Larenzo

New Member
Download Luận án Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam

Download Luận án Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ . 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 6
LỜI MỞ ĐẦU.7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH . 19
1.1. Thị trường thuốc chữa bệnh. 19
1.2. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trườngthuốc chữa bệnh . 23
1.3. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trườngthuốc chữa bệnh tại
một số nước trên thế giới. 61
Kết luận chương 1 . 75
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI
THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM . 77
2.1. Thực trạng thị trường thuốc chữa bệnh tại ViệtNam. 77
2.2. Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối vớithị trường thuốc chữa
bệnh tại Việt Nam . 103
2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất
thuốc chữa bệnh tại Việt Nam . 124
2.4. Kết quả điều tra lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành sản xuất và
kinh doanh thuốc chữa bệnh của Việt Nam . 130
Kết luận chương 2 . 140
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH
TẠI VIỆT NAM. 142
3.1. Xu hướng phát triển thị trường thuốc chữa bệnhtrên thế giới. 142
3.2. Quan điểm và định hướng chính sách quản lý Nhànước của Việt Nam
đối với thị trường thuốc chữa bệnh giai đoạn 2007-2015. 152
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị
trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. 160
Kết luận chương 3 . 197
KẾT LUẬN .199
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .202
TÀI LIỆU THAM KHẢO .203



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

phối hợp chặt chẽ với Cục sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức
năng khác trong việc thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật mang tính
phổ biến.
Thời gian xem xét để cấp phép cho một sản phẩm thuốc được lưu hành
trên thị trường còn kéo dài trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm. Đây cũng là
109
một yếu tố làm giảm cạnh tranh trên thị trường và làm lỡ mất cơ hội kinh
doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc.
Giai đoạn 2001-2006, Bộ y tế đã quyết định không cấp phép đăng ký
cho các thuốc thuộc nhóm kháng sinh thông thường và các loại vitamin thông
thường đối với các thuốc nhập khẩu để tạo cho các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam có thị trường. Đây là một chính sách có tác dụng tích cực, khuyến
khích sản xuất đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhờ vậy mà nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa xét về cơ cấu bệnh tật
và nhu cầu về thuốc chữa bệnh và điều kiện chăm sóc y tế chưa cao ở các
nước đang phát triển như Việt Nam thì doanh thu của hai nhóm thuốc này
cũng chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng doanh thu về tiêu thụ thuốc của quốc gia.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam vào năm 2005 thì hai nhóm thuốc bổ và
kháng sinh chiếm giá trị khoảng 40% so với tổng giá trị tiêu dùng thuốc.
Chính sách này cũng phù hợp với trình độ phát triển công nghệ của rất nhiều
doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam. Đây cũng là chính sách quan trọng
tạo ra số lượng rất đa dạng về thương hiệu đã được đăng ký cấp phép đối với
hai nhóm này là 2.815 thương hiệu trên tổng số 9.047 thương hiệu thuốc của
tất cả các loại tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ 31,11%. Đồng thời giá thuốc trung
bình thuộc hai nhóm này cũng giảm đáng kể, vì các thuốc này sản xuất tại
Việt Nam có giá thành thấp hơn khoảng từ 2 đến 10 lần so với thuốc cùng loại
nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Châu Âu.
2.2.3. Chính sách xuất-nhập khẩu thuốc chữa bệnh
Việt Nam đã có chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với các doanh
nghiệp sản xuất thuốc có khả năng xuất khẩu thông qua việc không đánh thuế
đối với thuốc xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu từ ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên chính sách này chưa phát huy tác dụng lớn đối với các doanh nghiệp
sản xuất thuốc tại Việt Nam do khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuốc
110
được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu trên thị trường
quốc tế, thể hiện ở giá trị xuất khẩu thuốc của Việt Nam còn rất thấp trong
giai đoạn từ 2006 trở về trước, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng giá trị xuất
khẩu của hàng hoá Việt Nam nói chung.
Đối với chính sách nhập khẩu, Việt Nam là một trong số ít nước trên
thế giới vẫn còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc.
Đối với các thuốc được cấp số Visa thì Nhà nước áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu cho từng năm. Đối với các thuốc được cấp giấy phép nhập khẩu thì hạn
ngạch được áp dụng theo số lượng cụ thể của từng lô nhập khẩu. Bất kỳ loại
thuốc nhập khẩu nào nếu không được cấp một trong hai loại giấy này sẽ
không được phép lưu hành kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Đây là chính
sách được áp dụng với mục đích hạn chế nhập khẩu để bảo hộ thị trường cho
các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam phát triển. Chính sách này sẽ
có tác dụng tích cực đối với các sản phẩm thuốc mà các doanh nghiệp Việt
Nam có khả năng và trình độ công nghệ sản xuất được, tuy nhiên nếu áp dụng
cho tất cả các thuốc nhập khẩu sẽ có tác dụng tiêu cực đối với các thuốc công
nghệ cao mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng sản xuất vì sẽ gây ra
tình trạng khan hiếm hàng giả tạo tại thị trường Việt Nam tạo sức ép nâng giá
thuốc bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng thuốc và phần
nào còn ảnh hưởng đến cả hiệu quả chữa bệnh cho bệnh nhân.
Trước năm 2005, Việt Nam cũng không cho phép các doanh nghiệp
nhập khẩu thuốc song song, cộng với chính sách áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu, gây ra tình trạng khan hiếm thuốc chữa bệnh, cung không đáp ứng cầu
đã là một trong những yếu tố chủ yếu làm cho giá thuốc tại thị trường Việt
Nam nói chung tăng lên không ngừng vượt ra khỏi tầm quyền kiểm soát của
Nhà nước và gây thiệt hại kinh tế cho người sử dụng thuốc tại Việt Nam.
Không cho phép nhập khẩu song song tuyệt đối sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho
111
các doanh nghiệp nước ngoài tăng giá thuốc cục bộ tại thị trường Việt Nam,
người sử dụng thuốc tại Việt Nam không được hưởng mức giá thấp nhất từ
thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng không thể cho phép nhập khẩu song song
tự do, sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đã đầu tư cho phát triển thị
trường đối với các sản phẩm của họ, như đã được phân tích trong chương 1.
Để dung hoà quyền lợi của doanh nghiệp và người sử dụng thuốc, Nhà nước
cần có chính sách phù hợp đối với trường hợp này.
2.2.4. Chính sách đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc chữa bệnh
Trước năm 1995, Việt Nam không cho phép các cá nhân được đầu tư
xây dựng các xí nghiệp sản xuất thuốc. Tất cả các xí nghiệp sản xuất thuốc đều
thuộc sở hữu Nhà nước. Trong khi đó hiệu quả quản lý sản xuất của các doanh
nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước rất kém và vì được độc quyền cả trong lĩnh vực
sản xuất và phân phối và kết quả là các doanh nghiệp Nhà nước này lại càng
lâm vào tình trạng chậm phát triển. Chính vì vậy, theo báo cáo của Bộ y tế, cho
đến tháng 12/1999, các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam chỉ cung cấp
được 25% giá trị tiêu thụ thuốc thành phẩm tại thị trường Việt Nam.
Từ sau năm 1995, Nhà nước cho phép các cá nhân trong nước và nước
ngoài được phép đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do thị trường tiêu dùng thuốc tại Việt Nam chưa đủ lớn để hấp dẫn
các nhà đầu tư lớn xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam, do thủ tục
cấp phép kéo dài và phức tạp, do môi trường đầu tư chưa đủ thông thoáng và
thiếu những chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn, thiếu những hướng dẫn cụ thể,
thống nhất, ổn định giữa Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Y tế, nên số lượng các
nhà máy được đầu tư mới tại Việt Nam chỉ gia tăng khoảng 10% trong vòng
10 năm từ 1995 đến 2005, đạt con số 174 nhà máy tính đến tháng 12/2005.
Kể từ năm 2001, Nhà nước Việt Nam cho phép các cá nhân và tổ chức
nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc theo 3 hình thức: doanh
112
nghiệp 100% vốn nước ngoài (FOEs), doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư
của nước ngoài (JVEs) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCCs).
• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài được phép có
tư cách pháp nhân độc lập, có trách nhiệm hữu hạn.
• Các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài là doanh
nghiệp hợp tác giữa một hay nhiều cá nhân, tổ chức của phía nước ngoài và
phía Việt Nam. Các doanh nghiệp này có tư cách pháp nhâ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Luận án Điều trị sêminôm tinh hoàn tiến triển Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS Luật: 62 38 01 Luận văn Luật 0
L Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam : Luận án T Luận văn Luật 0
L Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 Luận văn Luật 0
A Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế : Luận án TS. Luật Luận văn Luật 0
M Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62 38 Luận văn Luật 0
B Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
L Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng : Luận án TS. Luật: 5 05 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top