Harland

New Member
Download Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè Kim Anh

Download Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chè Kim Anh miễn phí





Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong kỳ của công nhân trực tiếp sản xuất. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay, công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm:
- Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như phòng hành chính, phòng tài vụ. Đối với hình thức trả lương này thì tiền lương trả cho người lao động theo kết quả nhiệm vụ được giao và căn cứ vào Bảng chấm công.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: theo hình thức này công ty khoán sản phẩm cho người lao động, tiền lương của công nhân tham gia sản xuất được tính theo số lượng khoán và các định mức cụ thể cho từng tấn của loại sản phẩm chè đã hoàn thành. Định mức tiền lương cho một tấn sản phẩm chè các loại ở các phân xưởng khác nhau do công ty xây dựng.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g kỳ
tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm hoạt động SXKD, các doanh nghiệp có thể mở TK631 “Giá thành sản xuất” chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí như đối với TK154.
Sơ đồ khái quát kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp này (Phụ lục 5)
Đối tượng, kỳ tính và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm và tính chất sản phẩm, nửa thành phẩm cũng như yêu cầu, trình độ quản lý và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp.
* Kỳ tính giá thành: Là kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng đã xác định.
Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay sản xuất theo đơn đặt hàng có chu kỳ sản xuất dài và sản phẩm chỉ sản xuất hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp tính trực tiếp (phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Theo phương pháp này giá thành được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã được tập hợp trong kỳ và giá trị SPLD đầu và cuối kỳ.
Giá thành sản phẩm
= SPLD đầu kỳ
+ CPSX trong kỳ -
SPLD cuối kỳ
* Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại NVL nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau ( DN mía đường, xăng dầu...) Phương pháp này tiến hành như sau:
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ.
Tổng sản lượng quy đổi =
Tổng sản lượng thực tế SPi x
Hệ số quy đổi SPi
Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
Hệ số phân bổ SP i = Sản lượng quy đổi SP i
Tổng sản lượng quy đổi
Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục):
Tổng giá thành SPi = ( SPLDđầu kỳ + SPLDtrong kỳ – SPLDcuối kỳ) x Hệ số phân bổ SPi
* Phương pháp tỷ lệ: áp dụng đối với sản phẩm sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng các quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch, định mức của sản phẩm sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm:
Tỷ lệ giá thành = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ
(Theo từng khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ
* Ngoài ra tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm hoạt động SXKD mà các doanh nghiệp cụ thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp phân bước: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau.
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng.
- Phương pháp định mức: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống định mức, dự toán chi phí tiên tiến.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH
Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Chè Kim Anh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành Chè Việt Nam, đã có bề dày trên 40 năm hình thành và phát triển. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập và là một thành viên thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam.
Công ty Cổ phần Chè Kim Anh tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được hình thành trên cơ sở hai nhà máy là nhà máy Chè Kim Anh (năm 1960) và nhà máy Chè Vĩnh Long (năm 1959) trước đây theo quyết định của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ngày 15/05/1980. Sau một vài lần chuyển đổi sau đó, nhà máy chè Kim Anh chính thức trở thành Công ty Chè Kim Anh và là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam vào ngày 18/2/1995. Từ năm 1995 đến năm 1999, Công ty đã đạt được những bước tiến đáng kể, dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
Năm 1999, nhà nước chủ trương tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Công ty Chè Kim Anh là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ/BNN-TCCB chính thức chuyển công ty Chè Kim Anh từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty Cổ phần.
Công ty Cổ phần Chè Kim Anh có vốn điều lệ là 9.2 tỷ đồng được chia thành 9200 cổ phần trong đó tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm là 30%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48% và bán cho đối tượng bên ngoài là 22%. Cổ phần hoá thực sự là bước chuyển lớn trong lịch sử phát triển của công ty, làm thay đổi hình thức sở hữu, chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu do người lao động trong công ty được làm chủ. Tất cả đều chung mục đích là làm cho công ty ngày càng lớn mạnh và đời sống của người lao động được nâng cao.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý của công ty
Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn ngày, sản xuất với khối lượng lớn, khép kín từ sơ chế đến đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất được mô tả cụ thể hơn ( trong Phụ lục 6).
Đặc điểm bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu để phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của một công ty cổ phần.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Chè Kim Anh được mô tả (trong Phụ lục 7).
3. Quy trình sản xuất và chế biến chè:
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là chè búp tươi do các xí nghiệp thành viên thu mua, chọn lọc và sơ chế. Sau đó những nguyên liệu này được bảo quản, vận chuyển đem về công ty để tạo ra chè thành phẩm.
Quá trình sản xuất và chế biến được thực hiện qua các bước được miêu tả tổng quan (trong Phụ lục 8).
4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
4.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Để thuận tiện cho việc cung cấp thông tin kế toán, c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top