hs_guong_mau

New Member
Download Khóa luận Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ công đoàn Hải Phòng


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ðược biết đến như là một thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đây còn là cảng lớn quan trọng thứ hai trong cả nước. Bên cạnh các lợi thế về vị trí trong phát triển kinh tế nói chung, Hải Phòng còn được thiên nhiên ưu đãi với những tiềm năng phát triển du lịch to lớn, đặc biệt là du lịch biển. Với những điều kiện thuận lợi trên Hải Phòng dần trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.Trong đó, khách du lịch Trung Quốc chiếm một tỷ trọng không nhỏ (đặc biệt là khách du lịch đến từ các tỉnh phía nam Trung Quốc). Thị Trường khách này có nhiều thuận lợi như sự gần gũi về mặt địa lý, văn hoá lịch sử, phong tục tập quán…Song nguồn khách tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách triệt để vì các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Hải Phòng, các hoạt động Marketing chưa được chú trọng, còn mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc không đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả trong việc thu hút khách du kịch Trung Quốc.
Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng là một trong số rất nhiều công ty kinh doanh về dịch vụ du lịch trên địa bàn Hải Phòng với lịch sử phát triển lâu đời. Công ty cũng là điểm đến ưa thích của khách du lịch Trung Quốc khi đến với Hải Phòng. Song công ty vẫn chưa thực sự áp dụng một cách hiệu quả các chính sách Marketing để khai thác một cách tốt nhất thị trường khách tiềm năng này.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, trong thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty TNHH một thành viên Du Lịch Dịch Vụ Công Đoàn Hải Phòng, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketting-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng”.
Trong quá trình hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này, em xin chân thành Thank sự giúp đỡ các cô chú, anh chị trong công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và thu thập thông tin cho bài khoá luận, đồng thời em xin gửi lời Thank tới các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh và đăc biệt là Tiến sĩ Tạ Duy Trinh đã tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài Khoá luận này. Trong khoá luận, do kiến thức còn hạn hẹp không thể tránh khỏi những sai sót em mong được sự góp ý của thầy cô để Khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích hệ thống lý luận Marketing và phân tích tình hình thực tế hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng đề xuất một số giải pháp Marketing-mix nhằm khai thác hiệu quả thị trường khách du lịch Trung Quốc.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng.
 Thời gian nghiên cứu: 2 năm trở lại đây
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
 Phương pháp thống kê, phân tích
 Nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp các tài liệu: giáo trình, sách tham khảo và các website…
5. Bố cục khoá luận
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về Marketing thu hút khách du lịch.
Chương II: Tình hình kinh doanh và thực trạng hoạt động Marketing-mix thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng.
Chương III: Một số giải pháp Marketing-mix nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

1.1 Một số lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Từ “Tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những năm 1800. Thuật ngữ “du lịch” được dịch sang tiếng Hán: “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải.
Cho đến nay, không chỉ nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những nhận thức chưa thống nhất về khái niệm “du lịch”. Đúng như môt chuyên gia du lịch đã từng nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Tuy nhiên du lịch có thể được hiểu theo nghĩa chung nhất nó vừa là hiện tượng xã hội vừa là hoạt động kinh tế.
 Du lịch là hiện tượng xã hội: là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của các cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hay không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá hay dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
 Du lịch là hoạt động kinh tế: là lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh nhu cầu di chuyển, lưu trú, tham quan và nghỉ dưỡng của khách du lịch. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn mà quá trình hoạt động du lịch hay thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
 Theo Luật du lịch Việt Nam do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005, định nghĩa “du lịch “ tại mục 1, điều 4: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch
Có không ít khái niệm về du khách. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau ta có thể hiểu khách du lịch với các khái niệm khác nhau:
 Theo nhà kinh tế học người Anh Ogilvie: “Khách du lịch là tất cả những người thoả mãn hai điều kiện rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó” (trang 12[6]).
 Còn nhà xã hội học Cohen lại cho rằng: Khách du lịch là những người đi tự nguyện mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận được trong các chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên (trang13[6]).
 Cũng có quan niệm của các tác giả Mc Intosh Goeldner: Khách du lịch là người tìm kiếm những kinh nghiệm và sự thoả mãn về mặt vật chất hay tinh thần khác nhau. Bản chất của du khách sẽ xác định các nơi đến du lịch lựa chọn và các hoạt động tham gia thưởng thức (trang16[4]).
 Theo Luật du lịch Việt Nam du tại mục 2, điều 4: “Khách du lịch là người đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hay hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Trong đó khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Vậy có thể thấy du khách là những người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khoẻ, thư giãn, giải trí hay thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chât và các dịch vụ do các cơ sở kinh doanh du lịch dich vụ cung ứng.
Nói cách khác, khách du lịch là người từ nơi khác đến, mục đích cảm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hay là của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế họ là những người sử dụng các dịch vụ vủa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch.
1.1.3 Các nhu cầu của khách du lịch
 Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nó là thuộc tính tâm lý của con người. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm, an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội về sự cần thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức tự thể hiện mình.
 Các nhu cầu của khách du lịch:
Các nhu cầu này được thể hiện qua nhu cầu của Maslow:

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
• Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi..Đây là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người.
• Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
• Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
• Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
• Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

 Củng cố, xây dựng và quản lý một cách chặt chẽ các kênh phân phối thông qua các đại lý tại Hải Phòng và Trung Quốc. Ngoài ra, công ty cũng nên tự mình thu hút thêm khách Trung Quốc thông qua việc xây dựng trang web riêng cho công ty mình để giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ của công ty. Như ta cũng đã thấy, công nghệ đóng vai trò khá quan trọng trong việc thu hút khách như thông qua website của công ty. Công ty sẽ có thêm nhiều khách du lịch dù không phải trên địa bàn Hải Phòng hay trên lãnh thổ Việt Nam biết đến đồng thời qua trang web khách Trung Quốc có thể đặt trước các dịch vụ mà không phải đến tận công ty.
 Không những vậy, công ty nên đầu tư thêm vốn để mở văn phòng thay mặt của công ty tại Trung Quốc, nhất là tại một số tỉnh trọng điểm như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam để quảng bá cũng như tiếp cận với thị trường khách mục tiêu của công ty.
 Ngoài ra, công ty cũng nên tìm thêm các kênh phân phối mới đó là qua các trung gian vận chuyển như: các hãng hàng không, các hãng tàu thủy, tàu hỏa,... để có thể thu hút thêm khách Trung Quốc đến với công ty.
3.2.6 Phát triển quan hệ đối tác
 Hiện nay công ty chủ yếu có mối quan hệ qua lại giữa các khách sạn hay giữa các công ty lữ hành thuộc Liên đoàn Lao động. Hiện nay, khi tình hình cạnh tranh ngày cành gay gắt, ngoài việc liên kết với các công ty hay các khách sạn của Liên đoàn Lao động công ty cũng nên có thêm các mối quan hệ với các khách sạn lớn khác trên thị trường để thu hút thêm lượng khách đến, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường, quảng bá hình ảnh của công ty đến với khách Trung Quốc, giúp nhân viên của công ty học hỏi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ tại doanh nghiệp mà công ty liên kết. Ngoài ra, công ty cần phát triển mối quan hệ lâu dài với các điểm du lịch, các khu du lịch để đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhât nhu cầu của du khách tại điểm đến.
 Không những vậy công ty cần có mối quan hệ với các hãng vận chuyển khách Trung Quốc như: hàng không, hãng tàu thủy, tàu hỏa...để việc đón khách đến sử dụng dịch vụ được chủ động hơn.
 Công ty cũng cần thiết lập, mở rộng mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa có uy tín. Do công ty kinh doanh cả dịch vụ nhà hàng ăn uống nên việc quan hệ với các nhà cung ứng là rất quan trọng vì đó sẽ tạo ra chất lượng của các món ăn khi cung cấp cho nhà hàng. Quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa giúp công ty có một lượng hàng hóa ổn định, chất lượng cao và có thể được chiết giảm giá khi mua hàng hóa với số lượng lớn, thường xuyên.













PHẦN KẾT LUẬN

Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng trong những năm qua đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, phát triển không ngừng về cả quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, thị trường khách du lịch nước ngoài giảm đi đáng kể, đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc vốn là thị trường khách quen thuộc với tiềm năng khai thác du lịch to lớn. Vì vậy công ty cần có những chiến lược Marketing-mix thực sự hiệu quả nhằm thu hút và phát triển thị trường khách Trung Quốc trong những năm tới.
Để thu hút hơn nữa khách du lịch đến với công ty, công ty cần hoàn thiện hệ thống Marketing-mix bao gồm các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, con người và quan hệ đối tác để tăng sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch Trung Quốc. Các giải pháp Marketing này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, có kế hoạch tính toán cụ thể và kết hợp chặt chẽ với các giải pháp khác của công ty.
Với bài khoá luận của mình, em mong muốn có thể góp phần nhỏ trong việc tìm ra các giải pháp Marketing-mix có hiệu quả để cùng công ty hoàn thiện hơn nữa hệ thống Marketing-mix thu hút khách du lịch Trung Quốc.
Qua đây em xin gửi lời Thank sâu sắc đến các cô chú, anh chị làm việc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng, các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo, Tiến sĩ Tạ Duy Trinh đã tận tìn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khoá luận. Với kiếnthức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để bài khoá luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh của Công ty TNHH MTV Du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng



2. Một số phiếu điều tra khách hàng Trung Quốc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Download Khóa luận Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ công đoàn Hải Phòng

Download Khóa luận Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ công đoàn Hải Phòng miễn phí





 Môi trường cạnh tranh: Có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Hải Phòng. Hiện nay, có 7 khách sạn xây mới đi vào hoạt động nâng tổng khách sạn của thành phố là 197 khách sạn, với 5.288 phòng và 10.035 giường, có 82/197 khách sạn được xếp hạng sao. Trong đó có 8 khách sạn được xếp hạng 3-4 sao, còn lại xếp hạng khách sạn 1-2 sao. Công ty TNHH MTV du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng hiện đang được xếp hạng là khách sạn 2 sao nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Gần đây, khách Trung Quốc đến Hải Phòng rất đông, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch dịch vụ cũng nắm bắt được cơ hội đó nên không ngưng nâng cao cơ sở vật chất, đưa ra các chính sách marketing hấp dẫn để thu hút đối tượng khách này. Do vậy, công ty phải đối đầu với sức cạnh tranh rất lớn. Theo thống kê sơ bộ, các đối thủ canh tranh trực tiếp trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành như: Công ty DL DV Vạn Hoa, công ty Du lịch Hải Phòng, công ty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn Phòng, khách sạn Công Đoàn Đồ Sơn, Làng quốc tế Hướng Dương



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ệt Nam có lợi thế nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, thuận tuyến đường giao thông, do đó thuận tiện cho việc gặp gỡ, ký kết, giao kèo với bạn hàng của các nước Đông Nam Á, tiện cho cả việc đi du lịch và công việc. Người Trung Quốc ít đi du lịch thuần tuý mà chủ yếu sang các nước tìm cơ hội làm ăn.
- Khoảng cách Việt Nam và Trung Quốc không phải qua nước trung gian mà chỉ có đường biên giới ngăn cách, không phải di chuyển xa để đến địa điểm du lịch, nhất là từ khi tuyến đường sắt Việt-Trung được nối thì lại càng thuận tiện hơn. Vì vậy sẽ không mất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển, phù hợp đa số túi tiền của người Trung Quốc.
- Giá cả hàng hoá dịch vụ của nước ta rẻ hơn so với các nước lân cận như Thái Lan, Singapore. Điều đó làm cho giá chương trình di lịch ở Việt Nam rẻ hơn nhiều, phù hợp với khả năng thanh toán của người Trung Quốc.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác khiến người Trung Quốc sang Việt Nam du lịch như tình hình an ninh chính trị của nước ta trong những năm gần đây khá ổn định, người dân Việt Nam mến khách, sự phát triển kinh tế nước ta… Đây không phải là những nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đi du lịch của người Trung Quốc
- Ngày nay, với các chính sách mở cửa của hai nước, đặc biệt là nước ta tạo điều kiện cho họ có thể tìm kiếm cơ hội làm ăn hay qua nước thứ 3. Ngày 19/04/2004, công văn của chính phủ Việt Nam cho phép khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh mới (gọi là quy chế 849), thay thế cho quy chế 229 năm 1998 nhằm giảm thủ tục để thu hút khách di lịch Trung Quốc. Điều này làm cho lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng đông. Có thể khẳng định rằng khách du lịch Trung Quốc là thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam. Theo đánh giá chung, thời gian qua, hợp tác du lịch của hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Hai nước đã ký hiệp định hợp tác du lịch song phương và chương trình du lịch 2005-2010. Năm 2000, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định chính thức coi Việt Nam là thị trường đến du lịch thứ 15 của công dân Trung Quốc.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng được thành lập vào năm 1987 tiền thân là Trạm Trung chuyển Du Lịch, thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, nguyên là đơn vị sự nghiệp nằm trong hệ thống BHXH của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ nghỉ ngơi, dưỡng sức, chữa bệnh nghề nghiệp và thăm quan nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên chứcthành phố bằng nguồn kinh phí ngân sách BHXH do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân bổ theo kế hoạch hàng năm.
Từ 1995, Ban lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố đã quyết định đổi tên thành công ty du lịch Công Đoàn Hải Phòng để phù hợp với việc kinh doanh, đón khách từ tất cả các nơi đến thăm quan và nghỉ chân tại Hải Phòng.
Đến 10-2006, Nhà nước cùng với Liên đoàn Lao động thành phố quyết định thổi một luồng gió mới vào bộ máy quản lý, một lần nữa đổi tên thành công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công đoàn Hải Phòng do Liên đoàn lao động thành phố quản lý. Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành và in ấn.
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Kinh doanh khách sạn
- Kinh doanh ăn uống
- Kinh doanh lữ hành
- Dịch vụ in ấn: in sách, các tạp chí chuyên ngành, tem nhãn…
- Các dịch vụ vui chơi, giải trí: Xông hơi, massage, karaoke, vật lý trị liệu, bóng bàn, cầu lông, tennis… và các dịch vụ bổ sung khác: cho thuê các trang thiết bị phụ trợ, phòng hội nghị, hội thảo…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng thị trường kế hoạch
Phòng lữ
hành
Bộ phận lễ tân
Bộ phận buồng
Bộ phận nhà hàng
Phòng quản lý khách sạn
Phòng tài chính kế toán
Bộ phận in ấn
Bộ phận an ninh
Phòng tổ chức hành chính
( Nguồn: CTTNHH MTV DLDLV Công Đoàn Hải Phòng)
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Liên đoàn Lao Động thành phố và nhà nước về quản lý điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách các mảng chủ chốt: phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng thị trường kế hoạch, phòng lữ hành.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mảng mình trực tiếp phụ trách: Phòng quản lý khách sạn, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận nhà hàng, bộ phận in ấn và bộ phận an ninh.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự,khen thưởng kỷ luật, xấy dựng vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý hành chính.
Phòng tài chính kế toán: Chịu trách hiệm trước giám đốc về vấnđề tài chính của công ty, đánh giá kết quả hoạt động của công ty. Tham mưu cho giám đốc về các giải pháp tăng cường quản lý và phát triển kinh doanh.
Phòng thị trường kế hoạch: Phụ trách công tác thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, năm và phối hợp với các bộ phận để thực hiện công tác Marketing.
Phòng lữ hành: Chịu trách nhiệm với giám đốc về lĩnh vực kinh doanh lữ hành, thực hiện các tour du lịch theo yêu cầu của khách hàng, xây dựng thiết kế các tour du lịch, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty tiến hành thực hiện tour, thanh toán với khách hàng.
Bộ phận lễ tận: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc. Thực hiện tổ chức đón tiếp khách, nhận các hợp đồng đặt phòng của khách, sắp xếp bố trí phòng cho khách, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ.
Phòng quản lý khách sạn: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc, giám sát tình hình hoạt động của khách sạn, đồng thời tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác quản lý khách sạn.
Bộ phận buồng: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phục vụ lưu trú cho khách, về tình hình tài sản điện nước, về dọn dẹp vệ sinh phòng nghỉ…
Bộ phận nhà hàng: Tổ chức phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn, tiệc cưới, côm thân, hội nghị, nhân viên trong công ty….Dưới sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc.
Bộ phận in ấn: Thực hiện chức năng in ấn các tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động của công ty, nhận dịch vụ in ấn sách báo, ấn phẩm chuyên nghành, tem nhãn…
Bộ phận an ninh: Có nhiệm vụ giám sát mõi hoạt động xung quanh khách sạn. Bảo vệ tài sản cũng như an toàn tính mạng cho khách hàng và nhân viên của công ty. Phối hợp cùng các bộ phận khác thường xuyên kiểm tra tình hình an ninh trong khu vực quản lý. Bên cạnh đó nhân viên an ninh còn chịu trách nhiệm cai quản một bãi đỗ xe cho nhân viên của công ty và khách hàng.
2.1.4 Tình hình lao động...
Cho mình xin link download tài liệu với ạ. Thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm phát triển của thị trường máy tính của Công ty HVCom Luận văn Kinh tế 2
N Những giải pháp marketing - Mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceutica Luận văn Kinh tế 2
N Một số giải pháp về Marketing - Mix nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần An Đạt Luận văn Kinh tế 2
N [Free] Áp dụng Marketing-Mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Bia Nghệ Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Xây dựng chiến lược Marketing - Mix nhằm định vị thị trường cho sản phẩm Đài xông hương Lampe Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh ( ST Tài liệu chưa phân loại 0
V Giải pháp marketing mix nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất và Thương Mại Thàn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top