bnoo_chan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hoạt động ngoại thương của Việt Nam với Nhật Bản đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhật Bản ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trong hoạt động buôn bán cũng như các hoạt động khác như đầu tư, cung cấp tín dụng cho Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, trong quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản còn một số hạn chế cần được khắc phục và loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước và đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong mối quan hệ với Nhật Bản là rất cần thiết, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức mới có thể đưa ra được những đánh giá chính xác để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất xây dựng mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn.
Qua một thời gian thực tập tại Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại, tui được tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế về hoạt động thương mại trong và ngoài nước ta và thấy rằng đề tài nghiên cứu về Nhật Bản cũng như mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện tại và tương lai là một mảng đề tài lớn. Với những kiến thức về lý luận và thực tế có được, tui muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất dưới góc độ cá nhân nhằm phát triển hơn nữa mối quan hê kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa đất nước ta ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập và phát triển. Với đề tài “Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản”, định hướng nội dung nghiên cứu gồm:
-Sự cần thiết phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước và với Nhật Bản
-Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua
-Mục tiêu, phương hướng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới
-Một số giải pháp phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản.

Cụ thể nội dung gồm:
Chương I: Thương mại quốc tế và sự cần thiết phát triển quan hệ với Nhật Bản.
Chương II: Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong những năm qua.
Chương III: Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Hoàng Minh Đường đã trực tiếp hướng dẫn tôi, các thầy cô giáo cùng các bác, các anh chị trong Ban nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại - Viện nghiên cứu thương mại đã giúp tui hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I.
Thương mại quốc tế và sự cần thiết
phát triển quan hệ kinh tế quốc tế
I. Tính tất yếu của thương mại quốc tế

1.Sự cần thiết của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước. Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì lí do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán ra thị trường nước ngoài.
Thương mại quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục đích của kinh doanh nói chung là nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Vì vậy các quốc gia, các doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh để thu nhiều lợi nhuận. Khi nhu cầu của con người về các sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao, phong phú về thể loại thì dẫn đến cầu về hàng hoá ngày càng tăng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp,các quốc gia mở rộng khả năng sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên không một quốc gia nào có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của thị trường trong nước bởi quy luật khan hiếm các nguồn lực và sự phân bổ các nguồn lực không đồng đều mà các quốc gia gặp phải. Nhật Bản, quốc gia này không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên nên thương mại quốc tế đã giúp họ có được nguồn tài nguuyên mà họ cần. Thương mại quốc tế đã giúp họ có được nguồn tài nguyên mà họ cần. Thương mại quốc tế giúp con người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú, giá cả phải chăng. Mỹ là nước có nền công nghiệp phát triển, mặt hàng ôtô xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng hàng năm Mỹ vẫn nhập khẩu một lượng lớn ôtô của Nhật, bởi vì mặt hàng này có khả năng đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của người dân như giá rẻ, chức năng ưu việt... Bên cạnh đó, thương mại quốc tế còn giúp cho các nước kém phát triển, với công nghiệp còn lạc hậu được tiêu dùng các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, hiện đại mà nước đó chưa sản xuất được.
Thương mại quốc tế làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vật chất của sản phẩm. Trước đây khi nền kinh tế của các quốc gia chưa phát triển, nền sản xuất còn khép kín theo chế độ tự cấp tự túc thì hầu hết các nước đều sản xuất những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người như lương thực, thực phẩm... Khi xuất hiện trao đổi, các quốc gia có lợi thế hơn trong sản xuất thì sản xuất nhiều hơn mức tiêu dùng trong nước để đổi lấy các sản phẩm khác như may mặc, hàng công nghiệp... Những năm gần đây, khi khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ trở thành yếu tố đi đầu của lực lượng sản xuất thì người ta quan tâm nhiều hơn đến việc chế tạo những sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, giảm càng nhiều càng tốt yếu tố vật chất của sản phẩm. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, các sản phẩm như vậy mới có khả năng thu hút khách hàng và bán được hàng ngày càng nhiều hơn.
Thực tế đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào xây dựng được nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính tự cấp tự túc. Bởi vì, muốn làm được điều này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, tốn kém về vật chất mà trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, chi phí cơ hội để làm được điều đó còn lớn hơn nhiều so với việc mở cửa nền kinh tế, liên kết, hợp tác với tất cả các nước để cùng nhau phát triển kinh tế. Đối với các quốc gia còn kém phát triển về kinh tế, cùng kiệt nàn, lạc hậu về công nghệ thì thương mại quốc tế đem đến cho họ cơ hội hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Hầu hết các quốc gia này đều thiếu vốn, kĩ thuật, thị trường và khả năng quản lí, vì vậy cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong các lĩnh vực như thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sử dụng có hiệu quả các khoản vốn vay...

2. Nguồn gốc của thương mại quốc tế

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Storm798

New Member
Re: [Free] Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Gửi giúp mình nhé
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top