Alberto

New Member
Download Khóa luận Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy

Download Khóa luận Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY . . 3
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY. 3
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty công trình Đường Thủy . 3
1.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy. 5
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY. 6
1.1.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư . . 6
1.2.2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển . 8
1.2.2.1. Nguồn vốn tự có . 11
1.2.2.2. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước. 12
1.2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại. 14
1.2.2.4. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 15
1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án. 17
1.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư. 18
1.2.4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị. 20
1.2.4.2. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 22
1.2.4.3. Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường. 24
1.2.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư. 26
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY. 27
1.3.1. Kết quả đầu tư:. 27
1.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. 27
1.3.1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 29
1.3.1.3. Kết quả đầu tư mở rộng thị trường. 30
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư. 31
1.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy. 35
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY. 41
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI. 41
2.1.1. Mục tiêu chung. 41
2.1.2. Mục tiêu cụ thể. 43
2.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 45
2.2.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải gắn với việc đổi mới cơ cấu đầu tư theo định hướng chiến lược của công ty. 45
2.2.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải kết hợp chặt chẽ với việc huy động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài công ty cho đầu tư phát triển. 46
2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên cơ sở coi trọng quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo của công ty đồng thời phải tuân thủ sự quản lý của Nhà nước. 47
2.2.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. 48
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY . 49
2.3.1. Đổi mới và tăng cường công tác kế hoạch hóa đầu tư của công ty. 49
2.3.2. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư . 51
2.3.2.1. Vốn tự có của công ty. 51
2.3.2.2. Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. 53
2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát vốn trong quá trình đầu tư và xây dựng. 53
2.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư. 56
2.3.5. Đổi mới chiến lược và hình thức đầu tư để hiện đại hóa thiết bị, máy móc và kỹ thuật công nghệ. 57
2.3.5.1. Đổi mới chiến lược đầu tư. 57
2.3.5.2. Đổi mới hình thức đầu tư. 58
2.3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng thời đảm bảo đầu tư đồng bộ trong công ty. 60
2.3.7. Hoạt động đầu tư của công ty cần gắn với thị trường, nghiên cứu kỹ thị trường trước khi quyết định đầu tư. 62
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 62
2.4.1. Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược. 62
2.4.2. Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại và đổi mới DNNN. 63
2.4.3. Hoàn thiện khung thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để quản lý hoạt động đầu tư phát triển. 63
2.4.4. Tiếp tục tăng qui mô vốn đầu tư cho DNNN, trên cơ sở đổi mới cơ chế huy động vốn, đặc biệt, đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước vào DNNN và chính sách tín dụng. 64
KẾT LUẬN. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 66
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

yếu tố vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả và danh tiếng làm tiền đề cho công ty có thể vươn xa tới thị trường ngoài nước, tăng cường năng lực và có thể chiến thắng trong cạnh tranh quốc tế.
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư
* Hệ số huy động tài sản cố định
Bảng 1.20: Hệ số huy động TSCĐ của Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Giá trị TSCĐ huy động
Tổng VĐT
Hệ số huy động TSCĐ
2002
3.152
5.040
0,62
2003
5.624
9.286
0,60
2004
1.215
1.835
0,66
2005
9.545
13.160
0,72
2006
14.716
20.065
0,73
2002-2006
34.252
49.386
0,69
Nguồn:phòng Quản lý dự án
Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định của công ty khá cao, trung bình khoảng 0,69; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,69 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập. Nhìn chung, hệ số huy động TSCĐ của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt, trong hai năm 2005 và 2006, hệ số này đã đạt tới 0,72.
Bảng 1.21: Kết quả và hiệu quả đầu tư ở Công ty công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
(giả định VĐT năm nào phát huy tác dụng ngay trong năm đó)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. Tổng VĐT
Tr.đ
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
2. Giá trị TSCĐ huy động
Tr.đ
3.152
5.624
1.215
9.545
14.716
3. Doanh thu
Tr.đ
65.590
85.222
96.053
122.016
195.225
4. Doanh thu tăng thêm
Tr.đ
-
19.632
10.831
25.963
73.209
5. Lợi nhuận
Tr.đ
178,2
237,6
439,3
685,8
976,5
6. Lợi nhuận tăng thêm
Tr.đ
-
59,4
201,7
246,5
290,7
7. Nộp ngân sách tăng thêm
Tr.đ
-
1.827
2.402
2.491
2.628
8. Lao động tăng thêm
Người
-
- 12
- 24
- 27
- 18
12. TNBQ năm tăng thêm
Tr.đ
-
0,84
2,88
4,2
2,04
Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Doanh thu tăng thêm/VĐT
Đồng
-
2,039
2,538
1,872
3,510
- Lợi nhuận tăng thêm/VĐT
Đồng
-
0,006
0,047
0,018
0,014
- Nộp NS tăng thêm/VĐT
Đồng
-
0,190
0,563
0,180
0,126
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
* Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2002-2006 đạt 2,403 đồng. Tổng doanh thu 5 năm đạt 564.106 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm. Doanh thu tăng phát triển nhất trong năm 2006, tăng tới 60% so với năm 2005.
Hình 1.12: Doanh thu của Công ty công trình Đường Thủy
* Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của công ty bình quân cả giai đoạn đạt mức 0,015 đồng. Trong giai đoạn 2002-2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên 5,5 lần và lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này thể hiện hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư của công ty những năm qua.
Hình 1.13: Lợi nhuận sau thuế của công ty công trình Đường Thủy
giai đoạn 2002-2006
Năm 2003, lợi nhuận đã tăng 33,33% so với năm 2002 và đạt mức 237,6 triệu đồng (tăng 59,4 triệu đồng). Năm 2004, lợi nhuận tăng với tốc độ lớn nhất trong cả thời kỳ là 84,49%, tương ứng tăng 201,7 triệu đồng so với năm 2003. Trong hai năm 2005 và 2006, lợi nhuận tiếp tục tăng với tốc độ chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trên 40%/năm.
Tóm lại, xét về hiệu quả đầu tư, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của công ty trong cả giai đoạn là thấp. Xét lại từng năm, năm 2004 là năm có tỷ suất sinh lời đạt cao nhất, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong năm là 0,047 đồng. Trong năm 2004, lợi nhuận tăng thêm là 201,7 triệu đồng, trong khi giá trị TSCĐ huy động lại giảm đi 4.409 triệu đồng, có thể nói năm 2004, vốn đầu tư đã phát huy tác dụng rất tốt. Trong các năm sau, có thể nhận định rằng, hiệu quả đầu tư thấp do giá các yếu tố đầu vào tăng, trong khi đó, công ty lại thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng một lượng TSCĐ rất lớn. Giá trị TSCĐ tăng thêm năm 2005 gấp 3 lần năm 2002, năm 2006 gấp 4,7 lần năm 2002, do đó, chi phí khấu hao là yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, việc vay tín dụng để đầu tư đã làm cho chi phí trả lãi vay thực sự là một gánh nặng rất lớn cho công ty.
* Nộp ngân sách tăng thêm
Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của công ty đang gia tăng qua các năm. Năm 2003 tăng 1.827 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 2.402 triệu, cũng xấp xỉ mức tăng của năm 2005, đến năm 2006 mức nộp ngân sách tăng 2.628 triệu đồng so với năm 2005. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà công ty có được trong vòng 4 năm vừa qua.
* Lao động tăng thêm và Thu nhập bình quân năm tăng thêm
Do việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm, một bộ phận công nhân còn yếu về trình độ tay nghề đã bị cắt giảm. Với số lao động thu hẹp dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định .
Cho đến năm 2006, lương lao động bình quân hàng tháng là 1,68 triệu đồng - với thu nhập như vậy, cán bộ công nhân viên có thể yên tâm làm việc lâu dài tại công ty.
Ngoài ra, các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV (Lợi nhuận thuần), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), thời gian thu hồi vốn đầu tư… được công ty đánh giá theo từng dự án.
1.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy
Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư ở công ty chưa được chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Về công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đầu tư chưa bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Về công tác kế hoạch, thực tế những năm qua, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch hoá đầu tư nói riêng trong công ty còn bị xem nhẹ, chưa xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường của DN chưa được quan tâm đúng mức. Chưa gắn kết công tác kế hoạch đầu tư hằng năm với công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình, dự án.. Hậu quả là, đầu tư bị chồng chéo, thất thoát đầu tư nhiều, do đó, hiệu quả đầu tư giảm.
Thứ hai, thiếu vốn, qui mô vốn nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, trong khi công nợ của công ty ngày càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển pha sau. Trong những năm qua, công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn do nguồn ngân sách hạn hẹp, vốn vay cần những điều kiện nhất định, vốn tự có không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đó đã làm cho tài chính của công ty thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả là, công ty không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khả năng để trang bị các d
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình hoạt động tại công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top