Ambros

New Member
Download Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

Download Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam miễn phí





- Các nguồn ngân sách chung dành cho y tế được phân bổ theo một số tiêu chuẩn dựa trên hai qui mô: chức năng ( điều trị, phòng bệnh ) và theo ngành, cấp. Những định mức phân bổ thường dựa vào số giường bệnh trực thuộc ( bộ, tỉnh ) đối với chi phí điều trị, hay dựa theo dân số của tỉnh đối với phòng bệnh. Định mức phân bổ khác nhau giữa 5 vùng sinh thái dựa theo sự khác nhau giữa các vùng về nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được phân bổ với định mức cao hơn 50% với các thành phố khác do chức năng phục vụ cả ở phạm vi khu vực và quốc gia. Các tỉnh khi nhận được ngân sách thường xuyên ( đã bao gồm cả y tế ) sẽ tiến hành phân bổ lại theo định mức của Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến tình trạng kinh phí y tế ở các tỉnh nghèo chỉ nhận được phần ngân sách tổi thiểu, còn tỉnh có mức thu khá có thể tăng chi cho y tế, tạo sự chênh lệch chi y tế/ người lớn giữa các tỉnh trong cả nước.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bình cả nước. Các vùng còn lại có tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ trung bình.
Bảng 2-7. Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật theo vùng và trình độ
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Những khu vực có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên. Thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu long, chiếm 21,33% lao động cả nước nhưng so với tổng số lực lượng lao động của vùng trình độ sơ cấp 0,59%, trung học chuyên nghiệp 1,93% và cao đẳng, đại học 1,62%%.
Phân tích về số lượng, cơ cấu của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay và so sánh với các số liệu trước đây có thể thấy:
Thứ nhất, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cả nước tuy có tăng, nhưng tỷ lệ tăng không cao và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lao động.
Thứ hai, phân bổ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng đều giữa các vùng. Chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Nhiều vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế có số lao động qua đào tạo quá thấp, ví dụ như Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Thứ ba, cơ cấu lao động theo bậc đào tạo có sự thay đổi trong vài năm gần đây và hiện nay tỷ lệ CĐ&ĐH/ THCN/ CNKT chung trong tất cả các ngành là 1: 0,98:2,67. Hiện nay cơ cấu lao động theo bậc đào tạo trên bị phê phán là bất hợp lý nhưng ở mức độ nào thì cần xem xét trong từng ngành mới thấy hết được tính chất của vấn đề này.
Cơ cấu bậc và ngành đào tạo của lao động
Nếu tách riêng số giáo viên và lao động trong một số ngành không sử dụng nhiều công nhân như kinh tế, thương mại, ngành khoa học xã hội và chỉ so trong từng ngành thì sẽ khác nhiều so với cơ cấu tổng hợp chung cả nước.
Bảng 2-8. Cơ cấu bậc lao động chuyên môn kỹ thuật theo ngành
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Theo tính chất công việc của từng ngành thì cơ cấu lao động như trên cũng là tương đối hợp lý. Số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy có một xu hướng trong rất nhiều ngành là giảm lao động trình độ trung học chuyên nghiệp và thay thế bằng cao đẳng, đại học. Cụ thể cơ cấu lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các ngành phân bổ như sau:
Lao động trình độ công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc đến 80%.
Ngành giáo dục đào tạo có nhiều lao động trình độ trung học chuyên nghiệp nhất, chiếm đến 30%.
Trình độ cao đẳng và đại học tập trung nhiều trong các ngành quản lý, nghiên cứu, thương mại, công nghiệp chế biến và giáo dục đào tạo. Tuy nhiên lao động trình độ đại học làm việc trong các ngành không trực tiếp sản xuất đã chiếm đến 65%.
Trình độ trên đại học tập trung nhiều nhất trong giáo dục đào tạo, quản lý, nghiên cứu, y tế, hoạt động khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến. Trong đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên chỉ có hơn 10%. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi ở trong thời kỳ công nghiệp hóa cần nhiều lao động trình độ cao trong các ngành này để tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, trình độ trên đại học ở khu vực nông thôn chỉ có ở hai ngành là giáo dục đào tạo và công nghiệp chế biến trong khi Việt Nam hiện đang là một nước nông nghiệp. Đây là một bất hợp lý nghiêm trọng liên quan đến chính sách bố trí và sử dụng lao động.
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm ngành kinh tế
Xu hướng chung của quá trình công nghiệp hoá là tổng sản phẩm quốc dân và lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông lâm ngư nghiệp. Trong các nước công nghiệp phát triển, không chỉ tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mà trong công nghiệp cũng giảm, lao động dịch vụ tăng nhiều nhất. Đặc điểm này chứng tỏ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang làm giảm dần hàm lượng nguyên vật liệu, tăng hàm lượng chất xám, yêu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Theo Báo cáo phát triển nhân lực của UNDP, từ 1970 đến 1990, trung bình toàn thế giới tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm 7%, công nghiệp tăng 1% và dịch vụ tăng 6%. Đến năm 1990, cơ cấu lao động NLN-CN-DV là 49-20-31. Trong đó các nước công nghiệp phát triển là 10-33-57; nước đang phát triển là 61-16-23; nước chậm phát triển là 76-9-15.
Số liệu thống kê cho thấy cơ cấu lao động Việt Nam cũng có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp (CN) và dịch vụ (DV), giảm lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp (NLN). Cơ cấu NLN-CN-DV của cả nước hiện nay là 65,7-15,1-19,2. Như vậy cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm ngành của nước ta đã thoát khỏi nhóm các nước chậm phát triển, nhưng cũng chưa đạt được mức các nước đang phát triển.
Bảng 2-9. Cơ cấu lao động NLN- CN – DV phân bổ theo vùng
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Phân tích theo vùng, chỉ có Đông Nam bộ là vùng kinh tế phát triển khá, có cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá tương đối nhanh so với vài năm gần đây. Hiện nay, lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 32,7%, công nghiệp chiếm 28,1% và dịch vụ chiếm 39,2%. Còn lại các vùng khác, kể cả đồng bằng sông Hồng đều có cơ cấu lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 60%; công nghiệp ở nhiều vùng dưới 10%, dịch vụ dưới 15%
Nhìn chung trong mấy năm qua, cơ cấu lao động cả nước theo nhóm ngành đã có sự chuyển dịch rõ nét hơn theo hướng công nghiệp hoá. Tuy nhiên, cơ cấu chuyển dịch rất chậm, so với cơ cấu lao động thế giới nêu trên. Cơ cấu này cho thấy mục tiêu về cơ cấu lao động năm 2010 đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội rất cao, là thách thức rất lớn nếu không có biện pháp cụ thể sẽ không thực hiện được.
Từ những phân tích ở trên có thể đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực Việt Nam có qui mô lớn, tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng dân số. Năm 2001 có 46.711.645 người trong độ tuổi lao động, tăng 2.801.701 người so với năm 1999 và tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 3,2%. Tỷ lệ nguồn nhân lực tham gia lực lượng lao động lớn, chiếm 80,3% với lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao là một tiềm năng lớn. Tuy nhiên, đặc điểm trên cũng tạo ra sức ép lớn về nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm.
Thứ hai, tuy còn nhiều hạn chế nhưng tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực ngày càng nâng cao. Tuy nhiên ở Việt Nam đang tồn tại mô hình bệnh tật của nước đang phát triển và của mức sống cao. Vấn đề này cùng với một cơ cấu dân số bị lão hóa, sự chênh lệch về mức sống, không bình đẳng trong điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe là một thách thức cho chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.
Thứ ba, tỷ lệ biết chữ của nguồn nhân lực cao hơn các nước có cùng mức thu nhập đạt 9...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top