Download Luận án Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay- Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp

Download Luận án Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay- Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp miễn phí





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .6
1.1. Một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn 6
1.2. Mô hình và bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước . 45
Chương 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY .66
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 66
2.2. Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Bắc Ninh về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn 70
2.3. Kết quả thực hiện chủ trương chính sách về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh . 77
2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh .126
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 .132
3.1 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với quátrình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh 132
3.2. Những quan điểm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới 136
3.3. Phương hướng đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến
năm 2015 . 139
3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 . 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 184
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . . 186
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO . 187



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

mùa vụ
cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá trị trồng trọt trên 1 ha
canh tác ngày càng tăng lên, năm 2005 đạt 36,6 triệu đồng.
Thời gian qua có một số xã thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài,
Thuận Thành, Từ Sơn đã đạt trình độ cao trong thâm canh cũng như khả
năng tiếp thị theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất khẩu. Đã xuất hiện một
số mô hình sản xuất dưa chuột, ớt... xuất khẩu sang Nga và các tỉnh phía
Nam Trung Quốc đã cho hiệu quả kinh tế khá, do chủ yếu thực hiện
thông qua các công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người nông
dân. Tuy nhiên số mô hình này còn ít, quy mô nhỏ, giá bán chưa cao,
thiếu tính ổn định, vì thế mở rộng diện tích rau xuất khẩu trên quy mô
lớn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 1.250ha năm 2000
lên 1.790ha năm 2005. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải... được
trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển
đổi từ ruộng trũng sang.
90
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Bắc Ninh đã có từ lâu đời, do giá bán tằm
tơ có nhiều biến động, chất lượng tơ kém sức cạnh tranh trên thị trường,
cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là khói lò gạch), vì vậy diện
tích trồng dâu giảm trong thời gian qua. Năm 2004 diện tích trồng dâu
ước tính 130ha, sản lượng kén là 168 tấn, tăng 65 tấn so với năm 2000.
Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy
còn nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm.
Năm 2005 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100
ha so với năm 2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh
tác lúa, màu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100
triệu đồng/1 ha/năm, như xã Đình Bảng (huyện Từ Sơn), xã Phú Lâm (huyện
Tiên Du), xã Trạm Lộ (huyện Thuận Thành), xã Võ Cường (TP Bắc Ninh)
+ Cơ cấu ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn nuôi phát
triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay, hầu
hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều
mô hình chăn nuôi trang trại theo cách công nghiệp xuất hiện khắp
các huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và
hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý
là đàn bò sữa tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ
415.760 con năm 2000 lên 462.687 con năm 2005, sản lượng thịt lợn
xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm
2005, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia cầm tăng từ 3,04 triệu con năm
2000 lên 3,68 triệu con năm 2005. Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất
tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật
chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương
pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai, lợn
hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ
sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo
phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều
địa phương trong tỉnh.
91
+ Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp: là tỉnh không có rừng núi, chỉ có 607 ha
đất đồi, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 0,7% diện tích toàn tỉnh. Sự phát triển của
ngành lâm nghiệp Bắc Ninh chủ yếu là trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây
trồng. Thực hiện chương trình 327/QĐ-TTg và chương trình trồng mới 5 triệu
ha rừng, những năm 2001- 2005 đã trồng được 498,1 ha rừng tập trung, bằng
99,6% kế hoạch đề ra, trồng 7 triệu cây phân tán bằng 87,6% kế hoạch. Năm
2005 đã trồng xong rừng bước I (phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp). Phong
trào trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây có hiệu quả
kinh tế cao được duy trì và phát triển. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ đất rừng
chiếm 90% diện tích đất lâm nghiệp, môi sinh, môi trường được cải thiện.
+ Cơ cấu ngành thủy sản có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản
xuất tăng nhanh và được đánh giá là ngành đạt hiệu quả, giá trị sản xuất
ngành thuỷ sản tăng bình quân 19,6%/năm. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là
mặt nước ao, hồ nhỏ.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy
sản, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.250 ha ruộng trũng cấy lúa
năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng
từ 2.589 ha năm 2001 lên 4.450 ha năm 2005 (đạt 89,3 % diện tích nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh). Năng suất bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,9 tấn /ha, sản
lượng thủy sản tăng từ 8,4 nghìn tấn lên 17,5 nghìn tấn, năm 2005 giá trị đạt
142,3 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2004. Sản lượng và giá trị thủy sản tăng
qua các năm thể hiện tính tích cực của chủ trương chuyển dịch cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
+ Dịch vụ nông nghiệp : trong những năm gần đây dịch vụ sản xuất nông
nghiệp đã phát triển cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch
vụ nông nghiệp năm 2000 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 79,8 tỷ đồng và
có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 9,7%. Dịch vụ nông
nghiệp chủ yếu như dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón
thuốc trừ sâu, thuốc thú y... Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuất hiện như hợp tác xã thôn Ngang Nội
(huyện Tiên Du), hợp tác xã thôn Lựa xã Việt Hùng, hợp tác xã Mộ Đạo (huyện
92
Quế Võ), tổ chức dịch vụ sản xuất giống lúa, dưa chuột, ớt xuất khẩu. Tuy
nhiên mô hình hợp tác xã dịch vụ chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn
đầu tư còn thiếu.
Như vậy, qua kết quả của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội
bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh có thể nhận thấy: nét nổi bật trong
phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm gần đây về cơ bản đã
chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, phát triển theo hướng toàn diện và đạt
mức tăng trưởng khá cao. Điều đó được thể hiện:
-Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng
phát huy lợi thế, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, coi
trọng giá trị và gắn với thị trường; các hộ nông dân với diện tích canh tác
được giao sử dụng ổn định lâu dài đã tự lựa chọn, quyết định trồng cây gì, con
gì, giống gì mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-Nông nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế ngành
nông, lâm, ngư nghiệp. Đó là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn
và lao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho
xuất khẩu, là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân.
-Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với ứng dụng
các thành tựu mới của khoa học- công nghệ và bảo đảm cơ bản kết cấu hạ
tầng nông nghiệp, n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Luận án Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1 Luận văn Kinh tế 0
S Chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
L [Free] Đề án Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã Luận văn Kinh tế 0
T Luận án Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các khu công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
I Luận án Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Tài liệu chưa phân loại 0
H Đề án: Lý luận của lê nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ và sự vận dụng ở Việt Na Văn hóa, Xã hội 0
G Luận án Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên nước và đất Tài liệu chưa phân loại 0
C Đề án: Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội và Văn hóa, Xã hội 0
N Luận án Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0
T Luận án Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế q Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top