namthanhhnt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Phần mở đầu 0
1. Lí do chọn đề tài: 3
2. Mục đích nghiên cứu: 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
4. Phương pháp nghiên cứu: 5
5. Bố cục của khoá luận: 6
Chương1: Những vấn đề chung về văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh trong khách sạn 7
1.1Văn hoá và văn hoá kinh doanh 7
1.1.1Văn hoá 7
1.1.2 Văn hoá kinh doanh 10
1.2 Văn hoá kinh doanh trong khách sạn 17
1.2.1 Khái niệm 17
1.2.2 Bản chất của văn hoá kinh doanh khách sạn 18
1.2.3 Vai trò của văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh doanh khách sạn 19
1.2.4 Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh trong khách sạn 23
Chương 2 Tìm hiểu yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sea Stars (Sao Biển) 26
2.1 Khái quá chung về khách sạn Sao Biển 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn 29
2.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và trang thiết bị 32
2.2 Tìm hiểu yếu tố văn hoá tại khách sạn Sao Biển 33
2.2.1 Yếu tố văn hoá trong giao tiếp ứng xử với khách 33
2.2.2 Văn hoá thể hiện thông qua tất cả các hoạt động kinh doanh của khách sạn. 39
2.2.3 Văn hoá kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động quản lý điều hành của khách sạn 56
2.2.4 Văn hoá kinh doanh thể hiện thông qua kiến trúc tổng quan của khách sạn 61
2.3 Sự tác động trở lại của văn hoá đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn 63
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh doanh của khách sạn Sao Biển 67
3.1 Nhận xét tổng quát về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển 67
3.1.1 Ưu điểm 67
3.1.2 Những hạn chế 69
3.2 Phương hướng và mục tiêu chung nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sao Biển 71
3.2.1 Phương hướng 71
3.2.2 Mục tiêu 72
3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh doanh tại Sao Biển 73
3.3.1 Tiếp tục xây dựng củng cố môi trường văn hoá kinh doanh bên trong khách sạn 73
3.3.2 Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho nhân viên 75
3.3.3 Đưa các yếu tố kiến trúc mỹ thuật và văn hoá Việt vào trong khách sạn 79
3.3.4 Nâng cao các tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn 82
3.3.5 Hoàn thiện hệ thống nội quy và kỷ luật lao động 84
3.3.6 Đa dạng hoá chủng loại, tăng cường tính khác biệt hoá của sản phẩm 85
3.3.7 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 86
Kết luận 89
Lời Thank 0

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Theo xu hướng hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu phổ biến không chỉ ở những nước phát triển mà còn cả ở những nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động du lịch đã kéo theo sự ăn nên làm gia của ngành kinh doanh khách sạn. Theo công ty kiểm toán Grant Thornbon thì hiện nay lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam là ăn khách nhất và cũng dễ thu hồi vốn nhất [15]. Cũng chính vì lẽ đó mà các khách sạn ra đời ngày càng nhiều, đặc biệt là các khách sạn mang tính quốc tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Để đạt được hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì đòi hỏi không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết, nhận thức, mà doanh nghiệp còn cần tạo ra cho mình một vị thế không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Tăng khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho khách sạn. Để đạt được điều đó trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và coi đó là vấn đề quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp
Hải Phòng có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, du lịch và dịch vụ. Với diện tích 1.507,57km2 và dân số 1884685 người (số liệu tháng 9 năm 2007). Hải Phòng là đô thị loại 1- thành phố trực thuộc Trung Ương, là đầu mối giao thông trực thuộc phía bắc. Với lợi thế cảng nước sâu, phát triển vận tải biển tại Hải Phòng là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại và trung tâm dịch vụ lớn, thuỷ sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ. Không chỉ có tiềm năng về thương mại, Hải Phòng còn có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với ba điểm du lịch nổi tiếng: Trung tâm thành phố, Cát Bà, Đồ Sơn.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê du lịch, tháng 9 năm 2008, du lịch Hải Phòng đón và phục vụ 3045,9 ngìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 527,0 ngìn lượt khách, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch và khách sạn là 3202,5 tỉ. Riêng hai tháng đầu năm 2009, du lịch Đồ Sơn thu hút 13,5 vạn lượt khách, trong đó 2,5 ngìn lượt khách quốc tế [11].
Nhìn chung, các chỉ tiêu của ngành du lịch đều tăng, nguyên nhân đạt được kết quả trên là do nguồn khách đến Cát Bà tăng mạnh, khách đến dự Liên Hoan Tiếng Hát truyền hình toàn quốc lần thứ 27 được tổ chúc tại Hải Phòng và khách đến dự các lễ hội đầu xuân trên trên địa bàn trong đó có lễ hội đền Bà Đế và đảo Dấu. Trong lĩnh kinh doanh kinh doanh du lịch, khách sạn chiếm vị trí quan trọng “mang lại 70% doanh thu và trở thành nguồn thu chính cho du lịch” [8]
Vì những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành kinh doanh khách sạn đang càng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế. Và thực tế ngành đã nhận được sự đầu tư, quan tâm, quản lý để trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thành phố và cả nước như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 5/1995 đã xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội và Quảng Ninh trở thành tam giác động lực tăng trưởng du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước.
Trước xu hướng hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn phát triển không ngừng, các khách sạn mọc lên như nấm sau mưa làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một vấn đề lớn đặt ra cho các nhà kinh doanh là làm sao tạo được thương hiệu mà chỉ khi đến với khách sạn mình khách mới cảm nhận được. Và các nhà kinh doanh đã khôn ngoan đưa vấn đề văn hoá vào hoạt động kinh doanh như một chiến lược nhằm thu hút khách đến và cảm nhận. Như vậy có thể nói rằng ngày nay văn hoá kinh doanh trở thành một điểm nhấn quyết định tới thành công của một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn.
Sea Stars (Sao Biển) là khách sạn bốn sao mới xây dựng và đưa vào hoạt động tại thành phố Hải Phòng. Vì những lí do trên em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biến - Hải Phòng” làm đề tài khoá luận nhằm khám phá những yếu tố mới mẻ về một khía cạnh đặc biệt tại một khách sạn mới trên địa bàn Hải Phòng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích văn hoá kinh doanh từ đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
Xâm nhập hoạt động thực tiễn, tìm hiểu về các giá trị văn hoá trong kinh doanh khách sạn thông qua hoạt động kinh doanh của khách sạn. Từ đó có cái nhìn và nhận định đúng đắn hơn về các giá trị văn hoá trong kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Vai trò và tác động của văn hoá kinh doanh từ hoạt động kinh doanh trong khách sạn.
Khảo sát và phân tích những điều kiện cơ bản trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
Thông qua hoạt động thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính văn hoá trong kinh doanh khách sạn, tạo ra bản sắc văn hoá riêng cho khách sạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Là các giá trị văn hoá được thể hiện thông qua hoạt động kinh doanh của khách sạn bao gồm hai hình thức thể hiện:
- Các giá trị văn hoá bên trong (không thể thấy được): Phương châm kinh doanh của khách sạn, các nguyên tắc, chuẩn mực của khách sạn.
- Các giá trị văn hoá bên ngoài: (có thể thấy được): Logo, không gian kiến trúc, cảnh quan chung quanh của khách sạn, hình ảnh thương hiệu, uy tín, phong cách giao tiếp, ứng xử và phục vụ của các bộ phận: lễ tân, bar, buồng, bàn, bếp và các dịch vụ kinh doanh bổ sung...
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Phương pháp sưu tầm, lựa chọn
Phương pháp so sánh đối chiếu
5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận chia làm ba chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
Chương 2: Tìm hiểu về yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sao Biển.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Sao Biển.











Chương1: Những vấn đề chung về văn hoá kinh doanh
và văn hoá kinh doanh trong khách sạn
1.1Văn hoá và văn hoá kinh doanh
1.1.1Văn hoá
a. Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá bởi cách tiếp cận và góc độ nhìn nhận khác nhau. Văn hoá khó định nghĩa bởi vì nó có nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Ở Phương Đông, văn hoá có nghĩa gốc là “văn trị giáo hoá” là cách cai trị mang hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hoá. Trong tiếng việt nói riêng, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hoá, lối sống. Theo ngôn ngữ của phương Tây từ tương ứng với văn hoá của tiếng việt là “culture” trong tiếng Anh và tiếng Pháp; “Kultur” trong tiếng Đức có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Như vậy có nghĩa là con người chỉ có thể có văn hoá thông qua giáo dục dù là vô thức hay là có ý thức.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hoá thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như là thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh…Các trung tâm văn hoá có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hoá là cách sống bao gồm văn hoá ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận…Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hoá cao, văn hoá thấp, vô văn hoá.
Nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hoá được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hoá bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận ở trong đời sống con người. Văn hoá không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm cả vật chất.
Tổng thư kí Unesco Federico Mayor nêu ra định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại qua các thế kỉ. Hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống, thẩm mỹ, lối sống - những yếu tố xác định nên đặc tính riêng của các dân tộc” [9, 10]
Còn chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem văn hoá với nghĩa rộng nhất của nó “vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các cách sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tồn tại của mọi cách sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [16]. Như vậy tất cả mọi hoạt động của con người và trong hoạt động xã hội đều có văn hoá.
Theo tác giả Đỗ Minh Cương thì “văn hoá là nguồn lực nội sinh của con người, là sức mạnh cốt lõi của sự sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội” [2,12]
Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác về văn hoá. Nhưng đến nay chúng ta vẫn thống nhất sử dụng một khái niệm khái quát dựa trên sự tổng hợp các khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [6, 10].
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa.
Tựu chung lại ta có thể thấy trong tất cả các lĩnh vực, các khía cạnh của đời sống đều có sự góp mặt của yếu tố văn hoá. Chỉ khác nhau là tính văn hoá được thể hiện ra sao và ở mức độ nào thôi.
b. Yếu tố văn hoá kinh doanh trong chiến lược của doanh nghiệp
Xây dựng và phát triến văn hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong hoc thuật cũng như trong thực tế đời sống như hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo lên “tính người” cũng như những gì thuộc về bản chất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Nói tới văn hoá còn nói đến những nguồn nội lực để con người có thể “gieo trồng” (sáng tạo, xây dựng) và điều chỉnh (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “nền tảng”, “vưà là mục tiêu vừa là động lực” làm cho sự phát triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn. Văn hoá có tác động tích cực đối với sự phát triến của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó. Ví dụ như qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, gần nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, ai cũng thấy rõ về vai trò, vị trí của nguồn lực vĩ đại của văn hoá Việt Nam. Văn hoá có mặt trong mọi quá trình hoạt động của con người. Và sự tham gia đó càng được thể hiện rõ nét tạo thành các lĩnh vực văn hoá đặc thù: văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật, văn hoá giáo dục, văn hoá gia đình… và văn hoá kinh doanh.
Dù xét ở góc độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh, nên bản chất của kinh doanh là kiếm lời. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích giá trị cho ai thì là vấn đề của văn hoá kinh doanh.
Sự cạnh tranh gay gắt trong một môi trường kinh doanh khốc liệt đầy biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu để thay đổi,
1. Chế độ ưu tiên đãi ngộ:
Điều 1: Quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và chế độ ưu tiên, đãi ngộ đối với người lao động
a. Người lao động phải có trách nhiệm thực thi đầy đủ, nghiêm túc nội quy và quy chế của Khách sạn về thời gian làm việc theo ca và giờ hành chính đã quy định.Với những nhân viên làm viêc theo ca được nghỉ giữa ca 45 phút (trừ nhân viên bảo vệ), nhân viên làm việc theo ca hành chính làm đầy đủ 8 tiếng/ ngày.
b. Người lao động theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
c. Đối với bộ phận làm theo ca liên tục như ca trưởng tổ trưởng có thể xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hay các ngày khác trong tuần.
d. Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương theo hệ số cấp bậc của nhà nước quy định như sau:
- Tết dương lịch: 1 ngày (1/1 dương lịch hàng năm)
- Tết âm lịch: 5 ngày (1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm mới)
- Ngày giải phóng Miền Nam: 1 ngày (30/4 dương lịch)
- Ngày quốc tế lao động: 1 ngày (1/5 dương lịch)
- Ngày quốc khánh: 1 ngày (2/9 dương lịch)
e. Do đòi hỏi về công việc của nhân viên phục vụ khách sạn là 24/24 có nhân viên phục vụ nên người lao động làm việc trong những ngày chủ nhật, ngày lễ sẽ được trả lương gấp 2 lần theo hệ số lương cấp bậc và được bồi dưỡng bằng tiền theo điều kiện cụ thể.
g. Nghỉ việc riêng: người lao động được nghỉ việc riêng theo hệ số lương cấp bậc trong những trường hợp sau:
- Kết hôn 5 ngày
- Con kết hôn 1 ngày
- Bố mẹ chết, vợ/ chồng/ con chết: 3 ngày
h. Chế độ đãi ngộ: Theo điều 7 Chương III phần 2 của bản “Nội quy, quy chế khen thưởng và kỉ luật” của Khách sạn, quy định chế độ đãi ngộ cho các cán bộ công nhân viên Khách sạn như sau:
Vào các ngày lễ lớn cụ thể:
Tết dương lịch thưởng 50 USD/ người
Tết âm lịch thưởng 100 USD/ người
Ngày Quốc khánh 50 USD/ người
Ngày quốc tế lao động 100 USD/ người
Riêng đối với phụ nữ
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3: 20 USD/ người
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: 20 USD/ người
2. Hình thức khen thưởng kỷ luật
a. Quy định về khen thưởng: Đối với các cá nhân hoàn thành suất sắc kế hoạch theo tháng, năm được thưởng từ 100 đến 500 USD/ người
Hàng năm công ty thường tổ chức 2 lần/ năm cho các cán bộ công nhân viên đi du lịch, giải trí
Đối với đồng phục lo động và các trang thiết bị bảo hộ lao động, ngươì lao động được trợ cấp hoàn toàn theo năm.
b. Quy định về kỷ luật:
Theo điều 2 chương III phần 1 của “Nội dung, quy chế khen thưởng và kỉ luật” quy định hình thức kỷ luật đối với các bộ công nhân viên vi phạm nội quy chịu mức kỷ luật như sau:
- Vi phạm hợp đồng lao động: Đối với nhân viên lễ tân là nữ có quy định như sau: Sau 1 năm kí kết hợp đồng lao động với Khách sạn mới được kết hôn. Nếu vi phạm sẽ phải chụi hình thức kỷ luật về công việc và tiền lương
- Vi phạm về tổ chức kỷ luật: Đi làm việc muộn hay đi về trước giờ quy định, không tuân thủ nghiêm túc quy định trong khi làm việc. không tuân thủ quy định của tổ chức về mọi mặt và có hành vi chống lại hay không chấp hành yêu cầu an toàn của nhân viên bảo vệ trong khi thừa lệnh, nhiệm vụ
- Vi phạm về trách nhiệm quản lý điều hành: Ra quyết định sai làm gây thiệt hại về tài sản cho khách sạn hay cán bộ công nhân viên, cố ý gây mất đoàn kết nội bộ, lạm dụng chức quyền để lợi cho cá nhân, có hành vi xúc phạm và bạo lực đối với cấp dưới, dung túng bao che cho những hành động sai trái hay xử lý không nghiêm minh đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền vi phạm
c. Vi phạm về chế độ phục vụ khách
- Có cử chỉ, hành động, thái độ làm mất lòng khách trong giao dịch, dịch vụ ăn ở, vận chuyển hành lý hay hướng dẫn khách.
- Thiếu chú ý, chểnh mảng, gây bất tiện, chậm trễ yêu cầu của khách làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của khách sạn
- Có hành vi dòm ngó, xâm phạm đời tư của khách, không thuộc nhiệm vụ của mình
- Bớt xén tiêu chuẩn phục vụ khách, ghi thêm vào hoá đơn, trả tiền thừa cho khách sai với hoá đơn nhằm mục đích lừa bịp khách để thu lợi riêng.
d. Vi phạm về đạo đức:
- Uống bia rượi trong giờ làm việc
- Mặc trang phục không đúng quy định và không đảm bảo tính thẩm mỹ
- Có hành vi ăn cắp tiền hàng, tài sản của khách hàng, khách sạn và các bộ công nhân viên
- Không thực hiện đúng các quy định về trật tự trong khách sạn
- Vi phạm các điều đã được quy định tại quy chế thực hiện nghị định 87/CP
đ. Vi phạm về an ninh trật tự và an toàn lao động
- Có hành vi thô lỗ, thiếu lịch sự hay cãi nhau gây gổ đánh nhau với khách, đồng nghiệp, hay có hành vi kích động đánh nhau trong cơ quan
- Cười đùa trêu trọc, gây mất trật tự trong Khách sạn
- Có hành vi thô bạo, xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm, uy tín của người khác, đặc biệt là khách
- Cán bộ phụ trách không thực hiện các phương tiện bảo hộ an toàn về lao động
- Đưa người không rõ lai lịch vào công ty
- Mang vũ khí, xúc vật vào công ty
- Vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy của khách sạn
Theo điều 47 chương III về “ Nội quy, quy chế khen thưởng và kỷ luật” của khách sạn Sao Biển quy định: Những người lao động có hành vi trên đây đều được coi là vi phạm kỷ luật lao động và sẽ bị xử lý như sau:
a. Người lao động bất kỳ ở nhiệm vụ công tác nào nếu có hành vi bị coi là vi phạm kỷ luật lao động thì đều bị xử lý trong 3 hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách
+ Giảm lương 50% và bị chuyển sang bộ phận khác làm việc thử thách trong 6 tháng
+ Sa thải
b. Ngoài 3 hình thức kỉ luật trên, có thể áp dụng một hay nhiều hình thức bổ sung sau:
+ Hạ mức thưởng tháng, năm
+ Đình chỉ công tác có thời hạn
c. Với những trường hợp vi phạm chưa đến mức phải xem xét kỷ luật
+ Hạ mức thưởng tháng, năm
+ Phê bình, kiểm điểm, nhắc nhở trước cuộc họp hàng tháng. Đối với những trường hợp vi phạm phải xem xét, xử lý kỷ luật nhưng chưa đến mức phải kỷ luật công tác
+ Cá nhân vi phạm làm bản kiểm điểm cá nhân
+ Họp tổ chuyên môn hay bộ phận để kiểm điểm về hành vi sai phạm mà cá nhân đó vi phạm
+ Đề nghị hình thức xử lý kỷ luật

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top