khucdotri

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu 1
Phần I. Những vấn đề chung về tranh chấp lao động 2
1. Khái niệm tranh chấp lao động (TCLĐ) 2
2. Đặc điểm của tranh chấp lao động 3
3. Phân loại tranh chấp lao động 5
4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động 7
Phần II. Giải quyết tranh chấp lao động 10
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động 10
2. Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 11
Phần III. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động và thực tiễn về một vụ tranh chấp lao động xảy ra ở doanh nghiệp vàng bạc đá quý ACT 16
1. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động
2. Ví dụ về tranh chấp lao động ở doanh nghiệp vàng bạc đá quý ACT 17
Phần IV. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp lao động 20
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi mà nền kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển,cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xẩy ra nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới.Và mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về tranh chấp lao động em đã chọn đề tài: “Tranh chấp lao động cách giải quyết tranh chấp lao động...”

nội dung
i. lí luận chung về Tranh chấp lao động :
1. Khái niệm tranh chấp lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập qua hình thức hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực chất, đây là quan hệ hợp tác cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích mà mỗi bên đã đặt ra. Song, chính do mục tiêu đạt được lợi ích tối đa là động lực trực tiếp của cả hai bên, mà giữa họ có thể dung hoà được quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động. Người lao động thường có nhu cầu tăng lương, giảm thời gian lao động và được làm việc trong điều kiện ngày càng tốt hơn…Người sử dụng lao động lại luôn có xu hướng tăng cường độ, thời gian làm việc, giảm chi phí nhân công…nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Những vectơ lợi ích ngược chiều này sẽ trở thành những bất đồng, mâu thuẫn nếu hai bên không biết dung hoà quyền lợi với nhau. Do đó sự phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi .
Hiện nay, tuy giải quyết tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau. Theo Bộ luật lao động (1994) :
“ Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề “.

2. Đặc điểm của tranh chấp lao động :
ỉ Tranh chấp lao động phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động .Mối quan hệ này thể hiện ở hai điiểm cơ bản : Các bên tranh chấp bao giờ cũng là chủ thể của quan hệ lao động và đối tượng tranh chấp chính là nội dung của quan hệ lao động đó. Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, có nhiều lý do để các bên không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu. Ví dụ, một trong hai bên chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, hay điều kiện thực hiện hợp đồng, thoả ước đã thay đổi làm cho những quyền và nghĩa vụ đã xác định không còn phù hợp, hay cũng có thể do trình độ xây dựng hợp đồng và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dẫn đén các bên không hiểu đúng các qui định của pháp luật, các thoả thuận trong hợp đồng …
Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà còn bao gồm cả những tranh chấp về quyền và lợi của các bên trong quan hệ lao động . Thực tế, hầu hết các tranh chấp khác ( như tranh chấp dân sự ) thưòng xuất phát từ sự vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng hay do không hiểu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Tranh chấp lao động cách giải quyết tranh chấp lao động Luận văn Kinh tế 2
I Tranh chấp lao động, cách giải quyết tranh chấp. Trình bày một vụ tranh chấp lao động được giải quyết tại DN hoặc tại cơ quan Luận văn Kinh tế 0
D giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhân dân thực trạng và kiến nghị Luận văn Luật 0
T Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nư Luận văn Luật 0
S Giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức công đoàn trong giải quyết tran Luận văn Luật 2
D Giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
R Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 2
Y Luận văn Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
C Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
M Giải quyết tranh chấp lao động bằng hoà giải trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top