socnau_hoxam

New Member
Download Bài giảng Kế toán thuế - Chương 4: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Download Bài giảng Kế toán thuế - Chương 4: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp miễn phí





-Chiphíquản lí kinhdoanh do công ty ở nướcngoàiphân bổ vượt mức quyđịnh(Mã
số B15).
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lí kinh doanh do Công ty mẹ ở nước ngoài phân
bổ chocơ sở thườngtrú tạiViệtNamvượtmứckhống chế.
Chú ý: Chỉ các cơ sở thường trú của các Công ty nước ngoài tại Việt Nam như các chi
nhánh ngân hàng, chi nhánh công ty luật, chi nhánh công ty thuốc lá, bên nước ngoài của các
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các chi nhánh của thương nhân nước ngoài mới được đưa các
khoảnchi phí quảnlí phânbổ bởi côngtyở nướcngoàivào chi phíkhi xácđịnh TNCT.
Theo qui định hiện hành, các khoản chi phí quản lí phân bổ bởi công ty mẹ ở nước ngoài
cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN không được phép đưa vào chi phí khi xác đinh thu
nhậpchịu thuế,trừ trườnghợp cáckhoản chitrả chocác dịchvụ do công tymẹcung cấp.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

u trên thì các khoản chi nào không có hoá đơn
chứng từ hợp lệ phải được loại trừ ra khỏi chi phí khi xác định TNCT.
Trong trường hợp của Công ty C thì:
+ Khoản chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hoá (300 triệu đồng) dù thực tế Công ty có
chi nhưng không có hoá đơn theo chế độ quy định thì Công ty vẫn phải loại trừ ra khỏi chi phí
khi tính thuế TNDN.
+ Khoản chi phí mua HHDV của Công ty có hoá đơn nhưng trên hoá đon ghi không đầy
đủ, rõ ràng các chỉ tiêu, nội dung theo đúng quy định thì không được tính chi phí hợp lý khi xác
định TNCT (50 triệu đồng).
Như vậy, tổng các khoản điều chỉnh giảm chi phí do không có hoá đơn, chứng từ theo
đúng quy định của Công ty C là 350 triệu đồng và sẽ được ghi vào chỉ tiêu này.
- Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí
(Mã số B8).
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm
hành chính mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế và đã hạch toán vào chi phí trong kỳ.
Các khoản thuế TNDN bị truy thu và phạt do hành vi khai man, trốn thuế, gian lận về
thuế của cơ sở kinh doanh đã bị cơ quan thuế hay các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra
quyết định truy thu và phạt cũng không được tính vào chi phí hợp lý. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này là tổng số các khoản chi tiền thuế bị truy thu, tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước
CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD theo các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan
quản lý nhà nước.
- Các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (Mã số B9)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khoản chi phí được coi là không liên quan đến
việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ
chi các khoản chi phí nêu trên mà CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ tính thuế, nay
phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế TNDN.
Các khoản chi cho CBCNV không nằm trong Hợp đồng lao động hay không được phép
đưa vào chi phí theo qui định hiện hành như chi nghỉ mát, chi hỗ trợ ốm đau đột xuất, chi phí
mua bảo hiểm nhân thọ ngoài chương trình bảo hiểm bắt buộc; và các khoản chi khác không liên
quan đến doanh thu, TNCT trong kỳ tính thuế mà DN đã chi, đã tính vào chi phí SXKD cũng
được đưa vào chỉ tiêu này.
- Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh,
chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng
quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều
hành SXKD (Mã số B10):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi về tiền lương, tiền công cho chủ DN tư nhân,
thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên,
thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty TNHH không trực tiếp tham gia điều
hành SXKD. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là:
- Tất cả các khoản chi phí về tiền lương, tiền công của chủ DNTN, thành viên hợp danh,
chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh mà CSKD đã tính vào chi phí
Biên soạn: Nguyễn Đình Chiến 134
Bài giảng Kế toán thuế
- Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, các khoản chi về tiền
lương hay mang tính chất lương cho các đối tượng là sáng lập viên và thành viên hội đồng quản
trị không tham gia điều hành SXKD mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí.
Ví dụ 11: Theo quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần H, các thành
viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành được nhận một khoản thù lao hàng tháng như
sau:
- Chủ tịch HĐQT: 6 triệu đồng
- Phó Chủ tịch HĐQT: 5 triệu đồng
- Thành viên HĐQT (3 người): 3 triệu đồng/ người
- Tổng số tiền chi trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị của Công ty hàng
tháng trong năm 2004 là 20 triệu đồng/ tháng.
Trong trường hợp này, vì Công ty H trả thù lao hàng tháng cho các thành viên HĐQT
không tham gia điều hành nên khoản thù lao này được coi là có tính chất lương. Do vậy, các
khoản thù lao này không được đưa vào chi phí khi xác đinh TNCT.
Tổng chi phí tiền lương của các thành viên HĐQT không tham gia điều hành không được
đưa vào chi phí để xác định TNCT của Công ty H năm 2004 là 240 triệu. Khi lập Tờ khai tự
quyết toán thuế TNDN năm, Công ty ghi vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm chi phí tiền lương.
- Tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp
đồng lao động (Mã số B11).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần tiền lương, tiền công CSKD đã trả cho người lao
động nhưng thực hiện không đúng chế độ hợp đồng lao động thì không được tính vào chi SXKD
hợp lý để tính TNCT.
- Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B12).
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí cho tiền ăn giữa ca vượt quá mức lương tối thiểu do
NN qui định đối với công chức. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi
tiền giữa các CSKD đã tính vào chi phí SXKD trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do
NN quy định đối với công chức.
Ví dụ: Công ty C sản xuất hàng tiêu dùng trong năm 2004 có sử dụng số lao động như
sau.
- Tháng 1, 2, 3: 850 người
- Tháng 4,5: 900 người
- Tháng 6,7,8: 850 người
- Tháng 9,10,11,12: 960 người
Công ty C tổ chức ăn giữa ca cho công nhân. Tổng chi phí về tiền ăn giữa ca trong năm
2004 là 3,5 tỉ đồng. Giả sử mức lương tối thiểu áp dụng cho công chức là 290.000 đồng/tháng,
Công ty tính số tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế như sau:
- Số lao động bình quân trong năm:
850 x 3 + 900 x 2 + 850 x 3 + 960 x 4
12
= 895 (người)
- Số tiền ăn giữa ca được tính trong chi phí:
895 người x 290.000đồng/người/tháng x 12tháng = 3.114.600.000 đồng
Biên soạn: Nguyễn Đình Chiến 135
Bài giảng Kế toán thuế
- Số chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế:
3.500.000.000 đồng - 3.114.600.000 đồng = 385.400.000 đồng
Công ty C sẽ ghi số chi vượt mức khống chế là 385,4 triệu đồng này vào chỉ tiêu mã số
B12 để điều chỉnh giảm chi phí được trừ khi tính TNCT khi lập Tờ khai tự quyết toán thuế
TNDN.
Chú ý: Mức khống chế trên đây chỉ áp dụng cho các DN và người lao động làm việc
trong môi trường bình thường. Đối với những người làm trong các ngành nghề nặng nhọc, độc
hại như làm trên giàn khoan, hầm mỏ, phẫu thuật thì mức khống chế được xác định theo qui định
riêng của Bộ lao động thương binh xã hội.
- Chi trang phục vượt mức quy định (Mã số B13).
Theo Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 thì CSKD có quy định mặc
trang phục thống nhất tại nơi làm việc được tính vào chi phí hợp lý tiền mua sắm, may đo trang
phục, nhưng mức chi tối đa cho mỗi người lao động không quá 500.000 đồng/năm.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số tiền CSKD chi và đã hạch toán vào chi phí sản
xuất kinh doanh đối với khoản mua sắm, may đo trang phục cho người lao động vượt trên mức
500.000 đồng/người/năm.
- Chi cho lao động nữ vượt mức quy định (Mã số B14).
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top