meteor1237

New Member
Download Chuyên đề Một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Download Chuyên đề Một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế miễn phí





Mục Lục
Phần mở đầu. 1
LỜI CAM ĐOAN 4
Phần nội dung 5
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI 5
I. Lý luận về FDI 5
1. Các khái niệm cơ bản 5
2. Các đặc trưng cơ bản 6
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế 7
II. Rủi ro trong các dự án FDI. 9
1. Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI 9
2. Phân loại rủi ro 10
3. Một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI 13
III. Quản lý rủi ro. 15
1. Phương pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn để quản lý rủi ro 15
2. Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI 18
Chương II: Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay 23
I. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 23
1. Các hình thức đầu tư cơ bản 23
2. Cơ cấu và khu vực phân bổ FDI 24
3. Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam. 29
II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 35
1. Một số rủi ro thường gặp 35
 
2. Thực trạng cấp phép các dự án FDI ở Việt Nam và các nguyên nhân. 43
3. Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư. 47
III. Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam. 49
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.50
2 Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư. 51
3 Thủ tục hành chính:Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư.54
4 Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.55
5 Hoạt động xúc tiến thương mại.56
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam 57
I. Một số giải pháp 57
1. Các giải pháp chung. 57
2. Các giải pháp tác động trực tiếp đến các dự án FDI. 63
II- Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 65
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 65
2. Bộ Tài chính 66
3. Bộ Công nghiệp: 67
4. Với các bộ khác. 68
Phần kết luận. 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hơn ở những khu vực khác, điều này lý giải cho những đóng góp của các dự án FDI vào chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này còn giúp đưa những cách quản lý mới, tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các dự án.
3.1.5. FDI góp phần hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và lan toả khắp các thành phần của nền kinh tế trong nước.
Sự tham gia của FDI vào nền kinh tế giúp mở rộng nguồn vốn đầu tư và quy mô sản xuất. Sự liên quan chặt chẽ của các thành phần kinh tế kéo theo sự lan toả đến các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực có FDI. Giữa các doanh nghiệp hoạt động trong nước đã có sự chuyển giao công nghệ, vốn và năng lực kinh doanh do có sự hợp tác với các doanh nghiệp có yếu ố nước ngoài. Đồng thời sự tham gia của các dự án FDI cũng tạo động lực cho sự phát triển vì giữa các doanh nghiệp có sự cạnh tranh để có được thị trường lớn hơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Song song với những tác động đối với các thành phần kinh tế trong nước, FDI còn đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những khu vực có FDI, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh và cao hơn mức bình quân trong cả nước. Xuất khẩu trong khu vực này trong giai đoạn 1996-2000 là 10,6 tỷ USD ( không kể dầu thô), chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Đến năm 2000 con số này là 25% và đến ba năm gần đây là hơn 55%, đạt mức cao nhất trong hai mươi năm trở lại đây. Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn: Vietxopetro 4-5 tỷ USD; Công ty Fujisu trên 300 triệu USD, riêng năm 2000 là 586 triệu USD; Công ty Canon hơn 200 triệu USD vào năm 2004 và trên 400 triệu USD vào năm 2005; Taekang Vietnam, Pou Chen hàng năm xuất khẩu trên 120 triệu USD.
Thông quan mạng lưới tiêu thụ của các công ty xuyên quốc gia hàng hoá và sản phẩm của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến. Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng cao như 100% dầu khí, 35% hàng may mặc, 42% hàng da giày,..
Việc có mặt của các du khách cũng như các doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam góp phần phát triển các ngành như du lịch khách sạn, đồng thời gia tăng lượng tiêu thụ trong nước. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập mới, các lĩnh vực tài chính và ngân hàng cũng đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới.
3.2. Về mặt xã hội.
3.2.1. FDI chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao quan hệ hợp tác giữ Việt Nam và thế giới.
Trước đây, việc đóng cửa về kinh tế đã gây ảnh hưởng làm trì trệ nền kinh tế Việt Nam. Cho phép các dự án FDI vào Việt Nam gióp phần cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.
Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào các tổ chức như ASEAN, APEC, ASEM và gần đây nhất là WTO. Bên cạnh đó cũng đã ký hết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đặc biệt là hai hiệp định: Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ( BTA) và HIệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản.
Qua các dự án FDI thành công ở Việt Nam và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã góp phần đưa hình ảnh của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế và ngày càng có vị thế cao hơn trong nền kinh tế quốc tế.
3.2.2. Các dự án FDI mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo năng lực cho đội ngũ lao động góp phần nâng cao năng suất lao động.
Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động trực tiếp, chiếm hơn 17% tổng số lao động có việc làm tại Việt Nam. Riêng trong 5 năm 2001-2005, khu vực có vốn ĐTNN đã thu hút thêm khoảng 62 vạn lao động. Trung bình trong 5 năm 2001-2005, tốc độ thu hút lao động của khu vực có vốn ĐTNN tăng 22% /năm.
Bên cạnh số lao động trực tiếp nói trên, khu vực ĐTNN còn gián tiếp tạo thêm việc làm cho khoảng 2 triệu lao động gián tiếp trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp phụ trợ. Hàng năm khu vực kinh tế ĐTNN tạo ra một khoản thu nhập cho người lao động khoảng 1,4 tỷ USD.
Trong khoảng 1 triệu lao động trực tiếp có 10.000 cán bộ quản lý; 30.000 cán bộ kỹ thuật. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các cách lao động tiên tiến. Một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
3.3. Về môi trường.
Nhìn chung các doanh nghiệp ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả bảo vệ môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước, vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹ năng quản lý môi trường. ĐTNN cũng tạo điều kiện làm cho nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Theo thống kê năm 2002 của Viện Quản lý kinh tế trung ương có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiểu chuẩn cho phép của Việt Nam.
ĐTNN đã tác động tích cực tới kết quả môi trường của các nhà cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hay các giải pháp xử lý môi trường. Thông qua các đối tác nước ngoài trong liên doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải thiện kết quả môi trường. Doanh nghiệp ĐTNN có thể trở thành những "mô hình mẫu" giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại vào Việt Nam cũng tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các doanh nghiệp trong nước cải thiện kết quả môi trường của mình.
II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Một số rủi ro thường gặp
1.1. Rủi ro từ môi trường pháp lý
1.1.1. Hệ thống pháp luật
Môi trường pháp lý được thể hiện bởi hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thu hút vốn FDI. Hiện nay mặc dù đã có những cải thiện đáng kể và đột phá trong việc cải thiện môi trường pháp lý của Việt nam, tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn đang là một trong những vấn đề làm các nhà đầu tư than phiền khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
- Pháp luật có nhiều điểm mập mờ, chòng chéo và thiếu tính nhất quán thể hiện qua các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các dự án FDI, đặc biệt là những mặt hàng đặc biệt như ô tô, xe máy,… Điều này có nguyên nhân từ việc quá nhiều ban, ngành đảm trách và quản lý. Lại có những quy phạm mới hoàn toàn hay bộ phận làm chính những người quản ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top