longdaica8x2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG. 3
1.1. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 3
1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch. 3
1.1.2. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 9
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương. 11
1.3.1. Nhân tố khách quan. 11
1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC. 13
2.1. Khái quát về Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 13
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 13
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức. 13
2.1.3. Thực trạng phát triển thương mại, du lịch huyện Tam Đảo thời gian qua. 16
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất Thương mại, dịch vụ và du lịch. 17
2.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 22
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 31
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 31
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 34
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI – DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC. 36
3.1. Phương hướng phát triển thương mại, du lịch của huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong thời gian tới và định hướng tới năm 2020. 36
3.1.1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng. 38
3.1.2. Đầu tư xây dựng các khu du lịch. 43
3.1.3. Đối với hoạt động thương mại của huyện trong thời gian tới. 46
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch của Phòng Thương mai – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 49
3.2.1: Giải pháp chung. 49
3.2.2: Các giải pháp cụ thể: 51
3.3. Một số kiến nghị khác. 61
3.3.1. Đối với Nhà nước. 61
3.3.2. Đối với Tỉnh Vĩnh Phúc. 62
3.3.3. Đối với huyện Tam Đảo. 62
3.3.4. Đối với phòng Thương mại – Du lịch. 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, xu hướng phát triển dịch vụ, nhất là về thương mại và du lịch đang ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng phát triển. Tuy vậy, nước ta là một nước đang phát triển, hơn nữa trong cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về thương mại, dịch vụ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, thương mại, du lịch nước nhà cũng chưa thực sự được khai thác một cách có hiệu quả.
Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi phía Bắc tập trung một số lượng khá lớn dân tộc thiểu số. Hơn nữa, tỉnh cũng mới được tái lập (1997) nên nhìn chung cả về kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh các cấp, ban, ngành cũng đề ra rất nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa nguồn lợi của tỉnh và sau 10 năm thành lập, kinh tế huyện Tam Đảo đã đạt được những kết quả đáng kể.
Ngoài ra, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì Tam Đảo được coi là một khu vực rất có tiềm năng phát triển, nhất là về du lịch. Chính vì vậy, mà huyện Tam Đảo được thành lập để tạo điều kiện cho việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các tài nguyên thiên nhiên của ấy.
Nhận thấy được tầm quan trọng của thương mại, du lịch đối với tỉnh nhà nên sau thời gian thực tập tại Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo và được sự hướng dẫn của cô giáo em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Đề tài của em gồm các nội dung chính sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương.
Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
Em xin Thank cô giáo – PGS.TS. Phan Tố Uyên, các thầy cô và các anh chị trong Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này.
Do thời gian thực tập và kiến thức của em còn hạn chế, hơn thế nữa vì huyện mới thành lập nên việc tìm kiếm các thông tin và số liệu còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà bài viết của em còn nhiều sơ sài. Em rất mong các thầy cô và các cô chú góp ý và giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn.







NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
1.1. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch.
1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch.
a. Khái niệm chung về quản lý Nhà nước.
Theo nghĩa rộng thì: Quản lý Nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước từ cơ quan Nhà nước có quyền lực như: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban hành chính Nhà nước; cơ quan kiểm soát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các viện Kiểm sát nhân dân các cấp…
Từ khái niệm trên, ta có thể thấy việc Quản lý Nhà nước hiểu theo nghĩa này chính là nói đến chức năng tổng thể của Bộ máy Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực mang tính chất pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, Quản lý Nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở phòng ban chuyên môn.
Như vậy, theo nghĩa hẹp thì Quản lý Nhà nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước mà đó là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của quyền hành pháp và của hệ thống tổ chức hành chính.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm Quản lý Nhà nước ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về Quản lý Nhà nước, đó là: Quản lý Nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật.
b. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch.
Quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại, du lịch trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý.
Quản lý thương mại, du lịch là một quá trình thực hiện phối hợp bốn loại chức năng: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
c. Vai trò của thương mại, du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
* Vai trò của thương mại:
Thương mại đóng vai trò trung gian của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Nhờ có thương mại mà khoảng cách giữa người sản xuất và tiêu dùng được kéo ngắn lại. Trước đây, khi thương mại chưa phát triển người sản xuất kiêm luôn cả vai trò lưu thông làm cho hiệu quả kinh tế không cao vì phải đầu tư cả tiền của, công sức và kiến thức, kinh nghiệm cũng như nguồn lực vào nhiều lĩnh vực nên vừa tốn kém lại vừa thiếu hiệu quả. Vì vậy, mà thương mại ra đời đáp ứng toàn bộ những bất cập trên.
Thương mại ra đời tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Một số lượng lớn người lao động được tham gia vào hoạt động thương mại làm cho lượng lao động thất nghiệp của xã hội giảm đi ít nhiều.
Thương mại ra đời đóng góp vào GDP một lượng không nhỏ.
Thương mại ra đời đã góp phần mở rộng mối quan hệ kinh tế không chỉ giữa vùng này với vùng khác, giữa miền này với miền khác mà còn cả giữa nước này với nước khác và với toàn thế giới.

- Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện phải tuân thủ quy định về chất lượng sản phẩm, tránh đưa ra thị trường những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Để áp dụng quy địng đó, huyện thường xuyên tổ chức các buổi khảo sát, kiểm tra tình chất lượng sản phẩm một cách bất ngờ để hộ kinh doanh nào cũng phải tuân thủ thì mới tồn tại được trong huyện.
- Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, mỗi năm huyện tổ chức một lần Hội chợ thương mại trên địa bàn huyện nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm của mình ra tiếp cận với thị trường, tạo điều kiện cho lượng hàng hoá được lưu thông tăng lên. Đối với người dân thì nhờ có Hội chợ thương mại, du lịch mà có thể tiếp cận với nhều hàng hoá cùng một lúc với giá cạnh tranh nhất. Ý nghĩa của việc tổ chức Hội chợ huyện đối với nhân dân là nhằm tạo điều kiện người dân tiếp cận với thị trường hàng hoá một cách dễ dàng, xác định được đúng giá cả. Năm nay, Hội chợ thương mại đã được tổ chức đúng vào dịp Lễ hội Tây Thiên và địa điểm tổ chức cũng là tại sân đền Thõng Tây Thiên. Đây chính là sự kết hợp giữa thương mại và du lịch của huyện. Mục đích của việc tổ chức Hội chợ đúng dịp Lễ hội là tạo điều kiện cho du khách đến với Tây Thiên biết được tiềm năng về thương mại của huyện.
- Phòng tuy chỉ có năm cán bộ nhưng đã rất tạo điều kiện sắp xếp cho hai cán bộ đi học cung một lúc nhằm nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về Thương mại, du lịch làm sao cho hoạt động thương mại du lịch của huyện ngày càng phát triển sâu và rộng.
- Phòng có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên toàn huyện thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong kinh doanh.
- Phòng kết hợp với một số phòng ban khác của huyện thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh xem việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, du lịch có đúng với các văn bản hướng dẫn hay không và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại du lịch có được nghiêm chỉnh hay không.
- Phòng trực tiếp hướng dẫn và quản lý toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ trên toàn huyện. Hiện nay, số các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn huyện chưa nhiều nên việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cũng không gặp khó khăn nhiều. Theo số liệu thống kê thì trên địa bàn huyện hiện nay có một số các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đang hoạt động, bao gồm ba loại hình chính, đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở kinh doanh về nhà nghỉ khách sạn; trong đó có 6 doanh nghiệp Nhà nước, 23 doanh nghiệp tư nhân và 60 cơ sở kinh doanh về nhà nghỉ và khách sạn, cụ thể:
Bảng 2.3: Danh sách các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn huyện:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ đi Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng ở công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường hoạt động sử dụng thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ x Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top