sinkicongchua

New Member
Download Chuyên đề Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh An Giang

Download Chuyên đề Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh An Giang miễn phí





MỤC LỤC
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu 1
1.4. Giới hạn của đề tài 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
2.1. Khái niệm về tín dụng 2
2.2. Phân loại tín dụng 2
2.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay 2
2.2.2. Phân loại theo mục đích cho vay 2
2.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 2
2.3. Những vấn đề chung về tín dụng trung – dài hạn 3
2.3.1. Các nguyên tắc của tín dụng tài trợ dự án đầu tư 3
2.3.2. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn 4
2.3.3. Điều kiện cho vay 4
2.4. Khái niệm về thẩm định tín dụng 5
2.5. Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng 5
2.5.1. Mục đích 5
2.5.2. Ý nghĩa 5
2.6. Vai trò của chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại 5
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG 6
3.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang 6
3.2. Các lĩnh vực hoạt động 7
Chương 4: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG 8
4.1. Những qui định trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank – chi nhánh An Giang 8
4.1.1. Đối tượng cho vay 8
4.1.2. Nguyên tắc cho vay 8
4.1.3. Điều kiện cho vay 8
4.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang 8
4.2.1. Quy trình xét duyệt cho vay 10
4.2.2. Quy trình phát tiền vay 12
4.2.3. Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay 14
4.2.4. Quy trình thu hồi nợ vay 14
4.3. Dự án “Xây dựng kho chứa và chế biến lương thực thị trấn Núi Sập” của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) 15
4.3.1. Thẩm định khách hàng 15
4.3.2. Thẩm định dự án đầu tư” 20
4.3.3. Kết luận và đề xuất đầu tư dự án: 24
Chương 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 25
5.1. Kết luận 25
5.2. Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o vay là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho vay hay không cho vay dựa trên những thông tin, đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định tín dụng.
2.5. Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng
2.5.1. Mục đích
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn, rủi ro tiềm ẩn…nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách đúng đắn.
- Tham gia góp ý kiến cho chủ đầu tư, nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.5.2. Ý nghĩa
Thẩm định tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông qua thẩm định ta có thể thấy được tính khả thi, hiệu quả hoạt động của dự án, từ đó đề ra kế hoạch để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Thẩm định tín dụng còn giúp cho các đơn vị vay vốn có phương hướng và biện pháp để xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một cách tốt nhất.
Ngoài ra, thẩm định tín dụng còn giúp cho cơ quan Nhà nước đánh giá được hiệu quả, tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội.
2.6. Vai trò của chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, do đó chất lượng của thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Nếu công tác thẩm định tốt, sẽ thu hồi được khoản vay, tạo thu nhập cho ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng; ngược lại, nếu công tác thẩm định không tốt, gây nên nhiều rủi ro cho ngân hàng: thu hồi chậm hay không thu hồi được khoản nợ vay, thất thu cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chất lượng của công tác thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến với toàn bộ hoạt động của ngân hàng
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
Ngày 7 tháng 5 năm 1991, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 55/NH-QĐ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký. Đến ngày 1/10/1991, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động
Ngân hàng Ngoại thương An Giang là thành viên trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chịu sự điều hành trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vu khác liên quan đến ngân hàng.
Tên tiếng Anh: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, AN GIANG BRANCH.
Tên điện tín: VIETCOMBANK AN GIANG
Trụ sở chính: số 01, đường Hùng Vương, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0763 841.816 Fax: 0763 841.591
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. Kế hoạch – Tín dụng
P. Kế Toán
P. Thanh toán Quốc tế
P. Ngân quỹ
P. Hành chính nhân sự
P. Giao dịch tứ giác Long Xuyên
Tổ Kiểm tra
Chi nhánh cấp 2 Châu Đốc
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang
3.2. Các lĩnh vực hoạt động
VCB An Giang hiện đang có các lĩnh vực hoạt động sau đây:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu
Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước
Huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Huy động kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Dịch vụ ATM
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, chi trả kiều hối
Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong và ngoài nước.
Chương 4: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
4.1. Những qui định trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank – chi nhánh An Giang
4.1.1. Đối tượng cho vay
Chính sách cho vay của VCB không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng đối với tất cả các đối tượng vay vốn.
4.1.2. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng phải đảm bảo:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4.1.3. Điều kiện cho vay
Khách hàng được Vietcombank xem xét và quyết định cho vay khi có đầy đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hay có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
4.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
Khách hàng cung cấp tài liệu & thông tin
Cán bộ tín dụng:
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Nhận và kiểm tra hồ sơ
Thẩm định cho vay:
- Thẩm định khách hàng
- Thẩm định dự án, phướng án vay vốn
Quyết định cho vay
Lý do từ chối
Phát tiền vay
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay
Thu nợ vay (gốc & lãi)
Hoàn trả đầy đủ hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay
Chuyển nợ quá hạn toàn bộ số dư thuộc hợp đồng tín dụng
từ chối
Chấp thuận
- Không trả
- Trả không đủ
Đầy đủ
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang
4.2.1. Quy trình xét duyệt cho vay
ù_ Nguyên tắc thực hiện
- Đảm bảo tính độc lập của từng cá nhân tham gia
- Phân tách rõ ràng giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay
- Không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản đảm bảo và uy tín khách hàng mà phải xem xét đến tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh
ù_ Trình tự thực hiện
*_ Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Bước 1: Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn:
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng (CBTD) thông tin cho khách hàng các chính sách cho vay mà ngân hàng đang áp dụng, từ đó tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình vay phù hợp. Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng (như: lãi suất, kỳ hạn, điều kiện đảm bảo…)
- Giải thích, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể cách lập hồ sơ vay vốn phù hợp với pháp luật và quy định của ngân hàng, CBTD cần liệt kê những giấy tờ mà khách hàng cần xuất trình khi làm thủ tục vay vốn. Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng
- Tư vấn và thương thảo điều kiện vay vốn có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện thuận ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top