slimshady_9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
trang 1
1.1. Tổng quan về ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước trang 1
1.1.2.1. Đảm bảo tài chính cho hoạt động của Nhà nước trang 1
1.1.2.2. Thúc đẩy kinh tế phát triển, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường
trang 1
1.2. Tổng quan về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 2
1.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 2
1.2.2. Sự cần thiết của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 3
1.2.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 3
1.2.3.1. Phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH của đất nước trang 4
1.2.3.2. Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tạo cho NSĐP vị trí độc lập tương đối trong một hệ thống NSNN thống nhất trang 4
1.2.3.3. Phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp trang 4
1.2.3.4. Đảm bảo công bằng trong phân cấp NS trang 5
1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trang 5
1.2.4.1. Về thẩm quyền NS trang 5
1.2.4.2. Phân định nội dung cụ thể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS trang 6
1.2.4.3. Quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trang 6
1.2.4.4. Phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính trang 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY trang 8
2.1. Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 8
2.1.1. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 8
2.1.1.1. Giai đoạn 1: từ năm 1967 đến 1983 trang 8
2.1.1.2. Giai đoạn 2: từ năm 1983 đến 1989 trang 8
2.1.1.3. Giai đoạn 3: từ năm 1989 đến 1996 trang 8
2.1.1.4. Giai đoạn 4: từ 1996 đến nay trang 8
2.1.2. Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam trang 9
2.1.3. Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong quản lý NS
trang 10
2.1.3.1. Quốc hội trang 10
2.1.3.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội trang 10
2.1.3.3. Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội trang 10
2.1.3.4. Chính phủ trang 10
2.1.3.5. Bộ tài chính trang 10
2.1.3.6. Bộ kế hoạch và đầu tư trang 11
2.1.3.7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trang 11
2.1.3.8. Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở TW
trang 11
2.1.3.9. Hội đồng nhân dân các cấp trang 11
2.1.3.10. Ủy ban nhân dân các cấp trang 11
2.1.3.11. Đơn vị dự toán ngân sách trang 12
2.2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước theo luật định trang 12
2.2.1. Phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
trang 12
2.2.1.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương trang 12
2.2.1.2. Nguồn thu của ngân sách địa phương trang 13
2.2.1.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP
trang 14
2.2.2. Phân định nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trang 15
2.2.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trang 15
2.2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trang 16
2.3. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
trang 17
2.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Việt Nam trang 17
2.3.1.1. Thu ngân sách trang 17
2.3.1.2. Chi ngân sách trang 19
2.3.2. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam trang 19
2.3.2.1. Thành tựu trang 19
2.3.2.2. Hạn chế trang 23
2.3.2.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trang 26
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM trang 27
3.1. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách trên thế giới trang 27
3.1.1. Thực tiễn phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở các nước trên thế giới
trang 27
3.1.1.1. Australia trang 27
3.1.1.2. Cộng hoà Liên bang Đức trang 28
3.1.1.3. Philippines trang 30
3.1.1.4. Thái Lan trang 31
3.1.1.5. Anh trang 31
3.1.1.6. Malaysia trang 33
3.1.1.7. Trung Quốc trang 35
3.1.1.8. Kazakhstan trang 36
3.1.2. Kinh nghiệm rút ra từ phân cấp quản lý NS các nước trên thế giới
trang 38
3.1.2.1. Phân cấp quản lý NS là vấn đề mà bất kỳ NN nước nào cũng quan tâm
trang 38
3.1.2.2. Hệ thống NS được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính trang 38
3.1.2.3. Phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách
trang 39
3.1.2.4. Xu hướng trong phân cấp quản lý NSNN theo 2 xu hướng: tập quyền và phân quyền trang 39
3.1.2.5. Việc phân cấp quản lý NS ở các nước không lồng ghép, NS cấp trên không bao gồm NS cấp dưới, NS CP không bao gồm NSĐP trang 40
3.2. Kiến nghị giải pháp đổi mới phân cấp quản lý NSNN tại Việt Nam trang 41
3.2.1. Khắc phục tính lồng ghép trong phân cấp quản lý ngân sách trang 41
3.2.2. Lập ngân sách theo đầu ra trang 43
3.2.3. Làm rõ phạm vi ngân sách trang 45
3.2.4. Xác định tỷ lệ phân chia giữa NSTW và NSĐP linh hoạt hơn trang 45
3.2.5. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương trang 46
3.2.5.1. Về phân cấp nguồn thu trang 46
3.2.5.2. Phân cấp nhiệm vụ chi trang 46
3.2.5.3. Việc quản lý vốn đầu tư trang 47
3.2.5.4. Phân cấp chi thường xuyên về sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế cho cấp huyện trang 48
3.2.6. Quy định cụ thể khoản chi đầu tư từ NSNN trang 48
3.2.7. Cải cách hệ thống quản lý thuế trang 48
3.2.8. Tăng cường sự minh bạch trang 49
Kết luận

Nhiệm vụ, quyền hạn của QH, CP, HĐND ĐP trong quá trình xây dựng, dự toán NS rõ ràng, cụ thể do đó chất lượng dự toán NS những năm qua được nâng lên rõ rệt. Ở các tỉnh, thành phố các chỉ tiêu NS đều được đưa ra HĐND bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, nhiều ý kiến đã được chấp nhận, nhiều chỉ tiêu đã được sửa đổi, bổ sung, Vì vậy, dự toán NS có chất lượng hơn, trách nhiệm chuẩn bị dự thảo dự toán NS của các cơ quan quản lý, điều hành được nâng cao hơn.
Do QH trực tiếp quyết định phân bổ NSTW nên tạo nên được sự công khai, dân chủ hạn chế tình trạng tiêu cực, hiện tượng xin cho.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP đã thể hiện rõ hơn mục tiêu vừa bảo đảm được sự thống nhất, tập trung của NS quốc gia; Vừa phát huy được tự chủ tài chính, phát huy tiềm năng của mỗi ĐP, cụ thể là:
- NSTW và NS mỗi cấp chính quyền ĐP được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- NSTW giữ vai trò chu đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những ĐP chưa cân đối được thu, chi NS;
- NSĐP được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ dộng trong thực hiện những nhiệm vụđược giao; tăng cường nguồn lực cho NS xã. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền ĐP phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
- Nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi NS phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của NS từng cấp;
- Trường hợp cơ quan quản lý NN cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý NN cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụđó;
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa NS các cấp và bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới đểđảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các ĐP. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ NS cấp trên là khoản thu của NS cấp dưới;
- Trong thời kỳ ổn định NS, các ĐP được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSĐP được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định NS, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ NS cấp trên hay tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về NS cấp trên;
Việc phân cấp nói trên không có nghĩa "khoán trắng" cho NSĐP mà chỉ là phân cấp nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao. Trường hợp nguồn thu không đủ thì NS cấp trên chuyển về theo 2 hình thức: bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Đi đôi với phân cấp nguồn thu, để khuyến khích ĐP phấn đấu thu vượt dự toán còn thực hiện chính sách thưởng chỉ với các ĐP có thu vượt dự toán được giao và cao hơn mức thu năm trước và chỉáp dụng với khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, vượt phần NSTW được hưởng, TW sẽ thưởng cho NSĐP. Tỷ lệ thưởng hàng năm do Thủ tướng CP quyết định.
Quy trình quản lí chi tiêu NSNN có sự đổi mới tích cực, phù hợp với hướng cải cách hành chính ở nước ta.
Luật NSNN năm 2002 đã đưa ra một quy trình chi NS mới: phương pháp cấp phát theo dự toán (thay cho cách cũ là: cấp phát theo hạn mức - Hạn mức được các cơ quan tài chính duyệt theo từng quý, từng tháng). Theo đó, các đơn vị sử dụng NS chủ động căn cứ vào chế độ chi tiêu NS, khối lượng, kết quả nhiệm vụ để thực hiện rút kinh phí tại kho Bạc NN theo dự toán NS đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp dự toán chưa được phân giao (các tháng đầu năm) sẽ thực hiện tạm ứng kinh phí. cách này đã tăng cường trách nhiệm, tính chủđộng của thủ trưởng các đơn vị sử dụng NS. Các cơ qan tài chính, chủ quản giảm thiểu nhiều thủ tục hành chính không cần thiết như lập hạn mức, thông báo, phối phối hạn mức… giành nhiều thời gian cho việc xây dựng chính sách, hướng dẫn thi hành và kiểm tra… Do đó tăng cường tính chủ động của đơn vị, tăng cường kỷ cương quản lý NS.
Công tác quyết toán NSNN đã đi dần vào nề nếp, chất lượng được nâng lên
Báo cáo quyết toán thực hiện theo hệ thống biểu báo mới, thực sựđã tạo điều kiện cho QH và HĐND ĐP xem xét và phê chuẩn. Một yếu tố khác làm cho báo cáo quyết toán có chất lượng cao hơn, đó là hoạt động có hiệu quả cao của kiểm toán NN. Hàng năm kiểm toán thực hiện với các ĐP, các cơ quan, các đơn vị trực thuộc, các tổng công ty, các dựán… sau đó, dựa trên kết luận của kiểm toán CP, UBND các ĐP đã xử lý các sai phạm theo kiến nghị của kiểm toán. Tất cả các hoạt động gắn liền với công tác quyết toán NS đã thực sự góp phần quản lí sử dụng có hiệu quả NSNN và NS các ĐP.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương hơn
Luật NS hiện hành đã phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của ĐP, tăng thêm các khoản thu cho NSĐP, tạo điều kiện làm phong phú nguồn thu của NSĐP. Do đó, có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế ĐP phát triển
Hạn chế
Tính lồng ghép trong hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN (NSNN) của nước ta có một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Đó là tính “lồng ghép”. NSNN bao gồm NSTW và NS các cấp chính quyền ĐP (NSĐP), trong đó, NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND), cụ thể là NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã. Cả 4 cấp NS hợp chung thành hệ thống NSNN. NS cấp dưới là bộ phận hợp thành của NS cấp trên. NS cấp trên không chỉ bao gồm NS cấp mình mà còn gồm cả NS cấp dưới. NS xã được “lồng” vào NS huỵên. NS huỵên được “lồng” vào NS tỉnh. NS tỉnh được “lồng” vào NSNN. Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu và chi của NS cấp dưới do cấp trên ấn định. Điều này đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, lập dự toán tích cực, mà thường có xu hướng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.
Sự lồng ghép trong hệ thống NSNN dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp NS; giảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán NS, sử dụng NS và quyết toán NSNN. Mặt khác, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN nên thời gian lập, giao dự toán bị kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành NSNN. Hiện nay, dự toán NSNN thường được QH xem xét, quyết định tại những Kỳ họp cuối năm, vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. Sau đó, căn cứ vào Nghị quyết của QH, CP giao nhiệm vụ thu - chi, tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu và mức phân bổ NSTW cho từng ĐP. Tại các ĐP, UBND chờ hướng dẫn của CP để hoàn thiện dự toán NSĐP trình HĐND xem xét, thông q...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top