Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược hướng ra biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với hơn 3260 km đường biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có đoạn: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã ra quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/2/2008 ban hành Chương trình hành động của Cục HHVN để thực hiện chiến lược đó. Trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng sẽ là những nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên thực hiện.
Là thành phố ven biển, cửa ngõ chính ra biển của khu vực miền Bắc, nằm tại vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường biển, lại có hệ thống cảng biển từ lâu đời nên Hải Phòng được coi là trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng của quốc gia. Ở đây, các hoạt động kinh tế biển phát triển nhanh chóng và khá đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như hàng hải, du lịch biển, khai thác hải sản…Trong những hoạt động kinh tế biển đó, kinh tế hàng hải được coi là một thế mạnh của thành phố. Hoạt động kinh tế này đã được người dân ở đây tiến hành từ khá lâu. Tuy nhiên, nó lại không nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan quản lý trong thời gian qua nên những đóng góp của nó là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Sự thiếu quan tâm cho đầu tư đang khiến ngành hàng hải tiến chậm so với các tỉnh thành khác trong nước cũng như các thành phố cảng trên thế giới. Để khắc phục điều này, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải của khu vực trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp khắc phục cần được tiến hành. Với suy nghĩ như vậy, em quyết định chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em rất mong đề tài này sẽ thể hiện thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng thời gian qua và từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Chuyên đề của em bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế hàng hải
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng.
Trong đề tài của em, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logíc, phương pháp mô hình hoá được sử dụng nhiều nhất. Về phạm vi của đề tài, em tập trung nghiên cứu kinh tế hàng hải với 3 nội dung chủ yếu là vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị tại phòng Quy Hoạch- Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI
1.1 Biển, kinh tế biển và kinh tế hàng hải
1.1.1 Biển và kinh tế biển
Trái đất chúng ta có tới ¾ là nước và tập trung lại với 4 đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương cùng với rất nhiều vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hay là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên. Những vùng đó gọi chung là biển. Có thể liệt kê ra rất nhiều biển theo các đại dương như với Thái Bình Dương chúng ta có các biển là biển Bering, biển Nhật Bản,…; với Đại Tây Dương chúng ta có biển Caribê, biển Ban Tích, …Ngoài ra, còn có những biển kín như biển Chết, biển Galilê, biển Caspi, ... Vì thế, có thể khẳng định biển chiếm vị trí quan trọng trong môi trường sống của con người. Tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển là nơi có nguồn của cải phong phú đã từng nuôi sống loài người trước đây và cho đến hôm nay cuộc sống của con người vẫn lệ thuộc vào cái nôi ban đầu ấy. Biển và đại dương là một thực thể sống thống nhất của tự nhiên, một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường sinh tồn của con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Biển và đại dương thế giới chứa được 1370 triệu kilômét khối nước trong khi toàn bộ khối lượng nước chứa trong các hồ và sông trên Trái Đất chỉ có nửa triệu kilômét khối và toàn bộ lượng nước chứa trong khí quyển nếu ngưng đọng lại cũng chỉ có 13 ngàn kilômét khối. Khối nước lớn này hấp thụ tới 314 năng lượng mặt trời, bốc hơi mỗi ngày gần 1500 tỷ mét khối nước để rồi biến thành mưa, cung cấp nước ngọt cho hành tinh chúng ta. Nếu không có biển và đại dương thì tất cả lục địa chỉ là một bãi sa mạc mênh mông, khô cằn và hoang vắng. Chính lượng nước lớn đó có tác dụng như máy điều hoà nhiệt độ cân bằng và điều chỉnh khí hậu trên hành tinh của chúng ta. Biển và đại dương còn đóng vai trò quan trọng với tư cách là nguồn năng lượng, tài nguyên khoáng sản và thức ăn cho thế giới trong tương lai. Vùng đáy biển có nhiều khoáng sản như cát bùn, than, aragônít, vàng, bạch kim, kim cương, Imênít, rutin, zicônuraniom, phốt phát. Đặc biệt là các mỏ dầu khí, mỏ sun phít đa kim và các mỏ kết cuội sắt măng gan mới được phát hiện gần đây. Theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng dầu mỏ ở biển là khoảng 21 tỷ tấn, khí thiên nhiên là 14 nghìn tỷ mét khối. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp khai thác dầu khí, cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho các hoạt động kinh tế. Chỉ riêng ở đáy Thái Bình Dương ước tính đã có 207 tỷ tấn sắt, 10 tỷ tấn titan, 103 tỷ tấn chì, 800 triệu tấn vanađi…Không chỉ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, biển và đại dương còn là nguồn tài nguyên sinh vật biển không bao giờ cạn. Đến nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy, con người đã thấy hơn 160 nghìn loại động vật và gần 10 nghìn loài thực vật biển, gần 260 loài chim có cuộc sống gắn liền với đại dương. Sinh vật biển còn giúp cho đại dương đóng vai trò “lá phổi” của trái đất, hấp thụ 314 bức xạ mặt trời và điều hoà toàn bộ chu trình tuần hoàn của khí quyển. Khoảng 50% lượng ôxi trong khí quyển được cung cấp từ biển thông qua quá trình quang hợp của thực vật biển.
Chứa trong mình nhiều tài nguyên quan trọng, biển và đại dương đã và đang được con người khai thác ở nhiều lĩnh vực. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, vốn đầu tư của thế giới cho các ngành kinh tế biển đã tăng khoảng 10 lần, năm 1975 đạt con số lớn là 120 tỷ USD, trong đó công nghiệp khai thác mỏ ở biển chiếm 60- 70 tỷ USD, hải sản 10 tỷ USD, hàng hải 40 tỷ USD. Đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Sự ra đời của các ngành kinh tế biển mà đặc biệt là ngành hàng hải đã khẳng định biển và đại dương chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia mà còn là tài sản vô giá của Trái Đất. Trong Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển có ghi rõ: “Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại”.
Ngoài việc khai thác nguồn tài nguyên từ biển, con người còn khai thác biển như một ngành giao thông- ngành giao thông vận tải biển. Đây là ngành kinh tế huyết mạch, có ý nghĩa sống còn đối với nhiều quốc gia, là cầu nối của các mối giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới. Vận tải biển chiếm hơn ¾ lượng hàng hoá trao đổi trên thế giới. Giá thành vận chuyển bằng đường biển lại thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác. Hiện tại vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối (80%) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân năm là 8 – 9%.
Việt Nam là một trong những nước may mắn giáp với biển. Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, nằm ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Vùng biển này được các chuyên gia đánh giá là nằm ở một vị trí thuận lợi về mặt đa dạng sinh học vì đây là một trong các trung tâm phát tán của sinh vật biển. Biển Việt Nam hội tụ hàng loạt các hệ sinh thái từ vùng nước nông như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu (có nơi tới 4000m). Vùng biển Việt Nam còn có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc và Nhật Bản và các nước trong khu vực, đặc biệt là tuyến hàng hải đi qua eo biển Malăcca và Xingapo, là một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều nhất trên thế giới. Đối với nước ta, biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là nhân tố bảo đảm lợi thế chiến lược trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, phát triển một nền kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng từ biển là chiến lược đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Trong chiến lược đó, phát triển kinh tế biển được coi là bước đi quan trọng nhất.
Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm kinh tế hàng hải (bao gồm vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác Dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và Kinh tế đảo. Đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp. Nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì ngoài các ngành trên, kinh tế biển còn bao gồm các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển. Những hoạt động kinh tế này hay nhờ vào yếu tố biển, hay trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải), Công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học- công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển điều tra cơ bản về tài nguyên- môi trường biển.
Như vậy nếu hiểu theo nghĩa rộng thì kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động diễn ra trên biển và cả các hoạt động không diễn ra trên biển nhưng liên quan trực tiếp với khai thác biển.
Với lợi thế có vùng biển rộng như nước ta thì việc phát triển kinh tế biển sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có được.
1.1.2 Kinh tế hàng hải và đặc điểm của kinh tế hàng hải
- Kinh tế hàng hải
3.4. Một số kiến nghị
- Xây dựng một nền khoa học kinh tế hàng hải hiện đại: Hiện nay, trên thế giới, khoa học công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt là công nghệ đóng và sửa chữa tàu thuyền. Một số nước như Anh nổi tiếng với các sản phẩm tàu chở khách hiện đại, Vì thế, kinh tế hàng hải cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng cần có những chiến lược cụ thể
- Tận dụng nguồn lực và công nghệ hiện đại về khai thác biển từ nước ngoài: Đây là chiến lược để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu về công nghệ. Muốn thực hiện được điều này, chúng ta cần tăng cường đầu tư để mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy đồng thời cử cán bộ đi học ở nước ngoài. Không những thế, trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần chú trọng đến yếu tố công nghệ trong các dự án đầu tư.
- Cả Nhà nước và người dân cần thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này không có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối mặt với biển, phải có bản năng chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Nếu chúng ta cứ mãi theo tư duy chỉ ở gần bờ, khai thác đơn lẻ những gì sẵn có thì sẽ khiến môi trưởng biển ngày càng suy thoái, sự giàu có của tài nguyên biển sẽ không còn. Sự giàu có và đa dạng của các nguồn tài nguyên biển là tiền đề phát triển các ngành kinh tế biển trong đó có kinh tế hàng hải. Trong thời gian tới, Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung cần có những bước tiến sâu hơn ra biển lớn, không chỉ tiến hành các hoạt động kinh tế ở ven bờ biển mà còn phải trên biển. Đó sẽ là biện pháp để phát triển lâu dài và bền vững.

KẾT LUẬN
Đáp ứng mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng là chiến lược quan trọng và chủ yếu. Đảng và nhà nước ta đã xác định trong thời gian tới cần đưa ngành hàng hải trở thành ngành chủ lực trong các ngành kinh tế biển. Do đó, hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải là hoạt động tất yếu và không thể thiếu trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Nhận thức rõ vai trò và những lợi thế của mình trong việc phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng, Hải Phòng đã và đang có những chính sách cụ thể trong quá trình phát triển. Với nền tảng sẵn có về cơ sở vật chất là hệ thống cảng biển, với một ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển truyền thống cùng với những cơ hội đang mở ra khi nước ta gia nhập WTO, Hải Phòng đã bước những bước đi đúng đắn và đã đạt được những thành tựu khởi đầu. Đóng góp của kinh tế hàng hải trong sự phát triển của thành phố ngày càng tăng là minh chứng cho sự đúng đắn đó.
Tuy nhiên, vẫn còn những sai lầm, những hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là Hải Phòng đã tìm ra cho mình những giải pháp phù hợp để khắc phục điều đó.
Với đề tài của mình, thông qua nội dung 3 chương của luận văn, em đã trình bày một cách khái quát mang tính chung nhất về thực trạng cũng như đóng góp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại Hải Phòng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top