meocon1940

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
2.3.1 Về nội dung 3
2.3.2 Về thời gian 3
2.3.3 Về không gian 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Phương pháp thống kê 3
3.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 4
3.3 Phương pháp thực địa 4
3.4 Phương pháp bản đồ 4
3.5 Phương pháp PRA (Participatory rapid appraisal – phương pháp đánh giá có sự tham gia) 4
4. Bố cục trình bày 5
5. Tài liệu được kế thừa 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái niệm du lịch 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 7
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch 7
1.1.2.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội – chính trị 7
1.1.2.3 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 9
1.1.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ 11
1.1.3.1 Điểm du lịch 11
1.1.3.2 Khu du lịch 11
1.1.3.3 Tuyến du lịch 11
1.2 Khái niệm phát triển bền vững 12
1.2.1 Quan niệm 12
1.2.2 Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững 12
1.3 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 13
1.3.1 Quan niệm 13
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 16
1.4 Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững 18
1.4.1 Sự phát triển bền vững về kinh tế 18
1.4.1.1 Chỉ số về GDP du lịch tăng 18
1.4.1.2 Các chỉ số về khách tăng 18
1.4.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được nâng cao 19
1.4.1.4 Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 20
1.4.1.5 Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ 20
1.4.1.6 Số lượng các khu, các điểm du lịch được quy hoạch 21
1.4.1.7 Mức độ quản lý tài nguyên tại các khu, điểm du lịch 21
1.4.2 Sự bền vững về môi trường 22
1.4.3 Sự bền vững về xã hội 22
1.4.3.1 Tạo việc làm cho cộng đồng địa phương 22
1.4.3.2 Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch 22
1.4.3.3 Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 23
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 26
2.1 Tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng 26
2.1.1 Tài nguyên du lịch 26
2.1.1.1 Khái quát chung 26
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 29
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 36
2.1.2 Cơ sở hạ tầng 41
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 41
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội 44
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng 45
2.1.3.1 Về tài nguyên du lịch 45
2.1.3.2 Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 46
2.1.3.3 Về các nguồn lực khác 46
2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững 47
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch 47
2.2.2 Doanh thu du lịch 55
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 57
2.2.4 Lao động trong ngành du lịch 60
2.2.5 Thực trạng đầu tư du lịch 63
2.2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 65
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 67
2.3.1 Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch tỉnh Lâm Đồng dựa vào hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững 67
2.3.1.1 Về đáp ứng nhu cầu của du khách 67
2.3.1.2 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ kinh tế 68
2.3.1.3 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ sinh thái tự nhiên 69
2.3.1.4 Đánh giá tính bền vững của du lịch lên hệ xã hội nhân văn 70
2.3.2 Những thành tựu và các vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn từ góc độ bền vững 71
2.3.2.1 Thành tựu 71
2.3.2.2 Tồn tại 72
2.3.3 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng 72
2.3.3.1 Cơ hội 72
2.3.3.1 Thách thức 73
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG 75
3.1 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020 75
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 75
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 75
3.1.2.1 Mục tiêu kinh tế 75
3.1.2.2 Mục tiêu môi trường 76
3.1.2.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 76
3.1.2.4 Mục tiêu hỗ trợ phát triển 76
3.1.2.5 Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội 76
3.2 Định hướng tổng quát phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng gian đoạn 2011 – 2020 77
3.2.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 77
3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 77
3.2.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng 77
3.2.4 Định hướng về Marketing 78
3.2.5 Định hướng tổ chức không gian 78
3.2.6 Định hướng bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch 79
3.2.7 Định hướng trong thiết kế, quy hoạch trồng hoa và cây xanh (tập trung phát triển tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng) 80
3.3 Các chỉ tiêu dự báo 81
3.3.1 Số lượng du khách quốc tế và nội địa 81
3.3.2 Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020 83
3.3.3 Dự báo về nguồn nhân lực 83
3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 83
3.4.1 Đối với trung tâm du lịch Thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.1 Giải pháp thiết kế trồng hoa ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt 84
3.4.1.2 Giải pháp thiết kế trồng cây xanh trên các tuyến đường phố 86
3.4.1.3 Giải pháp trồng rừng Thông Đà Lạt 87
3.4.1.4 Giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của con người thành phố Đà Lạt 87
3.4.2 Đối với du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng 89
3.4.2.1 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm 89
3.4.2.2 Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch 90
3.4.2.3 Giải pháp đầu tư và phát triển nguồn vốn 91
3.4.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing 92
3.4.2.5 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch 93
3.5 Kiến Nghị 93
3.5.1 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng 93
3.5.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng 95
3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 95
PHẦN KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ, BIỂU ĐỒ
BẢNG SỐ
TT Tên bảng số Trang
1 Bảng 1.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững. 14
2 Bảng 1.2: So sánh du lịch bền vững và du lịch không bền vững. 15
3 Bảng 1.3: Tóm tắt các tiêu chí chung cho phát triển du lịch bền vững. 23
4 Bảng 1.4: Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá nhanh
tính bền vững của phát triển du lịch 24
5 Bảng 2.1: Danh sách một số công trình kiến trúc tiêu biểu
hấp dẫn khách tham quan khi đến du lịch tại thành phố Đà Lạt 38
6 Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010 48
7 Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng
giai đoạn 2005 – 2010 52
8 Bảng 2.4: Khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng 2005 – 2010 54
9 Bảng 2.5: Doanh thu du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010 56
10 Bảng 2.6 : Cơ sở lưu trú tại Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 59
11 Bảng 2.7: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 61
12 Bảng 2.8: Thực trạng nguồn vốn đầu tư du lịch toàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 64
13 Bảng 3.1: Dự báo số lượng du khách đến Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 82
14 Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch Lâm Đồng 2011 – 2020 83
15 Bảng 3.3: Dự báo về nguồn nhân lực Lâm Đồng 2011 – 2020 83
BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 48
2 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010 49
3 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lượng khách quốc tế và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010 52
4 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách nội địa và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005 – 2010 54
5 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng hàng hăm du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005 – 2010 56
6 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện cơ sở lưu trú toàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 59
7 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 62
8 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn đầu tư du lịch toàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 64

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia và được coi là một ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới. Hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch thế giới, Việt Nam – một điểm đến rất hấp dẫn và mới mẻ với nhiều du khách quốc tế, ngành du lịch Việt đã được Đảng và nhà nước rất quan tâm và tạo điều kiện phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng, vị trí của ngành du lịch càng trở nên cần thiết hơn như nghị quyết của BCH TW Đảng lần thứ VII, khóa VII đã chỉ rõ: “Phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng nước ta”.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử có giá trị, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Không những vậy Lâm Đồng còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với nhiều lễ hội truyền thống như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội bỏ mả…của các dân tộc bản địa, các lễ hội hiện đại như: lễ hội hoa, lễ hội văn hóa trà…thu hút rất nhiều du khách đến với thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Trong những năm qua, kinh tế du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 16,65%, thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,3 ngày (năm 2005) lên 2,4 ngày (năm 2010), thu hút được hơn 7.800 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch và hơn 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành để khai thác thế mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, du lịch khám chữa bệnh...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình phát triển kinh tế du lịch – dịch vụ trong thời gian qua chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng vốn có. Việc khai thác phát triển du lịch chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài.
Từ thực tế đó, ngành kinh tế du lịch càng phát triển càng có nguy cơ dẫn đến việc xuống cấp, suy thoái cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị và các giá trị tài nguyên nhân văn, nếu như chúng ta không giải quyết tốt bài toán phát triển và bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Vì vậy việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để du lịch Lâm Đồng có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tui xin chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách hợp lý.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020”, là một hướng tiếp cận phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở đảm bảo các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của ngành du lịch địa phương và lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương, song không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đúc kết cơ sở lí luận về du lịch, phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng
Đánh giá thực trạng về khai thác, phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo cho ngành du lịch tiếp tục phát huy sự đa dạng, tính đặc thù của các nguồn lực tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch địa phương nhưng không làm ảnh hưởng, suy thoái đến môi trường.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Về nội dung
Phân tích thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh gắn với phát triển bền vững, đưa ra các thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn 2011 – 2020.
2.3.2 Về thời gian
Dựa vào số liệu được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cung cấp từ năm 2005 đến 2010.
2.3.3 Về không gian
Tập trung phân tích sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và phụ cận, thành phố Bảo Lộc và phụ cận, huyện Cát Tiên và phụ cận. Từ đó, đưa ra nhận định và đánh giá chung về sự phát triển du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thống kê
Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế...,trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, cục thống kê, sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng,… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao.

3.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
3.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:
Quan sát
Mô tả
Điều tra
Ghi chép
Chụp ảnh tại các điểm nghiên cứu
Gặp gỡ trao đổi với các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.
3.4 Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài lên bản đồ.
3.5 Phương pháp PRA (Participatory rapid appraisal – phương pháp đánh giá có sự tham gia)
Là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia của người dân cùng nhau chia sẽ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thưc tế của họ để từ đó đưa ra các nhận định về thực tiễn. Phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta khảo sát nhanh tính bền vững của phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua.
4. Bố cục trình bày
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Kết quả đạt được của chương này là một tập hợp theo hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của các chương tiếp theo.
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trên quan điểm phát triển bền vững
Chương này tập trung phân tích các tiềm năng cho phát triển và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.
Về tiềm năng du lịch: Phân tích, đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, phân tích kết cấu hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương, trong đó giao thông vận tải được coi là có vai trò quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch.
Về thực trạng phát triển du lịch gồm:
Hiện trạng việc khai thác nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch
Hiện trạng hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh cũng như hiện trạng về tổ chức lãnh thổ du lịch Lâm Đồng dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1.
Chương 3: Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2020
Từ các kết quả của chương 1 và chương 2, nhiệm vụ chính của chương 3 là tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển của du lịch Lâm Đồng theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Lâm Đồng.
Kiến nghị và kết luận của đề tài
5. Tài liệu được kế thừa
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng đã kế thừa một số thông tin, kết quả của một số đề tài nghiên cứu khoa học trước đây liên quan đến lĩnh vực du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, và các tỉnh khác như:
1. Đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng”, (Sở Du lịch và Thương mại chủ trì).
2. Đề tài: “Xây dựng môi trường du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch Đà Lạt theo hướng bền vững”, (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chủ trì).
3. Đề tài: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020”, (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chủ trì).
4. Đề tài: “ Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, (Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt chủ trì).
5. Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bình Phước”, (Sinh viên: Mai Tuấn Vũ, khoa Du lịch, đại học Yersin Đà Lạt).
Như đã được trình bày ở phần trên, với nội dung nghiên cứu của đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ, phạm vi đề tài rộng liên quan đến nhiều chuyên ngành khác và năng lực nghiên cứu khoa học của tui còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp và góp ý của quý Thầy, Cô để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.


Đưa quảng cáo và tuyên truyền các tư liệu về lịch sử văn hóa, các di tích, làng nghề, lễ hội, các điều kiện và cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời tạo điều kiện cộng tác thường xuyên với tạp chí du lịch, hay một số tạp chí du lịch quốc tế để quảng cáo, kêu gọi đầu tư một số dự án lớn, gọi đầu tư nước ngoài.
Tận dụng triệt để mọi khả năng và cơ hội tham gia tích cực vào các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để tuyên truyền, tiếp thị những sản phẩm du lịch Lâm Đồng và học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước, để dần dần tạo một hình ảnh, một ấn tượng, một sự quen thuộc của mình đối với người tiêu dùng và các đối tượng tham gia khác.
Liên kết với các văn phòng, các trung tâm đại lý lữ hành để xây dựng và chào bán các tour du lịch đến Lâm Đồng .
3.4.2.5 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch
Để phát triển du lịch một cách bền vững thì cộng đồng địa phương là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải được khai thác tối đa các nguồn lợi để phục vụ cho cuộc sống nhưng không được gây ra các tác động xấu đến việc phát triển du lịch bền vững.
Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch. Việc liên kết cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm cho người dân sống xung quanh các khu – điểm du lịch, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi … Dù bằng cách nào thì cũng phải đãm bảo du lịch đem lại nguồn lợi thiết thực cho cộng đồng dân cư.
3.5 Kiến Nghị
3.5.1 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng
UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt nghiên cứu, ban hành các văn bản qui chế, qui định để người dân, khách du lịch chấp hành và có hình thức xử phạt nghiêm, có tính răn đe cao đối với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch – dịch vụ và văn minh đô thị.
Tỉnh Lâm Đồng cần nhanh chóng xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch của các huyện trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trên tất cả các lĩnh vực.
Tiếp đó tỉnh cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, các quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc đầu tư và quản lý các dự án phát triển trên địa bàn.
Các giải pháp đã được đưa ra trong đề tài cần được các cấp, các ngành trong tỉnh xem xét, điều chỉnh và ứng dụng một cách đồng bộ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người dân tham gia quản lý, xây dựng văn minh đô thị nhằm tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, từng bước tạo thói quen cho mọi người dân có các hành vi thân thiện, lịch sự văn minh với khách du lịch.
Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở những trung tâm thương mại, các chợ, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, địa bàn dân cư. Tạo ấn tượng cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tuyên truyền vận động người dân khi tham gia giao thông: xe máy, ô tô thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phải hạn chế tốc độ và nhường đường cho người đi bộ băng qua đường hay các giao lộ ngã ba, ngã tư ở trung tâm thành phố. Vì hiện nay khách rất thích đi bộ ngắm cảnh thư giãn song vấn đề ý thức của các đối tượng tham gia giao thông chưa cao nên họ rất lo ngại về an toàn tính mạng.
Xử lý nghiêm và phạt nặng đối với những hành vi xả rác trên đường phố, khạc nhổ, phóng uế nơi cộng cộng và các hành vi xâm phạm đến cảnh quan môi trường, chặt phá, bẻ, lấy cắp cây, hoa, cây cảnh trên đường phố, nơi công cộng.
Phát động phong trào và vận động xây dựng công sở văn minh, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính thuận lợi để tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước gương mẫu, thân thiện và có trách nhiệm đối với nhân dân và các nhà đầu tư.
3.5.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lâm Đồng
Ngành du lịch tỉnh cần lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ, du lịch; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới dịch vụ, du lịch trên địa bàn; tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật.
Tiến hành cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa đối với những doanh nghiệp kinh doanh không đúng theo quy định pháp luật, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, đem lại những điều tốt nhất cho du khách khi đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng
Tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động dịch vụ và du lịch.
3.5.3 Đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Các cơ sở kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nghiêm cấm tuyệt đối không sử dụng, thuê mướn các hình thức “cò” để tranh giành khách. Cung cấp thông tin miễn phí về giá cả, sản phẩm, dịch vụ; hệ thống tour, tuyến, điểm tham quan; giải quyết khiếu nại, thắc mắc và bảo vệ quyền lợi cho khách; tư vấn và cung cấp các dịch vụ về du lịch.
Các cơ sở lưu trú, nhà hàng chấp hành nghiêm chủ trương, niêm yết công khai bảng giá cho thuê phòng, giá cả các dịch vụ và sơ đồ buồng phòng ở khu vực tiền sảnh cơ sở lưu trú. Đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao cần thiết kế bảng ghi rõ các loại hình sản phẩm, dịch vụ mà cơ sở có phục vụ và giá cả đặt ngay mặt tiền cơ sở. Làm như vậy vừa giúp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mỗi cơ sở tiện lợi cho khách khi giao dịch vừa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng. Cơ sở kinh doanh cam kết bán đúng giá đã đăng ký và niêm yết. Các cơ sở cam kết tuyệt đối không được phá giá, nâng giá ép giá và bội tín trong kinh doanh.
Các khu du lịch cần nghiên cứu đầu tư chiều sâu theo chủ đề phù hợp với truyền thuyết, và đặc thù của từng khu du lịch nhằm tạo các sản phẩm đặc trưng và đa dạng ở mỗi điểm tham quan. Đưa các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách về ban đêm và mùa mưa.

PHẦN KẾT LUẬN
Phát triển du lịch bền vững đang là một xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, sản phẩm của dịch vụ du lịch không chỉ là sản phẩm hữu hình mà bao gồm cả những sản phẩm vô hình, hay cả hai. Theo tác giả Robert Ristie, trong tác phẩm Tourism International Business (Kinh doanh du lịch quốc tế), đã nêu rằng Du lịch có bốn chiều định vị, bao gồm: “Điểm hấp dẫn du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoạt động vận chuyển du lịch, lòng hiếu khách của những người làm du lịch và cộng đồng dân cư địa phương”. Vấn đề cốt lõi mang tính nguyên tắc để định hướng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững là bảo tồn, nâng cấp các nguồn lực, giá trị tài nguyên để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt; vừa đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.
Với phương pháp tiếp cận toàn diện, đa ngành, với nhiều góc độ khác nhau, xem xét hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đề tài bước đầu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu, tổng hợp về lý luận, cơ sở tiếp cận khoa học và trên cơ sở phân tích thống kê có tính thừa kế kết quả qua các đợt khảo sát, điều tra, hội thảo khoa học nhiều năm trước đây của các ngành chức năng.
Với kết quả quan sát điều tra thực tế, đánh giá tiềm năng và khả năng thu hút khách của các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, tài nguyên nhân văn và các nội dung mà đề tài tiếp cận nghiên cứu, tui đã đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể trong từng vấn đề, từng lĩnh vực trong công tác quản lý liên ngành, một số ngành chức năng liên quan, UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt, hiệp hội du lịch, và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, người dân và khách du lịch vì sự nghiệp phát triển du lịch địa phương.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của ngành du lịch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch địa phương.
Tuy nhiên, như đã trình bày phần trước nội dung đề tài nghiên cứu là còn khá mới, phạm vi rộng, tính phức tạp lớn. Hơn nữa khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót cần có sự góp ý của Thầy, Cô và các cá nhân quan tâm đến du lịch Lâm Đồng.
tui xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, các ban ngành, các doanh nghiệp đã luôn giúp đỡ, cộng tác với tui để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: bài thu hoạch nghiên cứu thực tế TỈNH LÂM ĐỒNG, giải pháp phát triển thương mại dịch vụ và du lịch ở lâm đồng, Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững cho 1 khách sạn/nhà hàng tại Lào Cai (Tự chọn 1 khách sạn/nhà hàng), bài thu hoạch về nghiên cứu phát triển du lịch Đà lạt, Bài thu hoạch chính trị: PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÂM ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP, đề tàiThực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng hiện, ebook thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở TỈNH LÂM ĐỒNG, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các khu di tich lịch sử của tỉnh lâm đồng, mau nghien cuu thuc te tại da lat, bài thu hoạch nghiên cứu thực tế tại đà lạt lâm Đồng chủ đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tỉnh lâm đồng, Thuận lợi và khó khăn của du lịch tinh lâm đồng, tiềm năng thế mạnh của đà lạt trong việc phát triển du lịch, đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ dân số với phát triển, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở lâm đồng, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH LÂM ĐỒNG 2011-2020, giảm thiểu ô nhiễm góp phần phát triển du lịch tỉnh pdf
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Bộ đề thi học sinh giỏi chính thức, đề xuất môn Vật Lý lớp 11 năm 2018 có lời giải chi tiết Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top