herotroy1015

New Member
Download Luận văn Phân tích hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Xăng dầu Bến Tre

Download Luận văn Phân tích hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Xăng dầu Bến Tre miễn phí





Sản lượng xăng dầu bán ra ngoài tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Khách hàng ngoài tỉnh của Công ty trước đây gồm có các đơn vị sản xuất công nghiệp như Công ty Xi măng Hà Tiên II, Điện lực Cần Thơ, Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đối với khách hàng là Xi măng Hà Tiên II thì công ty thực hiện mua bán đối lưu: công ty bán FO cho nhà máy để lấy xi măng về bán. Đối với hai khách hàng là Điện Phú Mỹ và Điện lực Cần Thơ đây là những khách hàng rất khó tính và có nhu cầu sử dụng một lượng xăng dầu rất lớn cho hoạt động của mình, trong những năm qua công ty đã tham gia đấu thầu và trở thành nhà cung ứng cho họ, do đã đáp ứng theo yêu cầu nghiêm ngặt của họ về chất lượng, năng lực tồn trữ, vận chuyển, thời gian cung cấp, thế chấp ngân hàng



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ường Bến Tre, Công ty Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty Khai thác Công trình giao thông, Xí nghiệp quản lý Phà Bến Tre, Điện lực Bến Tre…
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất gia đình, các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…Ví dụ như Công ty chế biến dừa Phú Hưng (Silanca), Công ty TNHH chế biến dừa Malaysia…
Các đơn vị hành chính sự nghiệp, quản lý Nhà nước, khách hàng trên thị trường tự do như văn phòng tỉnh uỷ, các trường học, Bệnh viện, các sở ban ngành…
Các đại lý, tổng đại lý.
1.2.2. Khách hàng ngoài tỉnh
Sản lượng xăng dầu bán ra ngoài tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Khách hàng ngoài tỉnh của Công ty trước đây gồm có các đơn vị sản xuất công nghiệp như Công ty Xi măng Hà Tiên II, Điện lực Cần Thơ, Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đối với khách hàng là Xi măng Hà Tiên II thì công ty thực hiện mua bán đối lưu: công ty bán FO cho nhà máy để lấy xi măng về bán. Đối với hai khách hàng là Điện Phú Mỹ và Điện lực Cần Thơ đây là những khách hàng rất khó tính và có nhu cầu sử dụng một lượng xăng dầu rất lớn cho hoạt động của mình, trong những năm qua công ty đã tham gia đấu thầu và trở thành nhà cung ứng cho họ, do đã đáp ứng theo yêu cầu nghiêm ngặt của họ về chất lượng, năng lực tồn trữ, vận chuyển, thời gian cung cấp, thế chấp ngân hàng…
2. Tình hình tổ chức hoạt động marketing của công ty
2.1. Chiến lược sản phẩm
Hiện Công ty đang kinh doanh các chủng loại xăng dầu như xăng không chì M90, M92, M95, dầu Diesel, dầu hoả, dầu FO. Trước đây, Công ty còn kinh doanh mặt hàng xăng M83, nhưng do chất lượng không cao (thường sử dụng trong xe 50 phân khối) mà yêu cầu của khách hàng thì đòi hỏi chất lượng ngày một cao hơn, nghiêm ngặt hơn và để bảo vệ an toàn môi trường. Thêm vào đó, trong những năm gần đây tình trạng các đại lý, cửa hàng thường có những hành vi bán hàng không đảm bảo chất lượng, pha xăng chất lượng thấp vào những loại xăng khác do có sự chênh lệch lớn về chất lượng để trục lợi gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Xuất phát từ những lý do đó mà Công ty không kinh doanh mặt hàng xăng này nữa. Riêng xăng M92 được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.
Bảng 6: SẢN LƯỢNG XĂNG DẦU BÁN RA CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003 – 2005)
Tên hàng hoá
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Lượng
%
Lượng
%
1.Xăng các loại
36.122.946
28.451.549
30.519.005
(7.671.397)
(21,24)
2.067.456
7,27
- Xăng KC M90
15.859.999
7.639.488
1.994.918
(8.220.511)
(51,83)
(5.644.570)
(73,89)
- Xăng KC M92
20.026.042
20.617.825
28.360.719
591.783
2,96
7.742.894
37,55
- Xăng KC M95
236.905
194.236
163.368
(42.669)
(18,01)
(30.868)
(15,89)
2. Dầu hoả
7.375.782
6.418.044
5.728.009
(957.738)
(12,98)
(690.035)
(10,75)
3. Diesel
68.896.177
57.746.902
60.644.822
(11.149.275)
(16,18)
2.897.920
5,02
4. Mazút
32.870.191
28.023.199
21.205.393
(4.846.992)
(14,75)
(6.817.806)
(24,33)
Tổng sản lượng
145.265.096
120.639.694
118.097.229
(24.625.402)
(16,95)
(2.542.465)
(2,11)
Đơn vị tính: Lít
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Xăng dầu Bến Tre)
Từ bảng số liệu ta thấy sản lượng xăng không chì M92 bán ra hàng năm điều tăng: năm 2004 tăng 591.783 lít so với 2003 và năm 2005 tăng 7.742.894 lít so với 2004 do chất lượng phù hợp và được sử dụng ngày càng nhiều cho các phương tiện vận tải, các loại xe gắn máy. Xăng M90 giảm mạnh do chất lượng không cao nên trong những năm qua công ty cũng giảm mạnh việc kinh doanh mặt hàng này. Còn xăng M95 do trong những năm qua giá tăng cao nên người tiêu dùng ít quan tâm đến mà chuyển sang dùng một phần xăng M92, chỉ số ít có thu nhập cao sử dụng.
Đối với mặt hàng Mazút, đây là loại nhiên liệu mà công ty chỉ xuất bán trực tiếp cho khách hàng hộ công nghiệp, tại các cửa hàng không bán mặt hàng này mà chỉ bán các loại xăng, Diesel, dầu hoả. Sở dĩ, sản lượng Mazút giảm qua các năm, nguyên nhân khách quan là do Hà Tiên II giảm dần tiêu thụ mặt hàng này mà chuyển dần sang sử dụng than đá, phần FO còn lại chủ yếu mua của Công ty xăng dầu Khu vực II. Nhà máy điện Phú Mỹ chuyển hướng sử dụng xăng dầu sang sử dụng một loại nhiên liệu khác thay thế (khí đồng hành) làm ảnh hưởng đến tổng sản lượng bán ra của toàn Công ty.
Trong những năm qua, Công ty chú trọng đến chất lượng hàng hoá đầu vào của mình. Cho nên, để đảm bảo chất lượng hàng hoá trước khi nhận hàng từ Tổng Công ty về Công ty yêu cầu đội ngũ kỹ thuật kiểm tra thật kỹ về chất lượng hàng hoá để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Hiện nay, để chạy theo lợi nhuận mà một số đại lý, cửa hàng có hành vi gian lận pha xăng có chất lượng thấp vào xăng có chất lượng cao hơn, treo bảng giá xăng chất lượng cao nhưng thực tế lại bán xăng chất lượng thấp. Đối với công ty luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những chủng loại xăng dầu đúng về chất lượng và đủ về số lượng mà không có hành vi gian lận nào. Trên cơ sở đó, do đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng nên Công ty nhanh chóng tạo được niềm tin và uy tín của mình đối với khách hàng.
Nhìn chung, trong thời gian qua về chiến lược sản phẩm Công ty luôn chú trọng về vấn đề chất lượng hàng hoá của mình để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng ngày một nhiều hơn.
2.2. Chiến lược giá
Từ tháng 7/1995 sau khi trở thành viên chính thức của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, với cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu do Tổng Công ty quy định, với cơ chế này đôi khi Công ty gặp không ít những khó khăn, do những lúc cạnh tranh gay gắt, Công ty không thể chủ động được giá cả vì giá do Tổng Công ty quy định.
Từ tháng 4/2000, Tổng Công ty đã thay đổi cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu bằng cách giá giao, tức là Công ty chịu trách nhiệm về giá cả tự xây dựng mặt bằng giá. Công ty đóng vai trò là nhà phân phối cho các cửa hàng, tổng đại lý, các đại lý, cho người tiêu dùng và hưởng chiết khấu bán hàng trên sản lượng bán ra và Công ty sẽ quyết định giá bán cho các đại lý, tổng đại lý trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán lẻ và thù lao. Với cơ chế này Công ty chủ động được giá cả, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Trong những năm qua công ty đưa ra chiến lược giá cho như sau:
2.2.1. Đối với giá bán lẻ
Cũng như những thành viên khác của Petrolomix, mức giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu là mức giá trần do Bộ Tài chính quy định, thường giá bán lẻ của Công ty không thấp hơn mức giá trần để đảm bảo kinh doanh có lời. Giá bán lẻ được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty trong năm 2005 như sau:
Bảng 7: GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU CUỐI NĂM 2004 – 2005
Đơn vị tính: đồng/lít
Tên hàng
Thời gian niêm yết giá
01/11/2004
29/03/2005
03/07/2005
17/08/2005
22/11/2005
M95
7.800
8.300
9.100
10.300
9.800
M92
7.500
8.000
8.800
10.000
9.500
M90
7.300
7.800
8.600
9.800
9.300
Dầu hoả
4.800
4.900
6.500
7.500
7.500
Diesel
4.850
5.500
6.500
7.500
7.500
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Xăng dầu Bến Tre)
Theo quyết định số 20/2004/QĐ- BTC của Bộ Tài chính, giá xăng dầu bán lẻ đồng loạt được niêm yết theo giá mới do Bộ Tài chính quy định. R...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top