do hoàn cảnh yêu cầu:
Toà có thể chọn trọng tài viên duy nhất hay chủ tịch ủy ban trọng tài từ một nước nơi không có uỷ ban Quốc gia, với điều kiện là không một trong bên nào phản đối việc này trong thời hạn mà Toà án ấn định.* Trọng tài viên duy nhất hay chủ tịch uỷ ban Trọng tài sẽ có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên. Tuy nhiên, trong các trường hợp thích hợp và với điều kiện không một trong bên nào phản đối trong thời hạn Toà án ấn định thì trọng tài viên duy nhất hay chủ tịch ủy ban trọng tài có thể được chọn từ một nước là một trong các nước mà một trong các bên là công dân.
Trường hợp Toà phải chỉ định một trọng tài viên thay cho một bên do không chỉ định:
-Toà sẽ ra quyết định chỉ định căn cứ vào đề nghị của uỷ ban Quốc gia tại nơi mà bên đó là công dân.* Nếu Toà không chấp nhận đề nghị đưa ra này, hay nếu uỷ ban Quốc gia không đưa ra đề nghị theo yêu cầu trong thời hạn Toà án ấn định, hay nếu quốc gia mà bên đó là công dân không có uỷ ban quốc gia trên thì Toà án sẽ tự do để lựa chọn bất kỳ người nào mà thấy là phù hợp.
Ban thư ký sẽ thống báo cho uỷ ban Quốc gia, nếu ở nước mà bên đó là công dân có ủy ban quốc gia của mình.* Trường hợp có nhiều bên tham gia:
Theo điều 10
Trường hợp có nhiều bên tham gia, bên Nguyên đơn hay bên Bị đơn, và tranh chấp phải đưa ra 3 trọng tài viên thì các Nguyên đơn và các Bị đơn sẽ cùng chỉ định một trọng tài viên để xác nhận theo phần b.
Trong trường hợp không có đồng chỉ định và tất cả các bên không thể thoả thuận cách thức thành lập ủy ban trọng tài thì Toà án có thể chỉ định từng thành viên của ủy ban trọng tài và sẽ bổ nhiệm một trong số họ làm chủ tịch ủy ban. Trong trường hợp đó, Toà án sẽ tự do chọn bất cứ người nào mà Toà thấy là phù hợp để trở thành trọng tài viên, áp dụng phần b khi Toà thấy là thích hợp.
* Khước từ các trọng tài viên :
Theo điều 11: Việc khước từ trọng tài viên sẽ phải được lập bằng văn bản trình lên Ban Thư ký ghi rõ những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ đó.
Thủ tục khước từ:
Ðể việc khước từ được chấp thuận, thì một bên sẽ phải gửi bản khước từ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bên đó thông báo việc chỉ định hay xác nhận trọng tài viên, hay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mà bên đưa ra việc khước từ đó được biết về những sự việc và hoàn cảnh làm căn cứ của việc khước từ nếu ngày đó là ngày sau khi nhận được thông báo trên.
* Toà án sẽ quyết định về việc có chấp thuận hay không, và đồng thời, nếu thấy cần thiết, sẽ quyết định về nội dung của việc khước từ sau khi Ban Thư ký đã trao cơ hội cho trọng tài viên liên quan, bên kia và các bên và các thành
viên khác của ủy ban Trọng tài, để cho ý kiến bằng văn bản trong một khoảng thời gian hợp lý. Những ý kiến này sẽ được gửi cho các bên và các trọng tài viên biết.
* Thay thế các trọng tài viên
Theo điều 12: Một trọng tài viên sẽ bị thay thế với một trong các điều kiện sau đây:
- Người này qua đời;
- Khi có sự chấp thuận của Toà án về đơn đề nghị thôi việc của trọng tài viên ;
- Khi có sự đồng ý của Toà án về việc khước từ hay căn cứ vào yêu cầu của các bên;
- Toà án cũng sẽ chủ động thay thế một trọng tài viên khi Toà thấy rằng trọng tài viên đó bị cản trở trên thực tế thực hiện các chức năng của mình hay trọng tài viên đó không thực hiện chức năng của mình theo Qui tắc này hay trong thời hạn đã nêu;
2. Quy Trình Tố Tụng Trọng Tài (ICC)
* Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998. Một số định nghĩa theo quy tắc này:
- "Ủy ban Trọng tài" bao gồm một hay nhiều trọng tài viên.
- "Nguyên đơn" bao gồm một hay nhiều nguyên đơn và "Bị đơn" bao gồm một hay nhiều bị đơn.
- "Phán quyết" bao gồm, trong số những cái khác, phán quyết tạm thời, phán quyết từng phần hay phán quyết chung thẩm.
* Về đơn kiện:
Theo Điều 4: Ðơn kiện sẽ, không kể những vấn đề khác, gồm các nội dung sau:
a. Tên đầy đủ, nêu rõ địa chỉ của từng bên;
b. Một bản dẫn giải bản chất và hoàn cảnh dẫn đến phát sinh tranh chấp;
c. Một bản giải trình yêu cầu đòi bồi thường, bao gồm trong phạm vi có thể, chỉ rõ số tiền khiếu nại đòi bồi thường.
d. Các thoả thuận có liên quan và đặc biệt là thoả thuận trọng tài;
e. Tất cả những vấn đề cụ thể liên quan đến số lượng trọng tài viên và sự lựa chọn trọng tài viên theo các qui định của Ðiều 8, 9 và 10, và bất kỳ yêu cầu chỉ định một trọng tài viên nào; và
f. Các ý kiến, nơi xét xử trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài.
i. Ðịa điểm trọng tài :
Theo Điều 14:
1. Ðịa điểm trọng tài sẽ do Toà ấn định trừ khi các bên có thoả thuận khác.
2. Ủy ban trọng tài có thể sau khi tham vấn ý kiến với các bên tiến hành phiên họp và các cuộc gặp tại bất kỳ địa điểm nào mà nó thấy là phù hợp trừ khi các bên có thoả thuận khác.
3. Ủy ban trọng tài có thể bàn bạc thảo luận tại bất cứ địa điểm nào mà thấy là thích hợp.
k. Ngôn ngữ trọng tài :
Theo Điều 16: Trong trường hợp các bên không thoả thuận ngôn ngữ, ủy ban trọng tài sẽ xác định ngôn ngữ hay các ngôn ngữ trong trọng tài, có tính tới mọi hoàn cảnh liên quan, kể cả ngôn ngữ hợp đồng.
l. Qui tắc điều chỉnh tố tụng :
Theo Điều 15:
1. Quá trình tố tụng trước ủy ban trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi Qui tắc này và trong trường hợp Qui tắc không nói tới, thì tố tụng sẽ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top