vothanhmai_vk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
I . Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1- Quá trình hình thành phát triển
Thời kỳ sau cách mạng tháng tám: Ngay từ khi vừa ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, công tác ngoại hối cũng đã được đặt ra như một sự thách đố sinh tử đối với vận mệnh quốc gia.Cách mạng vừa mới thành công, cùng với những nạn đói, nạn lụt, nạn ngoại xâm.Nhà nước Việt Nam vấp ngay hai vấn đề nóng bỏng trong công tác ngoại hối: tiền Đông Dương và tiền Quan Kim-Quốc tệ.
Sau khi giải quyết giấy bạc Đông Dương và xử lý vấn đề Quan Kim- Quốc tệ là hai cuộc ra quân đầu tiên thắng lợi trên mặt trận ngoại hối của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ và chính thức phát hành đồng tiền của nước Việt Nam độc lập.Nhờ có đồng tiền riêng, nền kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi sự lũng đoạn tài chính của Pháp.Từ đây,Nhà nước đã có một công cụ rất quan trọng để giải quyết vấn đề chi tiêu cho kháng chiến , xây dựng nền tài chính độc lập và một loạt các vấn đề kinh tế khác
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Từ ngày 19-12-1946, cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ này, tuy là chống Pháp, tuy Đảng và Nhà nước đưa ra phương châm kinh tế là tự cấp tự túc, tự lực gánh sinh, nhưng vẫn có hàng loạt nhu cầu mua bán hàng hoá với vùng Pháp chiếm đóng và trong một số trường hợp phải mua từ nước ngoài.Trong giai đoạn này,ngoại thương nếu xét theo biên giới quốc gia cũng chỉ là nội thương, nhưng xét theo “biên giới chính trị” thì vẫn có thể gọi là ngoại thương . trong đó sự buôn bán giữa vùng Việt Minh với vùng Pháp chiếm đóng và nội dung chủ chính của ngoại thương.
Ngày 15-08-1951 , theo Nghị định số 118-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý xuất nhập khẩu Trung ương thành lập.Chức năng của Ban này không phải là quản lý theo từng tỉnh , mà quản lý theo từng tuyến giữa vùng Việt Minh và vùng Pháp, thường đó là các tuyến liên tỉnh .Trên các tuyến này, Ban Quản Lý xuất nhập khẩu giải quyết đồng thời các nhiệm vụ mà trước đây thường tách rời nhau như xuất nhập khẩi, hối đoái, thuế… Ba nhiệm vụ này được quản lý thống nhất và cách tổ chức này tỏ ra có hiệu quả.
Từ năm 1952, ngoài việc mua bán với vùng Pháp chiếm đóng, đã mở ra một thị trường mới ngày càng rộng lớn: buôn bán với Trung Quốc.Năm 1952, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Thương Mại với Trung Quốc, đó cũng là Hiệp định Thương mại đầu tiên với một nước ngoài.Đến năm 1953, Việt Nam lại ký với Trung Quốc một Nghị định thư về mậu dịch tiểu nghạch, cho phép nhân dân ở hai bên biên giới được đi lại trao đổi những sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày của địa phương.
Cùng với những chuyển biến chung về đường lối kinh tế, ngày 06-05-1951, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.Sắc lệnh này quy định 5 nhiệm vụ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là: Quản lý phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ ; quản lý kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá;hoạt động kim dung bằng các biện pháp hành chính ; Quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ.
1.1 Thành lập sở quản lý ngoại hối –Tổ chức tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Những yêu cầu khách quan: Kể từ tháng 5-1955 ,miền Bắc hoàn toàn giảI phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.Về phương diện địa lý, có sự thông thương rộng rãi với bên ngoài trên cả các mặt đường bộ , đường thuỷ và đường hàng không.Các hoạt động trao đổi thông tin, bưu chính, viễn thông quốc tế bắt đầu có dịp mở mang.Các quan hệ chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh tế giữa nước ta với các nước lần lượt được mở rộng.Trong bối cảnh đó , các hoạt động ngoại hối, tín dụng và thanh toán quốc tế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng
Để hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế,tạo dựng cơ sở chính trị xã hội vững chắc, để làm hậu thuẫn vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đã từng bước hình thành và xác định chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Đầu tiên là kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1955-1957.Tiếp đến là kế hoạch 3 năm cảI tạo và phát triển kinh tế 1958-1960.Sau đó là kế hoạch dàI hạn 5 năm 1961-1965.Trong lĩnh vực Ngoại thương , chủ trương của Đảng và Chính Phủ là: “ …phải sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em, đồng thời phảI phát huy đến cao độ tinh thần tự lực cánh sinh đề xây dựng một nền kinh tế tự chủ và góp phần tích cực của ta vào sự hợp tác của các nước anh em….”.Thực hiện đúng tư tưởng đó, nghành ngoại thương đã liên tục tăng cường nhập khẩu dưới ba hình thức chủ yếu: mậu dịch, vay nợ và nhận tiền viện trợ. Trong đó việc nhận hàng viện trợ thông qua vay nợ chiếm phần chủ yếu, nhờ đó đã trang trải được một loạt nhu cầu của sản xuất và đời sống trong nước .Trong đó có mối quan hệ anh em đặc biệt với hai nước anh em là Liên Xô và Trung Quốc.
Trong quan hệ quốc tế,Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với hệ thống Ngân hàng các nước ngoài.Đến năm 1955 Việt Nam đã có quan hệ với 9 ngân hàng của 5 nước trên thế giới .Đến cuối 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giao dịch với 95 ngân hàng của 34 nước trên thế giới .cách thanh toán được quy định phù hợp với từng nước hay từng nhóm nước và có cảI tiến từng bước nhằm phù hợp với từng giai đoạn .
Với các nước xã hội chủ nghĩa ,ban đầu mậu dịch quốc doanh hai bên trao đổi hàng hoá theo hiệp định thương mại ký kết .Ngân hàng hai bên mở tài khoản cho nhau thanh toán theo cách bù trừ không hạn định số dư “có” và miễn lãi số dư “nợ” trong phạm vi quy định do hai bên thoả thuận .Đến năm 1957 cách trả tiền ngay được thống nhất áp dụng cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.cách này thúc đẩy vốn của các công ty xuất nhập khẩu luân chuyển được nhanh hơn.
Để đáp ứng các yêu cầu mới,bộ máy Ngân hàng Quốc gia VIệt nam cũng có sự tăng cường về tổ chức và nhân sự .Hàng loạt những nghiệp vụ mới đã đặt ra nhu cầu về tổ chức mới.Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối,việc buôn bán với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa , với các nước ngoài khu vực xã hội chủ nghĩa , việc chi tiêu viện trợ cho miền Nam bằng các ngoại tệ khác nhau…đòi hỏi phảI có một bộ phận chuyên trách lĩnh vực này .Tại Ngân hàng Trung ương đã thành lập một loạt bộ phận mới tương đương cấp cục, vụ như; thành lập Ban Thanh Tra:ra đời Vụ Kế Hoạch; đổi tên vụ nghiệp vụ thành Vụ Tín Dụng..Trong số các bộ phận mới được thành lập, có một bộ phận rất quan trọng, đó là Sở Quản lý Ngoại hối. Sở này được thành lập theo Nghị định 443/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 20-01-1955.
1.2 Sự ra đời Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam- Vietcombank
Từ thập kỷ 60 trở đI, tình hình mới đòi hỏi phảI có những thay đổi và chuyên môn hoá hơn nữa về mặt tổ chức .Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 114 ngân hàng ở 34 nước.Trong quan hệ đó, nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một đầu mối thị không còn thuận tiện cho việc giảI quyết những quan hệ đã ngày càng đa dạng và phức tạp hơn trước nhiều.
Trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng thấy rõ yêu cầu phảI tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở.Đó chính là lý do ra đời hệ thống tổ chức ở các địa phương gồm các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Trung Tâm tại các tỉnh và thành phố Hà Nội, HảI Phòng.Các chi nhánh này thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ – tín dụng trên địa bàn và hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng nghiệp vụ thị xã cũng như các chi đIểm ngân hàng nghiệp vụ tại các huyện cũng lần lượt hình thành. Đó là những cơ sở ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp phục vụ khách hàng.
Sau khi có Nghị định 171/CP,Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Trung ương đã trình lên Hội đồng Chính Phủ phương án thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, một pháp nhân ngân hàng chuyên kinh doanh ngoại hối.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày 30-12-1962, Hội đồng Chính Phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành nghị định số 115/CP về việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Với hai Nghị định 171/CP và Nghị định 115/CP, Trong ngành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hình thành hai tổ chức khác nhau, đảm bảo hai chức năng khác nhau trong lĩnh vực ngoại hối: công tác quản lý ngoại hối và nghiên cứu chính sách vĩ mô là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.Theo Nghị định 171/CP các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nướcvề ngoại hối sẽ được bàn giao từ Cục Ngoại hối sang Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Nghị định 115/CP, vào ngày 01-04-1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra mắt và đI vào hoạt động, với tư cách một pháp nhân Ngân hàng Thương mại giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế.Kể từ ngày đó , thương hiệu Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chính thức ra đời, với tên gọi tiếng Anh là : Bank for Foreign Trade of Việt Nam, tên tắt là Vietcombank
Hình thành hệ thống Vietcombank trên cả nước:Việt Nam thống nhất ,sự quản lý đất nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng, tức Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tất cả các nghành chính thức được hợp nhất .Nghành ngân hàng cũng tiến hành hợp nhất Bắc- Nam.Từ đây,xuất hiện một hệ thống ngân hàng của cả nước: Ngân hàng Nhà nước Trung ương tại Hà Nội.Tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trung tâm làm chức năng quản lý nhà nước, hướng dẫn chỉ đạo kế hoạch hoá tiền tệ, tín dụng trên địa bàn.Tại các quận, huyện, thị xã, có các tổ chức ngân hàng nhà nước cơ sở để làm nhiệm vụ kinh doanh ,phục vụ khách hàng.
Như vậy ,từ khi đất nước thống nhất, đến cuối những năm 1980 Vietcombank đã xác lập một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp đối ngoại thống nhất trong cả nước.Từ đó đến nay,Vietcombank đã có 27 chi nhánh cấp 1, 45 chi nhánh cấp 2, và 52 phòng giao dịch tại các địa bàn chủ yếu, hàng trăm phòng giao dịch trải dài từ Bắc vào Nam, 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diệnở nước ngoài, góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp, tham gia 4 liên doanh với nước ngoài và Hội sở chính quản lý, điều hành tại Hà nội.
1.3 Sự ra đời của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, theo như yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh,trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Xác định được chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban. Ngày28-12-2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Sở giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập , địa chỉ tại 198 Trần Quang Khải , Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
2.1 Bộ máy tổ chức.
Cơ cấu bộ máy hoạt động của Sở Giao Dịch bao gồm:
- Phòng bảo lãnh
- Phòng đầu tư dự án
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng kế toán giao dịch
- Phòng khách hàng đặc biệt
- Phòng kiểm tra nội bộ
- Phòng hành chính quản trị
- Phòng hối đoái
- Phòng Ngân Quỹ
- Phòng quản lý nhân sự
- Phòng thanh toán nhập khẩu
- Phòng thanh toán xuất khẩu
- Phòng thanh toán thẻ
- Phòng tín dụng Ngắn hạn
- Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng
- Phòng tin học
- Phòng tiết kiệm
- Tổ quản lý quỹ ATM
- Phòng vay nợ viện trợ
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1 Phòng bảo lãnh
2.2.1.1 Chức năng.
Phòng Bảo lãnh là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao Dịch NHNT, có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ Bảo lãnh và tái bảo lãnh của Sở giao dịch NHNT đối với khách hàng theo các văn bản quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của Nhà nước,NHNN và NHNT VN, đồng thời tuân thủ các thoả ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt Nam là nước thành viên hay đã cam kết tham gia.
2.2.1.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng tại Sở giao dịch theo các quy định hiện hành của Nhà nước, NHNN và của NHNT VN.
- Chủ động tiếp xúc khách hàng để giới thiệu dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.Thẩm định dự án ,kinh doanh của khách hàng làm bảo lãnh
- Lập hồ sơ khách hàng ,hồ sơ bảo lãnh, thu phí bảo lãnh theo quy chế hiện hành
- Hạch toán kế toán các nghiệp vụ bảo lãnh.Lưu giữ và bảo quản hồ sơ bảo lãnh theo quy định của NHNT VN.
2.2.2 Phòng đầu tư dự án
2.2.2.1 Nhiệm vụ
Phòng Đầu tư dự án có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấp tín dụng trung và dàI hạn cho các khách hàng tại Sở theo quy định ,quy chế , thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN và NHNT VN.
2.2.2.2 Nhiệm vụ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuonggnguyen

New Member
Re: [Free] Báo cáo Thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Ad cho em xin tài liệu này với ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top