leopuzz

New Member
Download Tiểu luận Chính sách tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam

Download Tiểu luận Chính sách tiền tệ và sự lựa chọn của Việt Nam miễn phí





Mục lục
Lời nói đầu .2
Phần I : Chính sách tiền tệ .3
I. Vai trò .3
II. Mục tiêu .4
1. Mục tiêu cuối cùng.4
2. Mục tiêu trung gian .5
3. Mối quan hệ giữa các mục tiêu.6
III. Công cụ.
1. Công cụ trực tiếp.7
2. Công cụ gián tiếp .9
3. Một số công cụ khác .10
Phần II: Sự lựa chọn của Việt Nam .
I. Chính sách tài chính -tiền tệ với mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam qua 20 năm đổi mới.
1. Chính sách tài chính .11
2. Chính sách tiền tệ .12
II. Chính sách tài chính -tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát kết hợp tăng trưởng kinh
tế thời kì WTO .
1. Giai đoạn 2005-2006: ưu tiên tăng trưởng.14
2. Giai đoạn 2007-2008: kiềm chế lạm phát .16
3. Quý IV-2008 : thắt chặt hay nới lỏng CSTT.21
4. Định hướng mục tiêu năm 2009 .27



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

rong lưu thông
b/ Dự đính công trái tự nguyện
Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích các NHTM
mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.
c/ Phát hành giấy bạc, cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt
Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ nhanh
hơn tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các
NHTM bởi vì khi mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ
thay tiền mặt như séc, thẻ tín dụng, lệnh chuyển khoản... sẽ làm cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
11
PHẦN II: SỰ LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM
I. Chính sách tài chính - tiền tệ với mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua 20 năm đổi mới
Định hướng mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị
trường, mở hướng về xuất khẩu. Trong thời gian qua, chính sách tài chính – tiền tệ đã có
những đổi mới rất quan trọng để tạo ra những yếu tố tiền đề tác động hỗ trợ và thúc đẩy
hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế trong nước, cân bằng quan
hệ kinh tế đối ngoại.
1. Chính sách tài chính
Trong chính sách tài chính, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác
động đến hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
nước - điều kiện cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.
Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục
hàng hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh
mục hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi
mới, mở cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp
với thông lệ quốc tế
Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm
thuế suất, nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh
nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Năm 1999,
Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
1991. Theo quy định của Luật thuế này, thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3
loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Ngày 1 tháng 7
năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa và
thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003-2006. Trong đó
có trên 5000 dòng thuế được giảm xuống 0%-5% vào năm 2006.
Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển
một nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu
theo lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu
giảm xuống nhưng lại được bù đắpt bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng
nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối với kiếu hối của người Việt Nam ở nước
12
ngoài đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích
cực cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.
2. Chính sách tiền tệ.
Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến cán
cân thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Về chính sách tỷ giá, có thể xem xét sự ảnh hưởng của chính sách này đến mục
tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn.
Trong những năm 1988-1991, tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ chế độ đa tỷ giá
chuyển sang chế độ tỷ giá thống nhất được xác định theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Sự điều chỉnh hợp lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa phối hợp với việc thắt
chặt cung tiền, cắt giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế tín dụng, tăng lãi suất… và những
chính sách kinh tế khác đã chặn đứng được lạm phát, đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi
suy thoái và bước vào thời kỳ phát triển.
Từ năm 1992 đến năm 1997, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống
lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách
tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vì vậy,
nếu so sánh chỉ số CPI của Mỹ và CPI của Việt Nam, các nhà kinh tế tính toán cho rằng,
tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích
cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao trên 8% năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố
định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước
có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam)
và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu
hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao
hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích luỹ những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự
phát triển kinh tế.
Do tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, VND được đánh giá cao đã làm suy giảm
sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, làm cán cân thương mại và
cán cân thanh toán chuyển trạng thái từ thặng dư năm 1991-1992 sang trạng thái thâm
hụt, bắt đầu tích luỹ sự mất cân đối bên ngoài và dần chuyển sang gây mất ổn định và
mất cân đối bên trong nền kinh tế. Bởi vì, về bản chất, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động
đến những vấn đề kinh tế đối ngoại mà nó còn tác động đến các vấn đề kinh tế đối nội
thông qua sự tác động của tỷ giá đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, nhưng do ngoại tệ được đánh giá rẻ nên đã khuyến khích các nhà
đầu tư vay ngoại tệ để đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn và nguyên liệu nhập khẩu
– một nguồn lực được coi là khan hiếm ở Việt Nam. Điều này đã đi ngược với chiến lược
13
phát triển kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có và những lợi
thế so sánh của đất nước, đó là nguồn lực lao động.
Một yếu tố khác càng làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái giai
đoạn này là việc phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994 của Trung Quốc. Việc phá giá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top