traigocong2023

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Muïc luïc
Trang
A. MỞ ĐẦU 00

B. NỘI DUNG 00
Chương I : Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh
1. Các tác động ngoại vi 12
2. Thiếu hàng hóa công cộng 12
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12
5. Chu kỳ kinh doanh 12
6. Thông tin thị trường lệch lạc 12
Chương II : Giải pháp của chính phủ
1. Các tác động ngoại vi 12
2. Thiếu hàng hóa công cộng 12
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12
5. Chu kỳ kinh doanh 12
6. Thông tin thị trường lệch lạc 12

C. KẾT LUẬN 07

Tài liệu tham khảo 08

A - MỞ ĐẦU.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ XX, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào thời kì đầu của thế kỷ XXI, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hay thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình. Nền kinh tế thị trường giải quyết ba vấn đề cơ bản và đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự phát triển kinh tế của xã hội loài người, nhất là các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển.
Kinh tế thị trường ra đời từ trong cách sản xuất tư bản chủ, phần lớn nằm trong lãnh vực tư. Người sản xuất, người tiêu dùng, mọi thành viên trong xã hội tự chủ hoạt động trên thị trường, nhưng lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường (lợi ích và sáng kiến cá nhân, cung - cầu, cạnh tranh ...). Nhà nước điều chỉnh một vài giá cả trong lĩnh vực công, thiếp lập các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và lao động,. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và hoạt động kinh tế ở mức độ tối thiểu. Kinh tế thị trường không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau, nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thuộc cách sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước và mang những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước.
Ưu điểm của hệ thống kinh tế thị trường là rõ ràng, thể hiện ở chỗ thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa lợi ích của mình trên giới hạn nguồn lực của họ. Như vậy, thị trường là “bàn tay vô hình” dẫn dắt đến chỗ đạt được lợi ích cho mọi người.
Thế nhưng chúng ta cũng không được quên rằng “bàn tay vô hình” đôi khi cũng dẫn nền kinh tế đi lầm đường lạc lối. Nó có những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Đó là:
 Các tác động ngoại vi
 Thiếu hàng hóa công cộng
 Sự gia tăng quyền lực độc quyền
 Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư
 Chu kì kinh doanh
 Thông tin thị trường lệch lạc
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung làm sáng tỏ những khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó.

B - NỘI DUNG

Chương I - Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh
1. Các tác động ngoại vi
Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hay lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, các chi phí hay lợi ích này (chi phí ngoại vi hay lợi ích ngoại vi) lại không được tính đến trong hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm: sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hay xí nghiệp sản xuất tạo ra... Vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất không được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ vật. Người sản xuất và người tiêu dùng bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi, vậy nên giá cả của sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm,chi phí thực trong cả quá trình sản xuất. Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hay có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Để cải tạo môi trường cần một khoản chi phí khá lớn.
Vd: công ty Vedan đã sản xuất và bán các sản phẩm của mình nhưng chưa bao gồm khoản “xử lý rác thải”. Mà khoản này được tính vào “chi phí xã hội” . Như vậy sẽ có sự chênh lệch giá với các hẵng bột ngọt khác vì những hãng khác phải tính thêm khoản “xử lý rác thải” và như vậy sẽ tăng mức độ cạnh tranh của hãng.
2. Thiếu hàng hóa công cộng
3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền
Thị trường độc quyền là cấu trúc thị trường của một ngành kinh doanh mà trong đó chỉ có một người bán ( Doanh ngiệp, Công ty) duy nhất. Độc quyền cung cấp một loại sản phẩm độc nhất (không có sản phẩm thay thế gẩn đúng. Công ty duy nhất đó gọi là công ty độc quyền & sản lượng sản phẩm nó chiếm toàn bộ sản phẩm của ngành kinh doanh.
Những ngành công nghiệp điện lực, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông công cộng,… thường có cấu trúc thị trường độc quyền.
Các công ty độc quyền ít có động cơ cải tiến, đổi mới vì nó không chịu sức ép cạnh tranh thường xuyên như trong điều kiện thị trường cạnh tranh, làm chậm sự phát triển xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì”tối đa hóa lợi nhuận”được đặt lên trên hết, với các doanh nghiệp độc quyền cũng vậy, do không có ai cạnh tranh nên số lượng sản phẩm và mức giá đem ra của các doanh nghiệp này khiến cho “lợi nhuận” thu vào là lớn nhất. Nên điều tất yếu là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu. Nhà nước có giải quyết nhưng vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo, quản lý còn chưa chặt. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường bắt tay nhau để thành một tập đoàn hùng mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các Công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh với họ, điều khiển thị trường,cùng nhau “độc quyền”thị trường đó.
Vd: Về nghành điện,chính phủ chỉ định tập đoàn điện lực độc quyền sản xuất. Trong các năm gần đây, giá điện tăng liên tục và hậu quả phải gánh chịu là người tiêu dùng. Đầu năm 2010 nhà nước đã ra quyết định tăng giá điện trong khi nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới vừa bước qua khủng khoảng.
4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư
5. Chu kì kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP thực tế, theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ, độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hay 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng .
Các pha của chu kỳ kinh doanh:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Tiểu luận Nêu quan điểm cá nhân về nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
U [Free] Tiểu luận Những nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng ban hành văn bản pháp pháp luật khiếm khuyết - Một số nhận xét và kiến nghị Luận văn Luật 2
B Phân tích các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết và đưa ra những bình luận về từng biện Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận Phân tích và bình luận các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết Tài liệu chưa phân loại 2
L Tiểu luận Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết Tài liệu chưa phân loại 0
Y Cơ sở để nhận biết các khiếm khuyết trong văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 2
A Tiểu luận Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết Tài liệu chưa phân loại 2
V Ban hành các văn bản pháp luật khiếm khuyết - Nguyên nhân, thực trạng và phương hướng Tài liệu chưa phân loại 4
N [Free] Những điểm khác biệt trong hai biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết: hủy bỏ và bãi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top