Torn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
Mổi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và mổi cá nhân đều có công nghệ để triển khai. Công nghệ là yếu tố quan trọng để đánh giá, so sánh khả năng và tiềm lực về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Có thể thấy các nước tiên tiến, có nền kinh tế phát triển đều sở hữu một nền công nghệ rất tiến bộ. Với xu thế toàn cầu hoá thì việc giao lưu trao đổi văn hoá và tiến bộ về khoa học – kĩ thuật là yếu tố cần thiết cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.
Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị WTO. Với xu thế toàn cầu hoá của các ngành kĩ thuật, đặc biệt là c«ng nghiệp – nghành kinh tế mủi nhọn cho việc phát triển kinh tế của một nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là cơ hội và củng là thách thức lớn cho công nghiệp Việt Nam. Chúng ta cần có một hướng đi đúng đắn cho nên kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.

Có thể thấy mặt bằng chung về công nghệ của nước ta lạc hậu hơn các nước phát triển rất nhiều. có ngành còn tụt hậu đến 30, 40 năm công nghệ. Do đó việc tiếp thu và áp dụng được những tiến bộ về KH – KT tiên tiến trên thế giới là việc làm vô cùng cần thiết. Nhưng để chuyển giao dược dầy đủ thành phần công nghệ trong sự chênh lệch đó không phải là việc làm đơn giản, chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết để có được công nghệ như bên chuyển giao công nghệ.

Qua những lí do nêu trên em đã chọn đề tài: “Chuyển giao công nghệ trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập”.

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1. quan niệm và thành phần công nghệ
1.1.1. Quan niệm
Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công nghệ. Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song việc nhận thức về sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm về công nghệ:
Theo tổ chức phát triển của LHQ (UNIDO): công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ thống, có phương pháp”.
Theo tổ chức ESCAP (uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á- Thái bình dương): “công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa này được mở rộng”nó bao gồm tất cả các kĩ năng, kiến thức, thiết bi và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tao, dịch vụ thông tin”.
Nếu như định nghĩa của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu quả khi xem xét viêc sử dụng công nghệ cho môt định nghĩa nào đó thì ESCAP đã tạo ra một bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Định nghĩa này mở rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dich vụ và quản lý. Trên cơ sở tiếp thu những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa học tại Việt Nam, định nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tại thông tư số28 /TTQLKH ngày 22/1/1994 của bộ khoa học công nghệ và môi trường được tóm tắt như sau:
Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hay một số nhiệm vụ trong thực tiễn kinh doanh được thể hiện dưới dạng:
+ Các bí quyết kĩ thuật phương án công nghệ quy trình công nghệ tài liệu thiết kế sơ bô và thiết kế kĩ thuật.
+ Các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế kiểu dáng, công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá).
+ Các giải pháp nói trên có thể bao hàm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dung công nghệ.
+ Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn.
Có thể đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau người ta có các định nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát: công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra.
1.1.2. Thành phần của công nghệ
Bất cứ một công nghệ nào từ đơn giản tới phức tạp đều bao gồm bốn thành phần trang thiết bị (T), con người (H), thông tin (I), tổ chức (O). Có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau.
* Các yếu tố cấu thành công nghệ:
- Phần cứng: bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng ...phần cưng tăng năng lực cơ bắp và trí lực cho con người.
- Phần mềm bao gồm:
+ Phần con người là đội ngũ lao động có sức khoẻ kĩ năng, kĩ sảo, kinh nghiệm sản xuất và có năng suất lao động cao. Một trang thiết bi hoàn hảo nhưng thiếu một con người có chuyên môn kĩ thuật, kỷ luâ lao động sẽ trở lên vô tích sự.
+ Phần thông tin: bao gồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả, sáng chế, chỉ dẫn kĩ thuật, điều hành sản xuất .
+ Phần tổ chức: Bao gồm những liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tao mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành.
+ Phần bao tiêu: Nghiên cứu thị trường đầu ra là việc quan trọng cũng nằm trong phần mềm của chuyển giao công nghệ.
1.2. Phân loại công nghệ
Hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều tới mức không thể xác định chính xác, do đó việc phân loại chính xác, chi tiết là điều rất kho khăn . Tuỳ theo mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau:
Theo tính chất: Công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin công nghệ đào tạo - giáo dục.
Theo ISO 8004.2000, Dịch vụ có bốn loại:
- Tài chính, ngân hàng, dịch vụ, tư vấn.
- Tham quan, du lịch, vận chuyển.
- Tư liệu thông tin.
- Huấn luyện, đào tạo.
Theo nghành nghề: Có các loại công nghệ công nghiệp; nông nghiệ, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu.
Theo sản phẩm: tuỳ từng trường hợp loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng như công nghệ thép công nghệ xi măng công nghệ ô tô...
Theo đặc tính công nghệ công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục,
Trong phạm vi quản lý công nghệ, một số loại công nghệ được đề cập như dưới đây:
Theo trình độ công nghệ (căn cứ mức độ phức tạp, hiện đại của các thành phần công nghệ) có các công nghệ truyền thông, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian.
Các công nghệ truyền thống thường là thủ công, có tính độc đáo, độ tinh sảo cao, song năng suất không cao và không đồng đều. các công nghệ truyền thống có ba đặc trưng cơ bản: tính cộng đồng, tính ổn định vgà tinh lưu truyền.
Các công nghệ tiên tiến là thành quả khoa học hiện đại, nhưng công nghệ này có năng suất cao, chất lượng tốt và đồng đều, giá thành sản phẩm của chúng hạ.
Công nghẹ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến xét về trình độ công nghệ
Theo mục tiêu phát triển công nghệ có công nghệ phát triển, công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy.
Các công nghệ phát triển bao gồm các công nghệ bảo đảm. cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn, ở, mặc, đi lại.
Các công nghệ thúc đẩy bao gồm các công nghệ tạo lên sự tăng trưởng kinh tế trong quốc gia.
Các công nghệ dẫn dắt là các công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giiớiC
Theo góc độ môi trường có công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch
Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuât tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng hợp lý
Theo đặc thù của công nghệ có thể chia thành hai loại: công nghệ cúng và công nghệ mềm. cách phân loại này xuất phát từ quan niệm công nghệ gồm bốn thành phần trong đó kĩ thuật là phần cứng còn ba yếu tó còn lại là phần mềm. một công nghệ mà phần cứng của nó được đánh giá là vai trò chủ yếu thì công nghệ đó được coi là công nghệ phần cứng và ngược lại. cũng có quan niệm coi công nghệ cứng là công nghệ khó thay đổi; còn công nghệ mềm là công nghệ có chu trình sống ngắn phát triển nhanh
Theo đầu ra của công nghệ, có công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình: công nghệ sản phẩm liên quan thiết kế sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm) và việc sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm sử dụng sản phẩm); trong khi công nghệ quá trình để chế tạo ra sản phẩm đã được thiết kế(liên quan tới bốn thành phần công nghệ).
1.3. Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng trở lên phong phú và đa dạng hơn bởi vậy viêc đưa ra một hệ thống lý luận chung về chuyển giao công nghệ là hoàn toàn cần thiết.
1.3.1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ
a. Khái niệm bất kì một quốc gia, một nghành, một cơ sở, một địa phương hay một cá nhân nào cũng có một hay nhiếu công nghệ triển khai. Đó có thể là công nghệ nội sinh (công nghệ) tự tạo hay công nghệ ngoại sinh (công nghệ có được từ nước ngoài). Trong một số điều kiện nhất định nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì, theo quan niệm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế: chuyển giao công nghệ là chuyển giao và nhận công nghệ qua biên giới. Điều đó có nghĩa công nghệ được chyển và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự giác (tình báo kinh tế, công nghiệp, hội thảo khoa học).
Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản ông Prayyoon Shiowana: “chuyển giao công nghệ là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích luỹ một cách liên tục và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất, một sự chuyển giao công nghệ thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích luỹ sâu hơn và rộng hơn”. Cách nhìn nhận mới về chuyển giao công nghệ đứng trên góc độ nột quốc gia đã và đang có những hoạt động chuyển giao công nghệ tích cực vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cho ta thấy sự đánh giá của họ về chuyển giao công nghệ đặc biệt là nhân tố con người.
Như vậy trong một khuôn khổ nhất định định nghĩa về chuyển giao công nghệ là việc làm cần thiết.
b. Đối tượng chuyển giao công nghệ
Công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm . Sự phức tạp hay khó khăn không thể hiện nhiều ở phần cứng mà tập trung vào phần mềm bởi phần mềm rất trừu tượng, bí ẩn, giá cả không ổn định. Về vấn đề này bộ luật
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongdong294

New Member
Re: Tiểu luận Chuyển giao công nghệ trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập

bài luận rất hay
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Chuyển giao công nghệ trong công nghiệp vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top