bebyhoneylovely

New Member
Download Khóa luận Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

Download Khóa luận Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục khoá luận 4
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa 5
1.1.2. Các loại di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu: 6
1.1.2.1. Đình làng 6
1.1.2.2. Chùa 9
1.1.2.3. Đền, Miếu, Nghè, Am, Quán 10
1.1.2.4. Di tích cách mạng kháng chiến 11
1.2. Quan hệ giữa du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 11
1.2.1. Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch 11
1.2.1.1. Khái niệm du lịch 11
1.2.1.2. Các loại hình du lịch 13
1.2.2. Du lịch văn hóa 17
1.2.2.1. Khái niệm 17
1.2.2.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch văn hóa 18
1.2.2.3. Nội dung của sản phẩm du lịch văn hóa 18
1.2.2.4. Tác động của hoạt động du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 19
1.2.2.5. Xu hướng phát triển của du lịch với các di tích lịch sử văn hóa 22
Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở DUY TIÊN
2.1. Giới thiệu chung về Duy Tiên 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 26
2.1.1.1. Vị trí địa lý 26
2.1.1.2. Địa hình 26
2.1.1.3. Khí hậu 28
2.1.1.4. Tài nguyên nước 29
2.1.1.1.5. Dân cư 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và nhân văn 31
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế 31
2.1.2.2. Điều kiện xã hội 32
2.1.2.3. Tâm linh bản địa 33
2.2. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Duy Tiên 34
2.2.1. Chùa 35
2.2.2. Đền 42
2.2.3. Đình 46
2.3. Thực trạng khai thác du lịch văn hóa tại các di tích lịch sử văn hóa ở
Duy Tiên 49
2.3.1. Tổ chức quản lý khai thác các di tích lịc sử văn hoá 49
2.3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa 51
2.3.3. Khách du lịch 52
2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch văn hoá ở Duy Tiên 54
2.3.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội từ việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá 56
2.3.6. Đánh giá chung 57
Tiểu kết chương 2 59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở DUY TIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
3.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Nam thời kì 2000 - 2010. 60
3.2. Một số giải pháp nhằm khai thác các di tích lịch sử văn hóa ở Duy Tiên để phát triển du lịch văn hóa. 61
3.2.1. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các di tích. 61
3.2.2. Bảo tồn tôn tạo và tu bổ các di tích 63
3.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đến các di tích. 65
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực 68
3.2.5. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về du lịch 69
3.2.6. Tăng cường sự quan tâm của các cấp các ngành 71
3.3. Một số khuyền nghị 72
Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thành tựu văn hoá nghệ thuật và phát huy các giá trị của di tích… không chỉ là nhiệm vụ của nhân loại trong thời kì hiện đại mà còn có giá trị rất lớn đến mục đích du lịch.
Trong quá trình sống con người Hà Nam nói chung và con người Duy Tiên nói riêng đã thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ trong việc không ngừng khám phá những bí ẩn của thiên nhiên và chính bản thân mình. Những khám phá của họ trong một mức độ nào đó được chưng cất và đúc kết lại trong các di tích. Các di tích lịch sử văn hoá của Duy Tiên là bằng chứng sinh động - nơi lưu giữ những sự kiện lịch sử tiêu biểu, phản ánh quá trình đấu tranh kiên cường của nhân dân Duy Tiên chống thiên nhiên và chống ách xâm lược, nơi hội tụ tinh hoa giá trị kiến trúc mỹ thuật của nhiều triều đại. Nói chung di tích lịch sử văn hoá của Duy Tiên là rất phong phú và đa dạng với những ngôi đình, đền , miếu , chùa… cổ kính và hết sức quý báu đối với các làng quê của Duy Tiên nói riêng và của cả nước nói chung. Những ngôi đình là nơi thờ thần, còn gọi là Thành Hoàng làng. Còn đền cũng là nơi thờ thần, thờ thánh, là các vị thiên thần hay nhân thần. Chùa là nơi thờ Phật là chính song cũng có nhiều ngôi chùa thờ phối hưởng các vị thần và có thêm điện thờ Mẫu. Ở các đình đền, chùa hàng năm thưòng diễn ra các cuộc tế lễ và hội làng nhằm diễn lại sự tích của các vị thần, vị thánh. Các lễ hội này thường được diễn ra một cách tôn nghiêm, thành kính nhằm giúp cho dân làng và khách thập phương nhớ tới các vị thần được thờ ở đây.
Theo thống kê của Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch Hà Nam năm 2000 trên địa bàn huyện Duy Tiên có 248 di tích lịch sử văn hoá. Dưới đây em xin đưa ra một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện Duy Tiên có tiếng trong và ngoài địa phương có khả năng khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa:
2.2.1. Chùa
Chùa Long Đọi Sơn
Chùa Long Đọi Sơn được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 402/QĐ, 1992. Ngôi chùa được xây dựng trên núi thuộc xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Trước cách mạng tháng Tám núi Đọi thuộc thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến Đồng Văn rẽ trái đi Hòa Mạc rồi đi tiếp 8 km nữa là tới chùa.
Chùa nằm trên một quả núi giữa đồng bằng, địa thế và phong cảnh nơi đây rất đẹp. Phía đông có dòng sông Châu Giang uốn lượn như một dải lụa ôm ấp các cánh đồng lúa xanh. Hai bên bên bờ sông là các xã Tiên Phong, Yên Nam… bát ngát bãi mía nương dâu. Đứng trên núi Đọi Sơn nhìn xuống, trông xa phong cảnh như bức tranh thuỷ mạc. Con đường đá chạy vòng quanh núi thuận lợi cho cả giao thông đường thuỷ và bộ. Sát chân núi là làng xóm, mái ngói san sát, dân cư đông đúc và trù phú.
Theo truyền thuyết trong dân gian thì núi Đọi nằm trên địa thế cửu long (chín rồng). Các nhà địa lý thời phong kiến thì cho rằng đây là mảnh đất tốt.
“ Đầu gối núi Đọi
Chân dọi Tuần Vương
Phát tích đế vương
Lưu truyền vạn đại"
Công trình ở đây là chùa và tháp
Chùa Long Đọi Sơn còn có tên là Diên Linh tự. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiền sư Đàm Cứu Chỉ đến chủ trì và tham gia xây dựng). Đến đời Lý Nhân Tông tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến 1121.
Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn 300 năm. Đầu thế kỉ 15 khi sang xâm lược nước ta giặc Minh đã phá huỷ hoàn toàn chùa và tháp. Riêng bia thì không phá nổi chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. Khi lên thăm cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông có bài thơ khắc ngay sau tấm bia Sùng Thiện Diên Linh trong đó có những câu tố cáo tội ác của giặc:
“Non cao thành đã cũ xưa
Lần theo đá núi viếng chùa trong mây
Lý triều bia dựng còn đây
Giặc Minh hung bạo đang tay phá chùa...”
Mãi tới cuối thế kỷ 16, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170 năm sau khi giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới “dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ” (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh). Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, thiêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864 chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn thành 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc kì Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Tại tiền đường, thượng điện tượng Phật rất nhiều. Hai bên chùa là 18 gian hành lang thờ 18 vị La Hán. Ngay ngõ vào là 2 dãy nhà đắp cảnh thập điện. Ngoài chùa còn có nhà thờ tổ, nhà khách, tăng phòng... tất cả có 125 gian. Trong kháng chiến chống Pháp năm 1945 do chủ trương tiêu thổ kháng chiến chùa bị bỏ hoang suốt 18 năm trời, các sư sãi đều phải tản cư đi nơi khác. Ngay sau ngày hoà bình lặp lại, năm 1957 các sư công, các tín đồ phật tử và nhân dân địa phương cho sửa chữa tôn tạo lại di tích. Ngay cổng chính trước toà Tam Bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiên Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai thượng thư bộ hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được hoàn thành vào ngày mùng 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước. Mặt sau tấm bia ghi lại việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc (1591), ghi việc thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang năm 1121 và khắc bài thơ của Lý Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 18 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa. Sau nhà bia là nhà Tam Bảo, rồi đến chùa chính gồm 6 gian. Phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, 2 bên sân là 2 hành lang mỗi bên đặt 9 pho tượng La Hán. Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách. Phía sau nhà tổ là gian nhà Trai, thiền tổ, sau cùng là bếp.
Đi theo lối cổng phụ sẽ đến nơi trước kia có ngọn tháp Chùa Đọi - Sùng Thiện Diên Linh. Cây tháp là một công trình được xây dựng công phu gồm 13 tầng chọc trời, mở 14 cửa hứng gió, ở tất cả các cửa vách đều chạm Rồng. Đây là loại tháp vuông 4 mặt. Ngoài tầng đế và 2 tầng trên không có cửa còn lại 10 tầng mở cửa cả 4 phía. Tháp Sùng Thiện Diên Linh là tháp mộ, tầng trên “Đặt vàng xá lị, tỏ tường quang cho đời thịnh sau này”. Tầng đế hợp với tầng đầu tiên thành nơi thờ Phật, trong đó có đặt tượng Đà Bảo Như Lai. Trên các xà của tháp có treo chuông đồng. Đây là loại chuông nhỏ có khả năng là những bộ đinh đang, khi gió thổi va vào nhau tạo thành những âm thanh réo rắt. Tầng dưới chân tháp trước đây có “ tám vị khôi ngô đứng chống kiếm trang nghiêm chia đều ở bốn cửa” (nay chỉ còn lại 6 pho tư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top