Taji

New Member
Download Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trong thị trường trong nước cũng như thị trường Thế giới

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trong thị trường trong nước cũng như thị trường Thế giới miễn phí





Quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp trước đây thường được coi là chức năng riêng chỉ của cán bộ phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngày nay quản lý chất lượng sản phẩm được coi như là nhiệm vụ tráchachd nhiệm của toàn bộ các cá nhân trong công ty. Ngoài rviệc kiểm tra chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất, thực hiện khẩu hiệu "Chất lượng ngay từ giây phút đầu". Chúng ta thấy rằng mỗi công ty muốn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ, đó là việc phát huy trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mỗi cá nhân bộ phận phòng ban trong công ty thông qua các biện pháp để đạt được mục tiêu sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h với các hàng tương tự của nhiều nước. Chất lượng thiết kế được hình thành ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng tiêu chuẩn: là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượn sản phẩm là nội dung tiêu chuẩn một loại hàng hoá. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiên nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại:
+ Tiêu chuẩn quốc tế là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều kiện từng nước.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn nhà nước, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tiêu biểu và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam.
+ Tiêu chuẩn nghành (TCN) là các chỉ tiêu về chất lượng do các bộ, các tổng cục xét duyệt và ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong nghành địa phương đó.
+ Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là các chỉ tiêu về chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó.
- Chất lượng thực tế: chỉ mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng.
- Chất lượng cho phép: là dung sai cho phép giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép thì hàng hoá sẽ trở thành hàng hoá phế phẩm.
- Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điều kiện xác định với chi phí xã hội thấp nhất. Thường người ta phải giải quyết mối quan hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo có như vậy doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh và tăng được sức cạnh tranh.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (chuyển lên phần 4 của I)
Có hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đó là:
+ Nhóm nhân tố bên trong
+ Nhóm nhân tố bên ngoài
Như chúng ta đã biết có rất nhiều nhân tố cấu thành chất lượng sản phẩm và cũng chính những nhân tố này là nhân tố ảnh hương đến chất lượng sản phẩm và được xếp vào nhóm nhân tố bên trong, ngoài ra cũng còn có nhóm nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
4.1. Nhóm nhân tố bên trong
a. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Được thể hiện ở các mặt:
+ Trình độ chuyên môn và ý thức kỷ luật, tinh thần lao động hiệp tác của đội ngũ lao động tác động trực tiếp đến khả năng có thẻ tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kỹ thuật công nghệ với chất lượng ngày càng tốt hơn không?
+ Có thể làm chủ được công nghệ ngoại nhập để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay không?
+ Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh doanh chấp nhận được hay không?
b. Khả năng về kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ quy định giới hạn tối đa của chất lượng sản phẩm: kỹ thuật công nghệ nào thì sẽ cho chất lượng sản phẩm tương ứng. Chất lượng và tính đồng bộ của máy móc thiết bị sản xuất ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc thiết bị đó sản xuất ra.
c. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức nguyên vật liệu.
nguyên vật liệu là nhân tố trực tiếp cấu thành sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đến tính chất của sản phẩm. Nên chú ý rằng không phải là từng loại mà là tính đồng bộ về chất lượng của các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều tác động đến tiêu thức chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu, phát hiện và chế tạo các nguyên vật liệu mới ở từng doanh nghiệp dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng sản phẩm.
d. Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp, liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói dù có đầy đủ các nhân tố trên nhưng nhà quản lý, đặc biệt là quản lý sản xuất không tốt sẽ dẫn đến làm giảm hiệu lực của cả ba nhân tố đã nêu trên, làm gián đoạn sản xuất, giảm chất lượng nguyên vật liệu và làm giảm thấp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Cũng vì có vai trò như vậy nên tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã tập hợp, tổng kết và tiêu chuẩn hoá, định hướng những thành tựu và kinh nghiệm quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp thành bộ ISO 9000. ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn về chất lượng của thế giới trong thập niên cuối thế kỷ 20 với tư tưởng nhất quán là chất lượng sản phẩm do chất lượng quản lý quy định.
Trong thực tiễn quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp nhiều chuyên gia về quản lý chất lượng cho rằng 80% các vấn đề về chất lượng do khâu quản lý gây ra.
4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm
Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm là xuất phát điểm của quản lý chất lượng vì nó là một trong các căn cứ quan trọng để xác định các tiêu thức chất lượng cụ thể. Cầu về chất lượng sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có nhân tố thu nhập của người tiêu dùng: người tiêu dùng có thu nhập cao thường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và ngược lại, khi thu nhập của ntd thấp thì họ không mấy nhậy cảm với chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, do tập quán, đặc tính tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng ở từng địa phương, từng vùng, từng nước có nhu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau. Mặt khác, cầu về chất lượng sản phẩm là phạm trù phát triển theo thời gian.
b. Trình độ phát triển của kỹ thuật công nghệ sản xuất
Nó phản ánh đòi hỏi khách quan về chất lượng sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính "quốc tế hoá". Chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng quy định lợi thế cạnh tranh, trình độ chất lượng sản phẩm cũng được "quốc tế hoá" và ngày càng phát triển. Nếu doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ và tính toán nhân tố này, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị bất lợi về chất lượng và do đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu hiện nay ở nước ta là ví dụ điển hình về vấn đề này.
c. Cơ chế quản lý kinh tế
Đây là một nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến phạm trù chất lượng sản phẩm. Cơ chế kế hoạch hoá tập chung quy địmh tính thống nhất của chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện đó, chất lượng sản phẩm hầu như c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top