quyendieu84

New Member
Download Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc ở công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng

Download Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc ở công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng miễn phí





MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 5
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng ( SRC) 5
2. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần cao su Sao Vàng 7
2.1. Hội đồng quản trị: 8
2.2. Ban kiểm soát : 9
2.3. Cơ cấu các phòng, ban của SRC 9
2.4. Các xí nghiệp sản xuất 11
3. Một số thành tựu SRC đạt được trong thời gian qua: 13
3.1. Thành tựu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh 13
3.2. Những thành tựu trong hoạt động khác 19
4. Một số đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc của Công ty 19
4.1. Đặc điểm của sản phẩm săm lốp. 19
4.2. Đặc điểm thị trường 22
4.3. Đặc điểm về thiết bị máy móc, cơ sở vật chất 24
4.4 Đặc điểm về chất lượng đội ngũ nhân viên phòng tiêu thụ bán hàng 27
4.5. cách bán 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CTCP CAO SU SAO VÀNG TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 28
1. Phân tích tình hình số lượng sản lượng tiêu thụ sản phẩm 28
2. Phân tích mặt hàng tiêu thụ 32
3. Phân tích thị trường 33
4. Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường 35
5. Phân tích chính sách giá cả của công ty 38
6.Phân tích hiệu quả tiêu thụ 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CTCP CAO SU SAO VÀNG 43
1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của doanh nghiệp 43
1.1. Mục tiêu 43
1.2. Phương hướng phát triển 43
2. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của CTCP Cao Su Sao Vàng 44
2.1. Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thới xây dựng cho công ty một chính sách sản phẩm hợp lý 44
2.2.Thành lập phòng Marketing, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. 45
2.3 Củng cố hệ thống kênh phân phối 46
2.4 Tăng cường hoạt đổng củng cố, khuyếch trương thương hiệu. 47
2.5. Tăng cường hoạt động dịch vụ sau bán hàng 47
2.6 Đẩy mạnh tiết kiệm chi phí bán hàng 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

dụng giữ chặt lốp trên vành
+ Mặt lốp tiếp xúc với mặt đường, có các rãnh hoa văn để tăng độ bám đường và chuyền sức kéo.
+ Mặt lốp và các vòng tanh liên kết chặt chẽ với thân lốp.
+ Thân lốp gồm nhiều lớp vải cường lực cao, có khả năng chịu áp suất bơm hơi lớn để có thể mang tải.
+ Lớp cao su trong lòng (da dầu) có tác dụng bảo vệ lòng lốp và săm khi chúng tiếp xúc với nhau và tránh hơi ẩm thẩm thấu vào các lớp vải.
Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp là thu lợi nhụân cao, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất trong điều kiện hoạt động của công ty, xây dựng một hình ảnh Cao Su Sao Vàng mạnh trong mắt người tiêu dùng. Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm và sản phẩm phải được khẳng định chất lượng thông qua sự tiêu dùng của khách hàng. Kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trong nền kinh tế ấy phải “cung những gì khách hàng cần” chứ không phải là “cung những gì doanh nghiệp có”. Cao Su Sao Vàng đã thực hiện tốt công việc này. Vì công nghệ sản xuất săm lốp cao su nhập về Việt Nam khá tương đồng nên sản phẩm làm ra không mấy khác biệt về tính chất cơ lý, về qui cách sản phẩm. Nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp đã đưa sản phẩm tới đúng đối tượng đứng người tiêu dùng, tạo cho khách hàng sự thoả mãn trong tiêu dùng. Đó là do doanh nghiệp đã khéo léo năm bắt được đặc điểm thị trường để có sự điều chỉnh sản phẩm thích hợp
4.2. Đặc điểm thị trường
Tương ứng với từng thị trường, công ty nhận thức được sự khác biệt trong nhu cầu của người tiêu dùng và từ đó đã có những thay đổi nhất định về sản phẩm cung cấp cho thị trường đó.
Về lốp xe đạp : Trước kia, xe đạp không chỉ là phương tiên vận chuyển chủ yếu mà còn là phương tiên chở hàng. Với nhu cầu như vậy, lốp xe đạp ngày xưa đơn giản, không màu mè, vân lốp cũng bình thường nhưng số lớp vải nhiều hơn để xe chịu mài mòn và tải trong, va đập. Còn ngày nay, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, xe đạp thậm chí không còn là phương tiện đi lại chính trong nội thành, ở cùng nông thôn, miền núi, xe đạp cũng chỉ còn là phương tiên đi lại chứ không để chở hàng. Trước nhu cầu đó, sản phẩm lốp xe đạp thay đổi như thế nào? Lốp xe đạp được công ty phân loại thành hai loại thích hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Đó là lốp cho xe trong thành phố và lốp cho xe trong vùng nông thôn. Trong thành phố, lượng sử dụng xe đạp thấp tính cơ động trong đi lại của nó không còn cạnh tranh được với xe máy vì vậy nâng cấp kiểu dáng, vẻ ngoài chiếc xe là điều quan trọng để thu hút khách hàng, và chiếc lốp xe đạp cũng được thay đổi. Ở thành phố, ta sẽ bắt gặp nhiều chiếc lốp có hai màu (đen trắng, vàng trắng, ) có khi cả lốp trắng, lốp đỏ và ít gặp những chiếc lốp đen đơn thuần. Để làm ra những chiếc lốp xinh đẹp như vậy, đó là do trong quá trình luyện cao su, người công nhân đã cho thêm chất hoá học vào đề tạo thành lốp màu. Những vân lốp của xe cũng kiểu cách hơn tạo vẻ đẹp mắt cho người tiêu dùng để thu hút khách hàng. Và ở vùng nông thôn thì sao? Với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp đã tìm hiểu điều kịên sử dụng, mục đích sử dụng của họ và đưa đến cho khách hàng này sản phẩm có đặc điểm như sau lốp đen, số lớp vải ở thân lốp nhiều hơn.
Về lốp xe máy: doanh nghiệp cũng dựa trên điều kiện sử dụng của người iêu sùng để tạo nên 2 loại sản phẩm chính có chức năng cơ lý khác nhau. Thứ nhất, loại lốp dùng cho xe máy đi trong nội thành. Loại lốp này sẽ được sản xuất như thông thường với 4 lớp vải ở thân lốp, hoa văn lốp sẽ cầu kì và độ bám đường của hoa lốp không yêu cầu cao. Lốp xe máy của các xe trong nội thành có đặc điểm này là vì đường đi trong nội thành là nhăn, ít bị gồ ghề, dù trời mưa, đường nhựa độ trơn trượt không cao. Thứ hai, loại lốp dùng cho xe máy đi ở vùng nông thôn. Loại lốp này được sản xuất với 6 lớp vải, có khi 8lớp vải, 10 lớp vải. Hoa lốp được sản xuất theo kiểu tạo sự bám đường cao. Lốp xe máy đi ở vùng nông thôn được sản xuất như vậy vì điều kiện đường xá ở vùng nông thôn, miền núi còn xấu. Nhiều chỗ đường đất vẫn còn sỏi đá, khi trời mưa trở thành bùn độ trơn trượt rất cao vì vậy đồi hỏi loại lốp bám đường cao để đảm bảo an toan. Mặt khác, những khách hàng này mua xe không chỉ để đi lại mà còn nhằm mục đích chở hàng hoá, làm phương tiện kiếm sống. Vì vậy, lốp xe phải được cấu tạo thêm lớp vải để lốp chịu được tải.
Về lốp ô tô: tương tự, doanh nghiệp có hai loại lốp chính đó là lốp dùng trong công trình (lốp công trình) và lốp di chuyển trên đường thường (lốp thường). Công trình là nơi diễn ra việc xây dựng, khai thác… vì vậy không thể tránh khỏi sỏi đá và có khi còn có chường ngại vật lớn. Lốp công trình cần có mặt lốp chịu được va đập và việc này đã được thực hiện trong khâu sản xuất của doanh nghiệp. Số lớp vải lớn vì xe công trình thường sử dụng để chở nguyên vật liệu nên cần có sức chịu tải cao, hoa lốp tạo tính bám đường cao. Lốp thường đi trên đường nhựa thông thường, lốp xe được sản xuất theo qui cách thông thường. Lượng lớp vải tuỳ theo tải trọng từng xe mà được sản xuất.
Xét ở thị trường miền Bắc, những đặc điểm thị trường nào ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của SRC:
Mật đồ dân cư ngoài Bắc mà thay mặt là Hà Nội, thủ đô của cả nước là 3.490người/km2 một mật độ dân cư cao. Vùng đồng bằng sông Hồng khoảng trên 1.200 người/km2, nhiều tỉnh “thuần nông”, như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh mật độ dân số cũng lên tới trên 1.100 người/km2. Trong khi đó, miền nam, thay mặt là thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân cư là 2.909 người/ km2. Với lượng dân cư đông như vây, miền Bắc thực sự là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầy tiềm năng.
Về đặc điểm khí hậu, miền Bắc có cả mùa mưa, mùa khô khiến cho sản phẩm lốp , săm có xu hướng bị mòn, hư hại sớm hơn. Nắm được vấn đề này, SRC đã tăng cường thêm tính chất cơ lý của sản phẩm bằng cách cho thêm thành phầm hoá học trong quá trình luyện cao su.
Về thị hiếu tiêu dùng của khách hàng miền Bắc, dân cư miền Bắc khá kĩ tính và họ ít thay đổi thưong hiệu sản phẩm mình đang tiêu dùng sang một thương hiệu khác. Khác với miền nam, việc tiêu dùng của khác hàng miền Nam thoải mái hơn, họ có thể thay đổi thương hiệu mà mình tiêu dùng sang một thương hiệu khác. Đặc điểm này là lợi thế cho SRC và công ty đã thực sự có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng miền Bắc.
Đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường này tương đối mờ nhạt.
Hệ thống các đại lý phân bố rộng khắp các tỉnh thành miền Bắc.
(Nguồn: Phong tiếp thị – bán hàng)
Dựa vào đồ thị trên, ta nhận thấy doanh thu thị trường miền Bắc tăng dần đều và khá ổn định qua các năm và chiếm tỉ lệ các trong tổng doanh thu của côn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty c Luận văn Kinh tế 0
Z Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thủy sản và nông sản ở công ty TNHH Nam Sơn Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp c Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ngói Hải Ninh Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top