Bruno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I
Những cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp
vừa và nhỏ
1. Khái niệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu..., các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau.
Ở Việt Nam đã giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào. Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hay số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.

2.Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới, định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo từng nơi. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế;
Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại;
Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).
Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ từng trường hợp vào điều kiện từng nước.
Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh nghiệp có 400 lao động ở Việt Nam không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại được tính là SME ở CHLB Đức. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với các nước phát triển.
Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện... Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại các SME giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau.
Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.
Bảng : Tham khảo về tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước
TÊN NƯỚC TIÊU CHÍ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
ÚC - Sản xuất : dưới 100 LĐ
- Phi sản xuất: dưới 20 LĐ
MỸ - Doanh nghiệp nhỏ: dưới 100 LĐ
- Doanh nghiệp vừa: 101-499 LĐ
NHẬT - Sản xuất:dưới 300 LĐ hay dưới 100 triệu Yên
- Bán lẻ, dịch vụ: dưới 50 LĐ hay dưới 10 triệu Yên
CHLB ĐỨC - Dưới 500 LĐ
ĐÀI LOAN - Công nghiệp, xây dựng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 300 LĐ
- Khai khoáng: vốn góp dưới 40 triệu NT$, dưới 500 LĐ
- Thương mại, vận tải và dịch vụ khác: dưới 40 triệu NT$ doanh thu, dưới 50 LĐ
(Nguồn : tổng hợp từ dữ liệu sưu tầm được qua các trang web trên mạng)
Tính lịch sử: một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn, nhưng với quy mô như vậy, hiện tại hay tương lai có thể được coi là vừa hay nhỏ. Như vậy trong việc xác định quy mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ số tăng trưởng quy mô doanh nghiệp trung bình (I¬d) trong từng giai đoạn. Hệ số này chỉ được sử dụng khi xác định quy mô doanh nghiệp cho các thời kì khác nhau.
Mục đích phân loại: khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau tuỳ theo mục đích công việc phân loại.
Như vậy có thể xác định được quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc một ngành hay một địa bàn cụ thể theo công thức sau:
F(Sba) = Ib* Ia*Sa/ I¬d
Trong đó:
F(Sba): quy mô một doanh nghiệp thuộc một ngành và trên một lãnh thổ cụ thể.
Ib,Ia,I¬d: tương ứng là hệ số vùng, ngành, hệ số tăng trưởng quy mô doanh nghiệp;
Sa : quy mô vừa và nhỏ chung trong một nước.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các ưu thế và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này sẽ được trình bày dưới đây nhằm đem lại một cái nhìn sâu vào bản chất của loại hình này, cho phép ta định ra hướng đi rõ ràng trong việc xác định hướng phát triển cho loại hình này.
3.Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng vì mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường có khối lượng lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:
- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường.
Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động. Vòng quay sản phẩm nhanh nên có thể sử dụng vốn tự có, hay vay bạn bè, người thân dễ dàng. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ cảu nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy chức năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế.
- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.
Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm. Trong trường hợp thất bại thì cũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu được. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt. Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm.
- Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp.
Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép. Đồng thời doanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến lược phát triển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế.
- Không có hay ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.
Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tất nhiên là không lớn lắm. Số lượng lao động trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõ rệt. Mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động khá gắn bó. Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.
4. Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của SMEs nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.
- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trườngcác doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.
- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, SMEs gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đang hoạt động.
- Cũng do tính chất vừa và nhỏ của nó, SMEs gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường
5. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất
Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác của chúng. Các doanh nghiệp loại này thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ
cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế rất non yếu.
Trên thực tế, các DNVVN nước ta chủ yếu gia công cho các tổ chức thương mại trong và ngoài nước, hay xuất khẩu uỷ thác qua các doanh nghiệp nhà nước qui mô lớn. Do khoảng trống thông tin tồn tại giữa thị trường Việt Nam và thế giới bên ngoài, doanh nghiệp phải phụ thuộc sâu sắc vào các tổ chức trung gian, bị ép giá và phải chia sẻ một khoản đáng kể trong lợi nhuận thu được. Nhà xuất khẩu không hề biết hiệu quả của công việc như thế nào, một khi sản phẩm rời nhà máy doanh nghiệp không biết điều gì sẽ xảy ra với sản phẩm của mình.
Một khảo sát do “Chương trình phát triển dự án Mekong về DNVVN (MPDF)” tiến hành về các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực tư nhân xét theo 'Thành công" và "Không thành công" cho thấy rằng, 'Thành công" của một doanh nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó có: tiếp cận thị trường trực tiếp thay vì sử dụng các trung gian thương mại; lựa chọn sản phẩm có giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp; xác định được mảng thị trường có nhu cầu lớn trong nước (thực phẩm, hàng tiêu dùng cơ bản) hay một mảng thị trường có lợi tức cao trên thị trường xuất khẩu (hạt điều, cà phê, hải sản và hàng may mặc) - thay vì không biết về thị trường tiêu thụ cuối cùng hay về người tiêu thụ cuối cùng; có những bạn hàng lâu dài và xây dựng chiến lược thị trường đa dạng, ổn định thay vì quá tập trung vào một số thị trường nào đó. Đáng tiếc là, hiện nay rất đông DNVVN Việt Nam có đặc điểm sản xuất kinh doanh rơi vào trường hợp "Không thành công". Trong khi kim ngạch xuất khẩu của các DNVVN chiếm tới 70% kim ngạch của cả nền kinh tế thì vấn đề đã trở nên không còn đơn giản nữa.
Các cơ chế để doanh nghiệp có thể hợp tác thường xuyên với nhau còn thiếu trầm trọng ở Việt Nam, một phần là do nhận thức yếu kém về lợi ích mà hợp tác mang lại và một phần khác là do Nhà nước thiếu biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện. Sản xuất của DNVVN riêng rẽ, manh mún khó có hiệu quả kinh tế theo qui mô. Chưa xác lập được vai trò thầu phụ với doanh nghiệp lớn, liên kết sản xuất phân đoạn giữa các DNVVN chưa có . Mối quan hệ “Vệ tinh- trung tâm” với các doanh nghiệp lớn chưa tồn tại ở Việt nam trong khi đây là chìa khoá cho thành công của nhiều DNVVN của nhiều nền kinh tế trên thế giới- điển hình là Nhật bản. Tình hình liên doanh đầu tư với tư nhân trong nước còn rất ít, chủ yếu là liên doanh giữa tư bản nước ngoài với Doanh nghiệp nhà nước qui mô lớn. Giữa các DNVVN cùng ngành chưa có hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nên chưa tạo nên sức mạnh để mở rộng thị trường.
Cũng do mang nặng các tính chất của một nền sản xuất nhỏ, phân tán cho nên khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trên thương trường, trong số đó, không ít là cạnh tranh không lành mạnh : " ta lại đánh ta", "doanh nghiệp này phá doanh nghiệp kia, địa phương này phá địa phương kia" Trích câu nói của Thủ tướng Phan Văn Khải trong cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp, ngày 18-19/3/2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh(Trích câu nói của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp trong hai ngày 18-19/3/2000 tại TP Hồ Chí Minh). Các đối tác nước ngoài đã nhanh chóng nhận ra đặc điểm này, và kết quả là giá xuất khẩu hàng Việt Nam đã do chính các doanh nghiệp Việt Nam hạ xuống đến mức thấp không thể chấp nhận được, cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc dân phải gánh chịu những thiệt hại lớn.
Các hiệp hội kinh doanh, các cơ quan xúc tiến của Nhà nước chưa thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mặc dù thời gian qua quan hệ Chính phủ - doanh nghiệp đã có những bước cải thiện đáng kể thể nhưng nhìn chung quan hệ này mới thông nhưng còn chưa thoáng, Chính phủ đã tiếp thu kiến nghị của DN song mới chỉ ở những giải pháp tình thế, chưa có tính cơ bản và triệt để và mang tính lâu dài và đặc biệt chưa xoá bỏ sự phân biệt giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân-tiêu biều cho các DNVVN, làm cơ sở cho sự phát triển các DNVVN. Qua đó, các DNVVN chưa có khả năng tự thiết lập hệ thống thông tin thị trường, xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại, thêm vào đó cũng không gặp thuận lợi khi tiếp cận với các kênh thông tin, các hiệp hội xúc tiến xuất khẩu. DNVVN chưa được hưởng các chính sách ưu đãi công bằng như các doanh nghiệp Nhà nước qui mô lớn. Chẳng hạn việc phân bổ quota, việc sử dụng thông tin của bộ chủ quản… các DNNN mặc dù hoạt động kém hiệu quả song được hưởng nhiều ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Phát triển mạnh DNVVN là một chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam nhưng hiện tại ở Việt Nam DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại, chưa thể phát huy tiềm năng và những lợi thế kinh tế-xã hội to lớn của mình. Trong đó những hạn chế nổi bật là về vốn, công nghệ, nhân lực, thông tin, sản phẩm-thị trường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top