trami56

New Member
Download Tiểu luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây

Download Tiểu luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây miễn phí





Ngoài đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANLT quốc gia, sản xuất lúa gạo còn đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 2000 đến nay, gạo luôn nằm trong nhóm 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước bao gồm dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản và gạo. Năm 2008, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 4,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD chiếm 4,1% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ầm quan trọng của thương hiệu
Đối với khách hàng
Xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Quy trách nhiệm cho nhà sản xuất sản phẩm
Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng
Tiết kiệm chi phí tìm kiếm
Khẳng định giá trị bản thân
Yên tâm về chất lượng
Đối với nhà sản xuất
Công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm
Là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm
Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng
Đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng
Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh
Nguồn gốc của lợi nhuận
Chức năng của thương hiệu
Phân đoạn thị trường
Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm
Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí của khách hàng
Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm
Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng
Các chiến lược phát triển thương hiệu
Từ thực tiễn kinh doanh có 6 dạng quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm (dịch vụ). Mỗi dạng được xem như là một chiến lược phát triển thương hiệu. Bao gồm:
Chiến lược thương hiệu sản phẩm: đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu riêng biệt phù hợp với định vị thị trường của sản phẩm đó.
Chiến lược thương hiệu dãy: mở rộng một khái niệm, một ý tưởng hay một cảm hứng nhất định cho các sản phẩm khác nhau và cho các thương hiệu khác của công ty.
Chiến lược thương hiệu nhóm: đặt cùng một thương hiệu và một thông điệp cho một nhóm các sản phẩm có cùng thuộc tính, chức năng.
Chiến lược thương hiệu hình ô: một thương hiệu chung sẽ hỗ trợ cho mọi sản phẩm của công ty ở các thị trường khác nhau nhưng mỗi sản phẩm lại có cách thức quảng bá và cam kết riêng trước khách hàng và công chúng.
Chiến lược thương hiệu nguồn: tương tự như chiến lược hình ô, nhưng điểm khác biệt chủ yếu là mỗi sản phẩm được đặt thêm một tên riêng.
Chiến lược thương hiệu chuẩn: đưa ra một sự chứng thực hay xác nhận của công ty lên tất cả sản phẩm vốn hết sức đa dạng và phong phú và được nhóm lại theo chiến lược thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dãy hay thương hiệu nhóm.
Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây
2.1 Thực trạng
2.1.1 Về sản xuất lúa gạo
Sản xuất lúa gạo là ngành đóng góp lớn vào thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong 10 năm gần đây, 1999 - 2008, sản lượng lúa tiếp tục tăng lên, từ 31,7 triệu tấn tăng lên 38,2 triệu tấn, sản lượng lúa bình quân đầu người tăng từ 414 kg/người lên 442 kg/người. Nhờ vậy, an ninh lương thực quốc gia không ngừng được tăng cường, tỷ lệ người thiếu lương thực giảm nhanh chóng từ 15,1% xuống còn 3,2%, góp phần quan trọng ổn định xã hội. Thành tựu trong sản xuất lúa qua các năm:
Bảng 1: Diện tích gieo trồng lúa cả nước (Tổng Cục Thống Kê 2009) (nghìn ha)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
7666
7492.7
7504.3
7452.2
7445.3
7329.2
7324.8
7207.4
7414
Qua số liệu của bảng 1 cho thấy diện tích gieo trồng lúa cả nước qua các năm bị thu hẹp dần từ 2000 đến 2008 giảm đi 252 nghìn ha, nguyên nhân có thể là do quá trình đô thị hóa biến đất ruộng thành đô thị hay do một số vùng canh tác cây lúa không hiệu quả nên đã chuyển sang canh tác cây trồng khác làm hay chuyển sang loại hình sản xuất khác làm cho diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp.
Bảng 2: Sản lượng thóc cả nước (Tổng Cục Thống Kê 2009) (x 1.000 tấn)
Năm
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Mùa
2000
32529.5
15571.2
8625.0
8333.3
2001
32108.4
15474.4
8328.4
8305.6
2002
34447.2
16719.6
9188.7
8538.9
2003
34568.8
16822.7
9400.8
8345.3
2004
36148.9
17078.0
10430.9
8640.0
2005
35832.9
17331.6
10436.2
8065.1
2006
35849.5
17588.2
9693.9
8567.4
2007
35942.7
17024.1
10140.8
8777.8
2008
38725.1
18325.5
11414.2
8985.4
Qua số liệu của bảng 2 cho thấy sản lượng thóc cả nước qua các năm tăng đều qua các năm từ năm 2000 đến năm 2002 tăng khoảng 6,1 triệu tấn.
Bảng 3: Năng suất lúa cả nước (Tổng Cục Thống Kê 2009) (tấn/ha)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Sơ bộ 2008
4,24
4,29
4,59
4,64
4,86
4,89
4,89
4,99
5,22
Trong đó ĐBSH đạt 5,88 tấn/ha, Trung du và miền núi phía Bắc đạt 4,33 tấn/ha, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ đạt 5,05 tấn/ha, Tây Nguyên đạt 4,43 tấn/ha, Đông Nam Bộ đạt 4,25 tấn/ha, Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 5,36 tấn/ha (2008).
Nhận xét chung: mặc dù diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp qua các năm nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cộng với khả năng thâm canh cao của người nông dân mà năng suất và sản lượng lúa của nước ta vẫn tăng đều qua các năm.
Những thách thức đối với ngành sản xuất lúa gạo:
Bên cạnh những đóng góp cho nền kinh tế, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ về hiệu quả và phát triển bền vững.
Về hiệu quả kinh tế: So sánh lợi nhuận thu được trên tấn gạo tính bình quân trong thời kỳ 1999 - 2008, cho thấy hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt được còn thấp so với nhiều nước bên ngoài điển hình là Thái Lan. Tổng chi phí và lợi nhuận sản xuất 1 tấn gạo từ các khâu sản xuất lúa, thu gom lúa, chế biến gạo đến tiêu thụ gạo của ngành lúa gạo Việt Nam bình quân khoảng 921 USD/tấn và 145 USD/tấn trong khi của Thái Lan là 915 USD/tấn và 222 USD/tấn. Chi phí sản xuất gạo của Việt Nam và Thái Lan chênh nhau không nhiều nhưng lợi nhuận thu được của ngành lúa gạo Việt Nam chỉ bằng 65,1% so với của Thái Lan do gạo Thái Lan có chất lượng và giá bán cao hơn. Tính bình quân, cứ sản xuất 1 tấn gạo ngành lúa gạo Thái Lan lợi nhuận cao hơn so với ngành lúa gạo Việt Nam 78 USD. Về giải quyết vấn đề xã hội: Sản lượng lúa gạo ngày càng tăng nhưng các hộ trồng lúa vẫn thuộc nhóm hộ có thu nhập thấp ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người thường ở mức giáp ranh hộ nghèo. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập đầu người của các hộ nông dân trồng lúa so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước có xu hướng ngày càng doãng ra, từ ở mức bằng 66,2% trong giai đoạn 1998 - 2003 giảm xuống chỉ còn bằng 55,7% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước 784 nghìn đồng/người tháng trong giai đoạn 2004 - 2008. Tình trạng này dẫn đến, những năm gần đây ở một số nơi nông dân bỏ sản xuất lúa để đi làm việc khác ngày càng nhiều, làm sản xuất lúa thiếu ổn định. Về phát triển bền vững môi trường: Mức phân bón hoá học và thuốc BVTV cho sản xuất 1 tấn lúa của Việt Nam trong thời kỳ 1981 - 1990 bình quân khoảng 56 kg phân bón/tấn lúa và 0,3 kg thuốc BVTV/tấn lúa. Từ năm 2000 đến nay, mức phân bón hoá học và thuốc BVTV cho sản xuất 1 tấn lúa tiếp tục tăng lên, bình quân ở mức 73 kg phân bón/tấn lúa và 0,45 kg thuốc/tấn lúa. Tại khu vực ĐBSCL, nông dân thường sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc BVTV để trồng lúa ngắn ngày 3 vụ năm, mức bón phân hoá học cho lúa hiện cao nhất trong cả nước, bình quân 380 - 400 kg/ha DTGT lúa. Mức sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV cho gieo trồng lúa tăng lên, song chưa đi kèm tương ứng với các hoạt động phổ biến kỹ thuật sản xu
 

whiteangle911

New Member
Re: Download Tiểu luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây

mình đang cần những thông tin trong bài này. hi vọng bạn gửi cho mình link down. thanks you
 

tctuvan

New Member
Re: Download Tiểu luận Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây

Trích dẫn từ whiteangle911:
mình đang cần những thông tin trong bài này. hi vọng bạn gửi cho mình link down. thanks you

Bạn download tại tệp đính kèm nè
 

Attachments

  • tieu_luan_thuc_trang_san_xuat_va_xuat_khau_lua_gao.zip
    51,6 KB · Lượt xem: 7

Các chủ đề có liên quan khác

Top