dragonkomoddo

New Member
Download Luận văn Chiến lược kinh doanh nhà ở cao cấp của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà SUDICO

Download Luận văn Chiến lược kinh doanh nhà ở cao cấp của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà SUDICO miễn phí





MỤC LỤC
 
 
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
7. Những hạn chế của luận văn
8. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Chiến lược và chiến lược kinh doanh
1.1.1 Chiến lược
1.1.2 Chiến lược kinh doanh
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược
1.2.1 Tầm nhìn & sứ mệnh
1.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài
1.2.2.1 Phân tích môi trường môi trường vĩ mô- Mô hình PEST
1.2.2.2 Phân tích môi trường ngành
1.2.2.3 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường bên ngoài
1.2.3 Phân tích môi trường bên trong
1.2.3.1 Phân tích theo lĩnh vực hoạt động
1.2.3.2. Lợi thế cạnh tranh bền vững
1.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược - Ma trận tổng hợp SWOT
1.2.5. Chiến lược cạnh tranh chung
1.2.5.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
1.2.5.2 Chiến lược khác biệt hoá
1.2.5.3. Chiến lược trọng tâm trọng điểm
1.2.5.4. Kết hợp các chiến lược chung
1.3 Bài học kinh nghiệm ở một số công ty kinh doanh Bâst động sản
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÀ Ở CAO CẤP Ở CÔNG TY SUDICO
2.1 Tổng quan về Công ty SUDICO
2.1.1 Giới thiệu chung
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty SUDICO
2.1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty SUDICO
2.1.4 Thành công của lĩnh vực kinh doanh nhà ở cao cấp của SUDICO
 
2.1.5. Đặc thù của kinh doanh nhà ở cao cấp
 
 
 
 
 
2.2 Phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài
2.2.1 Phân tích, đánh giá môi trường vĩ mô ( Mô hình PEST)
2.2.2 Phân tích đánh giá môi trường vi mô( ngành)
2.2.3. Tổng hợp phân tích đánh giá môi trường bên ngoài
2.3. Phân tích đánh giá môi trường bên trong
2.3.1. Phân tích bên trong theo mô hình chuỗi giá trị
2.3.2. Xác định năng lực vượt trội của Công ty SUDICO
2.3.3. Xác định lợi thế cạnh tranh bền vững của Công ty SUDICO
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN VÀ THỰC THI CHIẾN LƯỢC
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty SUDICO trong thời gian tới
3.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho Công ty SUDICO
3.2.1 Phương pháp lựa chọn chiến lược cạnh tranh
3.2.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho
3.2.3.Giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược đã chọn
3.2.2.1. Nhóm giải pháp cho chiến lược 1
3.2.2.2. Nhóm giải pháp cho chiến lược 2
3.2.2.3. Nhóm giải pháp cho chiến lược 4
3.3. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC LẤY Ý KIẾN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ính phủ đã ban hành 5 Nghị Định đồng thời với các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Khung pháp lý cho thị trường BĐS đã tương đối định hình và có các quy định cụ thể cho từng loại đất và quyền sử dụng đất được tham gia thị trường BĐS.
2.1.1.2. Cơ chế, chính sách tài chính vĩ mô đối với bất động sản
Nhà nước thực hiện quản lý đất đai bằng cả biện pháp hành chính và kinh tế thông qua hệ thống các chính sách tài chính. Cơ chế, chính sách quản lý tài chính vĩ mô đối với BĐS của nước ta được phân thành 7 lĩnh vực chính như sau:
a). Các chính sách về giá đất
+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất và khung giá các loại đất. Nghị định quy định phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất và hướng dẫn giá các loại đất cụ thể tại địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Đây là căn cứ để tính thế sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, tính lệ phí trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa; tính lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất v.v..
b). Các Chính sách về thu tiền sử dụng đất
+ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ rõ ràng, đầy đủ và chi tiết hơn so với Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 và Thông tư số 115/2000/TT-BTC ngày 11/12/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2000/NĐ-CP. Cụ thể là Nghị định số 198/2004/NĐ-CP quy định việc thu tiền sử dụng đất trong 5 trường hợp khi: (i) Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; (ii) chuyển mục đích sử dụng đất; (iii) chuyển từ thuê đất sang giao đất quyền sử dụng đất cho các đối tượng (iv) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất; và (v) xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Điểm mới của hai văn bản này mở rộng đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, ngoài đối tượng được giao đất xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hay cho thuê theo quy định hiện hành, Luật đất đai năm 2003 còn cho phép thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ...cho phép nhà đầu tư lựa chọn hình thức được giao đất có thu tiền sử dụng đất hay thuê đất, tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất hay thuê đất, tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê, góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và Thông tư số 117/2004/TT-BTC còn đưa ra những quy định nhằm đơn giản thủ tục hành chính thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ bằng cách thực hiện cơ chế “một cửa” khi người dân được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền thì chỉ phải tiếp xúc với các Sở Tài nguyên và Môi trường.
Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và Nghị định số 38/2000/NĐ-CP là căn cứ tính thu tiền sử dụng đất. Bên cạnh hai căn cứ là diện tích đất và giá đất, căn cứ vào mức thu tiền sử dụng đất được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá đất tại Nghị định số 38/2000/NĐ-CP đã được thay bằng căn cứ vào thời hạn sử dụng đất tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.
c).Các chính sách về tiền thuê đất
Các chính sách về tiền thuê đất được quy định cho hai đối tượng là các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất và các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khung giá thuê 1 m2 đất tại Quyết định số 1357/1995/QĐ-TC ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định khung giá cho thuê đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất quy định là một tỷ lệ phần trăm nhất định áp dụng với hai ngành nghề chính là sản xuất và thương mại - dịch vụ, và dựa trên mức giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 nay đã được thay thế bởi Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. Thời hạn thuê đất cũng như giá thuê mặt nước và mặt biển của các tổ chức trong nước không được đề cập trong Quyết định này.
Trong khi đó, đơn giá thuê đất tại Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước và mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài việc phụ thuộc vào mức giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho từng nhóm đô thị hay từng loại xã còn phụ thuộc vào hệ số vị trí, hệ số kết cấu hạ tầng và hệ số ngành nghề kinh doanh.
d). Các chính sách về bồi thường thiệt hại Nhà nước thu hồi đất
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi thay thế Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Những nội dung đổi mới của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là: Nhà nước thu hẹp phạm vi thu hồi, tạo điều kiện cho quan hệ tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tự thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển. Cụ thể, Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển và các dự án đầu tư lớn. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được xem xét duyệt thì nhà đầu tư được tự nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. Bên cạnh đó, Nhà nước là người tổ chức thực hiện, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không phải chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng, hay cho thuê mà phải chi trả tiền bồi thường thì được trừ vào số tiền thuê đất phải nộp.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP cũng quy định rất cụ thể và chi tiết về nguyên tắc bồi thường đất và tài sản trên đất, giá đất để tính bồi thường là giá đất tính theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng, và quy định hình thức xử lý đ
 
Top