hoangyen_tyt91

New Member
Download Chuyên đề Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam

Download Chuyên đề Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 3
1.1. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 3
1.1.1. Tình hình sản xuất rau 3
1.1.2. Tình hình sản xuất quả 4
1.2. Đặc điểm của mặt hàng rau quả 7
1.3. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 8
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả 9
1.5. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả thường được sử dụng 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 12
2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả 12
2.2. Chủng loại, chất lượng và giá cả mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. 15
2.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chính 20
2.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đã được sử dụng 25
2.5. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 26
2.5.1. Kết quả 26
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 đã đạt được một số kết quả như: 26
2.5.2. Hạn chế 27
Mặc dù không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được ở trên nhưng xuất khẩu rau quả vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế như: 27
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 30
CHƯƠNG 3.BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 33
3.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Chính phủ 33
3.2. Biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam 33
3.2.1 Nhóm biện pháp nhằm làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả 33
3.2.2. Biện pháp để tận dụng sự biến động về giá cả rau quả xuất khẩu 36
3.2.3. Biện pháp để tăng sản lượng rau quả tươi xuất khẩu. 36
3.2.4. Nhóm biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả xuất khẩu. 37
3.2.5. Nhóm biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc cắt giảm chi phí vận chuyển 37
3.2.6. Nhóm biện pháp nâng cao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và hàng rào kĩ thuật. 38
3.2.8. Biện pháp khắc phục vấn đề “ được mùa mất giá, mất mùa được giá ” và tăng cường đầu tư FDI trong lĩnh vực rau quả. 39
KẾT LUẬN 41
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ta hầu hết lại là các loại rau quả chế biến như: trái cây đóng hộp ( hoa quả  cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh, vải thiều nước đường, gấc đông lạnh …), trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô, dưa chuột đóng hộp, rau sấy khô. Chỉ có một số loại trái cây tươi có tiềm năng xuất khẩu tương đối lớn như thanh long, bưởi, vú sữa, nhãn,vải, xoài, sầu riêng, hồng xiêm, cam .
Về chất lượng mặt hàng rau quả xuất khẩu: Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nóng . Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác - thu hoạch, bảo quản - chế biến và vận chuyển. Chỉ có rất ít các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước đạt được chỉ tiêu chất lượng tốt cho mỗi lô hàng xuất khẩu. Do công nghệ yếu kém, năng lực sản xuất hạn chế mà hàng rau quả của chúng ta thường không đồng đều về chất lượng, xấu mã, trái cây thường bị sâu bệnh, mau hư hỏng, quá trình thu hái, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp…khiến trái cây bị bầm dập, xây xước,bao bì xấu, không đáp ứng được yêu cầu của đối tác…
Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, rau quả xuất khẩu của ta chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa xây dựng được mô hình trồng rau quả theo tiêu chuẩn GAP, do đó mà các sản phẩm rau quả của ta rất khó được cấp chứng nhận Global GAP( sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế). Hiện tại mới xây dựng được một số vùng sản xuất rau an toàn, nhưng sản lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước chứ đừng nói đến thúc đẩy cho xuất khẩu. Số lượng trái cây được cấp chứng nhận Global GAP còn rất hạn chế, mới chỉ có một số loại đặc trưng như: thanh long, vú sữa, chôm chôm, bưởi, nhãn tiêu Huế, nhãn xuồng cơm vàng,… Tiêu chuẩn này được coi là tấm giấy thông hành cho hang rau quả xuất khẩu, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu rau quả thời gian tới.
Giá cả mặt hàng rau quả xuất khẩu: trong khi việc cạnh tranh về chất lượng trái cây xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn thì thêm vào đó, giá bán trái cây Việt Nam lại thường đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác.Ví dụ như sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg,còn sầu riêng trái vụ của ta giá là 30.000 đ/kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Hay như giá chuối tươi xuất khẩu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.
Cùng nằm trong một khu vực và có các điều kiện phát triển ngành rau quả tương đối đồng đều nhưng chúng ta lại không thể cạnh tranh được với Thái Lan. Giống như phân tích ở trên, trong khi xoài Việt Nam giá 300 USD/tấn thì của Thái Lan chỉ là 65 USD/tấn. Như vậy không phải là một hai mặt hàng mà hầu hết các mặt hàng của ta đều không có sức cạnh tranh về mặt giá cả. Nguyên nhân tại sao? Điều này được lí giải rằng do giá cước tàu thủy của Việt Nam cao hơn Thái Lan vì không có cảng biển nước sâu, hàng bốc bằng tàu có container nhỏ trung chuyển sang tàu container lớn tại cảng Hong Kong, Singapore, còn phí vận chuyển bằng hàng không sang châu Âu: Việt Nam là 2,5 USD/kg, Thái Lan: 2 USD/kg. Trong khi đó, phí vận chuyển chiếm 60% tổng chi phí hoạt động của thương gia buôn bán trái cây. Vì thế các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam thường mang lại lợi nhuận thấp hơn so với các lô hàng của Thái Lan.
Tương tự khi so sánh giá trái cây Việt Nam với Trung Quốc, dưa hoàng kim và dưa lưới là mặt hàng thế mạnh của miền Tây Nam Bộ. Hai loại dưa này bán lẻ ở chợ giá khoảng 25.000 -27.000 đồng/kg (loại ngon). Dưa có vị mát, ngọt. Trong khi đó, dưa cùng loại nhập từ Trung Quốc có giá chỉ 9.000-13.000 đồng/kg, vị nhạt hơn. Hàng nhập khẩu về mà giá lại rẻ hơn hàng sản xuất trong nước và lại được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hơn nên khả năng cạnh tranh trái cây trong nước kém là điều đương nhiên. Thêm vào đó, giá cả lại là một biến số thay đổi theo thời gian. Ở mỗi thị trường mức giá bán một chủng loại rau quá đã khác nhau và ngay tại một thị trường con số này cũng không ngừng biến động. Việc dự báo xu hướng tăng giảm và tối thiểu hóa chi phí vận chuyển là rất khó khăn.
2.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chính
Trước năm 1991, rau quả của ta chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và SNG. Tuy nhiên , ngay sau đó khi mà các nước này thay đổi chế độ thì việc xuất khẩu của chúng ta rơi vào thế bế tắc, gặp nhiều khó khăn. Từ giai đoạn năm 2000 trở lại đây, kèm theo sự gia tăng kim ngạch đáng kể, chúng ta cũng từng bước chuyển hướng và tìm được các bạn hàng lớn. Hiện nay, mặt hàng rau quả của ta đã xuất khẩu rau quả tới khoảng trên 80 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường Châu Á, Tăy Bắc Âu và Mỹ . Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam vào khoảng 438 triệu đô la Mỹ, cao hơn 7,8% so với năm 2008. Dẫn đầu các thị trường chính vẫn là Trung Quốc, sau đó là thị trường Nga rồi đến thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu.
Bảng 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chính
Đơn vị: triệu USD
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Trung Quốc
142,8
59,8
49,4
24,9
34,9
24,61
24,2
43,8
54,4
Nhật Bản
13,7
16
15,5
22,1
29
27,6
23,8
28
32,4
Hoa Kỳ
2,6
6,5
6,0
14,9
13,2
18,4
18
18,5
21,7
Nga
4,65
5,03
5,29
10,19
12,6
22,07
20
33,8
33,4
Đài Loan
20,3
21,1
21,4
19,6
26,9
27,16
26,4
28,8
20,4
Thái Lan
0,4
0,6
0,9
0,6
3,2
9,04
6,98
9,4
8,4
Hồng Kông
4,2
3,8
3,6
4,8
7,4
10,16
7,34
9,73
5,9
Singapo
2,46
3,4
3,06
3,68
4,31
7,92
9
11,1
10,0
Hà Lan
2,38
3,87
6,55
8,42
10,23
8,94
9,3
11,9
17,6
Đức
1,73
1,72
2,68
4,7
4,75
2,95
5,1
5,74
5,7
Pháp
2,2
2,62
2,9
4,1
6,1
3,95
4,46
5,3
5,6
Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang một số lượng thị trường đạt kim ngạch tương đối lớn nhưng số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD trở lên trong năm 2008 và 2009 còn ít, chỉ có 7 thị trường thường xuyên đạt mức kim ngạch này gồm Trung Quốc, Nhật bản, Nga, Singapo, Hà Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ.
Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra rất nhiều thuận lợi cho xuất khẩu rau quả tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này còn rất nhỏ. Vì vậy đây chỉ được coi là các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Trên thực tế, Trung Quốc ,Nhật Bản, Nga, Đài Loan vẫn luôn là những đối tác nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam đồng thời đây cũng được xác định là các thị trường chủ lực cho xuất khẩu rau quả.
Mặc dù Trung Quốc hiện vẫn đang là đối tác lớn nhất của Việt Nam nhưng khác với Nga và Đài Loan là hai thị trường mà kim ngạch xuất khẩu rau quả luôn có chiều hướng gia tăng thì ngược lại, kim ngạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng khóm (dứa) của các nông hộ tại thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top