pe_pe

New Member
Download Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Download Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 4
1.1. VỐN ODA 4
1.1.1. Khái niệm và các hình thức của vốn ODA 4
1.1.1.1. Khái niệm ODA 4
1.1.1.2. Các hình thức ODA 5
1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA 7
1.1.3. Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ 8
1.1.3.1. Ưu điểm 9
1.1.3.2. Mặt trái của vốn ODA 11
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 12
1.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 12
1.2.1.1. Sự cần thiết 12
1.2.1.2. Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 12
1.2.1.3. Thông tin để đánh giá 21
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA 21
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan 21
1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan 22
1.3. ODA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM 25
1.3.1. Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam 25
1.3.2. Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 27
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG NÔNG NGHIỆP 29
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giới 29
1.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý ODA trong lĩnh vực NNo&PTNT cho Việt Nam 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY 37
2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2006 . . . .37
2.1.1. Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA 37
2.1.2. Tình hình giải ngân 38
2.1.3. Tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ODA 39
2.1.3.1. Nguồn vốn ODA phân bổ theo ngành 39
2.1.3.2. ODA phân bổ theo khu vực địa lý 40
2.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 42
2.2.1. Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo & PTNT 42
2.2.2. cách thực hiện các chương trình ODA tại Bộ NNo&PTNT .45
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY 45
2.3.1. Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 45
2.3.1.1. Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT 46
2.3.1.2. Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 49
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay 55
2.3.2.1. Theo lĩnh vực sử dụng 57
2.3.2.2. Theo nhà tài trợ 57
2.4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 62
2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 62
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 66
2.4.2.1. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước 66
2.4.2.2. Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ 69
2.4.2.3. Quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT 72
2.4.2.4. Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng ODA tại Bộ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng 74
2.4.2.5. Công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập 75
2.4.2.6. Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu 81
2.4.2.7. Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ 83
2.4.2.8. Nhận thức về ODA còn hạn chế 85
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI 86
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010 86
3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn đến năm 2010 86
3.1.1.1. Mục tiêu 86
3.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn 88
3.1.2. Quan điểm và định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT trong thời gian tới. 89
3.1.2.1. Quan điểm sử dụng vốn ODA 89
3.1.2.2. Định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT 91
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO& PTNT TRONG THỜI GIAN TỚI 95
3.2.1. Từ phía Bộ NNo&PTNT 95
3.2.1.1. Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA 95
3.2.1.2. Sửa đổi/bổ sung/thay thế Quyết định số 45/2001/QĐ/BNN ngày 30/09/2004 96
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án 96
3.2.1.4. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án 97
3.2.1.5. Bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án 98
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu 98
3.2.1.7. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án. .99
3.2.1.8. Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án 100
3.2.1.9. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án 101
3.2.1.10. Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dự án 102
3.2.2. Từ phía các Ban quản lý dự án 103
3.2.2.1. Xây dựng qui chế hướng dẫn phù hợp cho từng Ban quản lý dự án 103
3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hàng năm 104
3.2.2.3. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng/người hưởng lợi 105
3.2.2.4. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo và giám đốc dự án 106
3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dự án Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợi 107
3.2.2.6. Lựa chọn và kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện dự án 108
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN 109
3.3.1. Đối với Chính phủ 109
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính 112
3.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư 114
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 121
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

gian qua qua bảng 2.10 và 2.11 dưới đây:
Bảng 2.10: Tình hình giải ngân vốn ODA tại Bộ NNo và PTNT
ĐVT: triệu USD
Năm
Ký kết
Giải ngân
Tỉ lệ giải ngân/cam kết
1993
90,8
32,8
36%
1994
99,5
45,2
45%
1995
194
102,7
52%
1996
90
78,5
87%
1997
107
88,6
83%
1998
287,1
154
54%
1999
204,9
177
86%
2000
203,2
148
73%
2001
249
165
66%
2002
166,6
145
87%
2003
144,3
125
87%
2004
188,3
159
85%
2005
353
202
57%
2006
450
282
63%
Tổng
2 827
1 904
67%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG- Bộ NNo&PTNT
Nhìn vào bảng 2.10 cho chúng ta thấy, trong 14 năm (từ năm 1993 – 2006), tổng số vốn ODA mà Bộ NNo&PTNT đã ký kết là 2,827 tỷ USD, trong đó đã giải ngân được 1,9 tỷ USD, đạt 67%. Đây cũng là con số tương đối cao so với tình hình giải ngân vốn ODA của cả nước trong giai đoạn này (trung bình 50 – 70%).
Để có cái nhìn cụ thể hơn, tác giả sẽ phân tích việc sử dụng vốn ODA theo lĩnh vực sử dụng và theo nhà tài trợ. Cụ thể như sau:
Theo lĩnh vực sử dụng
Bảng 2.11: Tình hình giải ngân vốn ODA theo lĩnh vực sử dụng
ĐVT: Triệu USD
ODA phân theo lĩnh vực
ODA ký kết
ODA giải ngân
Tỷ lệ %
1. Nông nghiệp và PTNT
1 037
674
65%
2. Thuỷ lợi
1 287
944
73%
3. Lâm nghiệp
503
286
57%
Tổng cộng
2 827
1 904
67%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG- Bộ NNo&PTNT
Bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ giải ngân bình quân thời kỳ 1993-2006 nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT đạt 67%, tỷ lệ này vào loại trung bình so với ngành kinh tế khác trong cả nước.
Năm 1993, 1994 do dự án mới hình thành, trình độ quản lý chưa cao nên tỷ lệ giai ngân chỉ đạt 36-45%. Những năm 1996, 1997 tỷ lệ giải ngân đạt 83-87% sau đó giảm dần đến năm 2000. Tình hình giải ngân ổn định và đạt tỷ lệ cao trong thời kỳ 2002-2004 đạt 87%. Năm 2005, một số dự án đã kết thúc, một số dự án đang hoàn thành nên tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 57%. Bảng này cũng cho thấy lĩnh vực thủy lợi tỷ lệ giải ngân cao nhất đạt 73% kế đó là nông nghiệp đạt 65% và lâm nghiệp chỉ đạt 57%.
Theo nhà tài trợ
Tình hình giải ngân nguồn ODA theo nguồn tài trợ tại Bộ NNo&PTNT thời kỳ 1993-2006 trình bày bảng 2.12.
Bảng 2.12: Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ
ĐVT: Triệu USD
Hạng mục
ADB
WB
Nhà tài trợ khác
Tổng cộng
Giá trị Hiệp định
858
643
1 326
2 827
Kết quả giải ngân
558
437
909
1 904
Tỷ lệ giải ngân/vốn đã ký tại Hiệp định
65%
68%
69%
67%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG - Bộ NNo&PTNT
Tình hình giải ngân không đồng đều giữa các nhà tài trợ và tuỳ từng trường hợp vào loại hình các dự án là đặc điểm nổi bật nhất của việc sử dụng vốn ODA nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng trong thời gian qua. Cụ thể:
Tính đến hết năm 2001, tỷ lệ giải ngân vốn viện trợ không hoàn lại (chủ yếu thuộc các nhà tài trợ khác) đạt 72% so với giá trị Hiệp định đã ký, trong đó phần vốn được phản ánh qua ngân sách rất chỉ đạt 45% chủ yếu là một số dự án tài trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ trang thiết bị; phần còn lại (55%) là chi phí ngoài nước không qua ngân sách như chi phí chuyên gia, đào tạo ở nước ngoài.
Tỷ lệ vốn vay ưu đãi (vay ADB, WB) giải ngân luỹ kế so với giá trị các Hiệp định vay đã ký đạt 65% và 68% nói chung là thấp, kết quả thực hiện hàng năm của hầu hết các dự án đều không đạt kế hoạch giải ngân như đã cam kết. Đến nay, đã có 3 dự án cơ bản hoàn thành kết thúc giải ngân là: dự án “Phục hồi nông nghiệp” vay WB 96 triệu USD đã tổng quyết toán năm 1999; dự án “Khôi phục thủy lợi và chống lũ” vay ADB 76,6 triệu USD và dự án “Thuỷ lợi khu vực đồng bằng sông Hồng” cũng từ nguồn vốn vay ADB 60 triệu USD đều đã hoàn thành, kết thúc việc giải ngân năm 2001.
Phần vốn vay đã giải ngân chủ yếu được cấp phát cho các dự án đầu tư XDCB như: dự án “Phục hồi các công trình thuỷ lợi” vay WB với số vốn 90 triệu USD; dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” vay ADB với số vốn 120 triệu USD (ngoài 30 triệu USD vốn đối ứng của Chính Phủ); dự án “Cải tạo rừng ngập mặn” vay WB với số vốn 32 triệu USD; dự án “Phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long” vay của WB 101,8 triệu USD; dự án “Thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn 2” vay vốn ADB 100 triệu USD…
Phần còn lại sử dụng để cho vay lại thông qua Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam như: dự án “Phục hồi nông nghiệp” có 40/68 triệu USD cho vay lại, dự án “Đa dạng hoá nông nghiệp” có 52/84 triệu USD và dự án “Phát triển Chè và Cây ăn quả” có 35/57,6 triệu USD.
Các dự án trợ giúp kỹ thuật thường giải ngân đạt và vượt kế hoạch đề ra như các dự án hỗ trợ kỹ thuật do Australia, Đan Mạnh, Na Uy, Thuỵ Điển tài trợ.
Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT theo từng lĩnh vực và nhà tài trợ như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp:
Đối với lĩnh vực “Nông nghiệp và phát triển nông thôn” và chương trình xoá đói giảm cùng kiệt từ năm 1993- 2006, các dự án ODA đã ký kết và đang thực hiện là 134 dự án với số vốn ước tính 1 037 triệu USD, chiếm 36,7% tổng số vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp. Có thể nói, nguồn vốn ODA trong các năm qua có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt về phương diện chuyển giao công nghệ, quản lý ngành. Một số nhà tài trợ chính cho lĩnh vực nông nghiệp như sau:
- WB đã và đang thực hiện một số dự án lớn như: Dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” 86,88 triệu USD, Dự án “Giảm cùng kiệt các tỉnh miền núi phía Bắc” 135 triệu USD; dự án “Quản lý rủi ro thiên tai - giai đoạn I” 106 triệu USD; dự án “Nâng cấp đê biển Bắc Trung Bộ” 100 triệu USD mới ký năm 2006…;
- ADB đã và đang thực hiện các dự án lớn như: Dự án “Phát triển chè và cây ăn quả” 57,6 triệu USD, dự án “Giảm cùng kiệt miền trung” 76 triệu USD, dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” 150 triệu USD, đã kết thúc tháng 10/2006; dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (ADB2)” 45 triệu USD, dự án “Thủy lợi miền Trung” 74,3 triệu USD mới ký năm 2006…;
- Các tổ chức đa phương khác hay tổ chức phi chính phủ như EU, IFAD, WFP, WWF, FAO, UNDP… đang tài trợ cho chương trình phát triển nông thôn tổng hợp ở những vùng khó khăn, các dự án/chương trình cho cộng đồng người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa… để nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện vệ sinh tại các vùng nông thôn/miền núi. Các nhà tài trợ này thường tài trợ không hoàn lại nên số vốn viện trợ không lớn và thời gian thực hiện ngắn như “Dự án nghiên cứu bền vững canh tác nông nghiệp” do EC tài trợ với số vốn 181 nghìn USD; hay chương trình “Tăng cường quản lý khẩn cấp sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam” do UNDP tài trợ với số vốn 16 triệu USD, thực hiện trong vòng 4 năm; dự án “Phòng chống cúm gia cầm” do FAO tài trợ với số vốn 2 triệu USD thực hiện trong vòng 2 năm…;
- Các nhà tài trợ song phương: Nhật Bản đang viện trợ cho chương trình phát triển điện, nước, đường nông thôn, cầu nông thôn như “Dự án Phan Rí –Phan Thiết” với số vốn vay 56 triệu USD thông qua Ngân hàng phát triển Nhật Bản (JBIC); dự án “Nâng cao năng lực của các hợ tác xã nông nghiệp Việt Na...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên Văn hóa, Xã hội 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top