win_ha

New Member
Download Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị tại khu vực sinh quyển Cù Lao Chàm

Download Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị tại khu vực sinh quyển Cù Lao Chàm miễn phí





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ 3
1.1.1. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ của các nước châu Á Thái Bình Dương theo công dụng 3
1.1.2. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ ở việt nam theo công dụng. 4
1.2. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 5
1.2.2. Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam 6
1.2.3. Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam 7
1.3. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 8
1.3.1. Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm sinh học 8
1.3.2. Tiềm năng lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm kinh tế 9
1.3.2.1. Kinh tế hộ gia đình 9
1.3.2.2. Kinh tế quốc dân 11
1.3.3. Những bài học về quản lý Lâm Sản Ngoài Gỗ 12
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 14
1.4.1. Lịch sử hình thành 14
1.4.2. Điều kiện tự nhiên: 15
1.4.2.1. Vị trí địa lý: 15
1.4.2.2. Địa chất-địa mạo: 15
1.4.2.3. Khí hậu: 15
1.4.3. Giá trị tài nguyên thiên nhiên 16
1.4.3.1. Rừng mưa nhiệt đới 16
1.4.3.2. Tài nguyên biển 16
1.4.4. Giá trị tài nguyên nhân văn 17
1.4.4.1. Các di sản văn hóa vật thể 17
1.4.4.2. Các di sản văn hóa phi vật thể 18
1.4.5. Điều kiện kinh tế-xã hội 18
1.4.5.1. Dân số, dân tộc và lao động 18
1.4.5.2. Kinh tế 19
1.4.6. Cơ sở hạ tầng của Đảo 19
1.4.6.1 .Giao thông 19
1.4.6.2. Thông tin liên lạc 20
1.4.6.3. Điện – Nước 20
1.4.7. Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 20
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
2.1. Mục tiêu chung 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 22
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 24
3.1. Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương 24
3.1.2. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được khai thác tại địa phương 25
3.1.3. phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương 26
3.1.4. Đối tượng khai thác và cách thức khai thác LSNG 27
3.1.4.1. Đối tượng khai thác 27
3.1.4.2. Cách thức khai thác, thu hái và bảo quản LSNG tại địa phương 27
3.2. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm 27
3.2.1. Thực trạng về quản lý 27
3.2.1.1. Đối với BQL rừng 27
3.2.1.2. Đối với người dân 27
3.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng 27
3.2.2.1. Đối với BQL 27
3.2.2.2. Đối với người dân 27
3.3. Mục tiêu của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó LSNG dựa vào sự phụ thuộc của người dân địa phương 27
3.3.1. Sự phù hợp của các mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong thực trạng địa phương 27
3.3.1.1. Mục tiêu bảo tồn 27
3.3.1.2. Mục tiêu của người dân địa phương trong việc quản lý LSNG 27
3.3.2. Nhu cầu của người dân đối với lâm sản ngoài gỗ 27
3.3.2.1. Đối với LSNG có tính hàng hóa 27
3.3.2.2. Đối với LSNG phục vụ cho nhu cầu tại chỗ 27
3.3.3. Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý để bảo tồn với sự tham gia của người dân 27
3.3.3.1. Mục tiêu quản lý để bảo tồn và sự tham gia của người dân 27
3.3.3.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của việc khai thác LSNG ở địa phương 27
3.4. Các biện pháp quan lý và phát triển bền vững LSNG có sự tham gia cộng đồng địa phương trên cơ sở KBT và người dân cùng có lợi. 27
3.4.1. Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân 27
3.4.2. Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
Kết luận 27
Kiến nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ông lâm thủy. Tỉ lệ tăng dân số: 1,7. Toàn bộ dân cư sống trên đảo là dân tộc Kinh, không có dân tộc thiểu số khác.
Kinh tế
Ngư nghiệp:
Hiện tại, khai thác hải sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhưng với tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ không dám vươn ra khơi nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư hay đầu tư ở mức độ cầm chừng các phương tiện khai thác như: tàu thuyền lớn để khai thác ngoài khơi xa, máy định vị, máy tầm ngư,...hơn nữa lượng cá nổi ở vùng lộng gió giảm do đó sản lượng khai thác không đáng kể.
Số lượng tàu thuyền toàn xã là 227 với tổng công suất 2.543 CV và hầu như đánh bắt trong vùng ngư trường gần bờ, cách các làng chỉ vài giờ chạy. Sản lượng khai thác hằng năm khoảng hơn 1.000 tấn.
Nông – lâm nghiệp:
Chỉ có một vài hộ trồng lúa trên đảo với tổng diện tích đất trồng lúa khoảng 8ha và chỉ sản xuất được 1 vụ trong năm. Vì vậy Cù Lao Chàm phải nhập toàn bộ rau củ, hoa quả và lúa gạo từ Hội An.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và thường chăn thả ở những khu đất công cộng. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2009 khoảng 1.950 con, trong đó gia súc 900 con, gia cầm 1.050 con.
Một số người dân sống dựa vào rừng bằng việc đi kiếm củi và hái các loài cây thuốc, rau rừng để bàn cho người dân và khách du lịch.
Thương mại – dịch vụ - du lịch:
Nhìn chung việc phát triển kinh tế thương mại tại địa phương còn ở mức nhỏ lẻ. Toàn xã có 116/588 hộ tham gia kinh doanh chiếm 19,73% trong tổng số hộ dân, khu vực kinh doanh chủ yếu là chợ Tân Hiệp, thôn Bãi Làng. Các hoạt động thương mại chủ yếu là buôn bán trao đổi các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân như: lương thực, thực phẩm, hải sản, một số đồ dùng gia đình và một số mặt hàng khác.
Cơ sở hạ tầng của Đảo
Giao thông
Giao thông trên đảo chủ yếu là đi bộ. Vận chuyển đương thủy chủ yếu ở tuyến Hội An – Cù Lao Chàm, tuyến đường thủy này nối liền đảo và đất liền. Tuy nhiên tuyến đường thủy này hiện nay chỉ có một chiếc thuyền khách với sức chứa từ 50 – 70 chỗ ngồi. Bên cạnh đó còn có một đội thuyền phục vụ du lịch 12 chiếc từ 8 – 10 chỗ ngồi tuy nhiên các điều kiện bảo đảm an toàn chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đường thủy hiện nay chỉ có 2 cầu tàu dân dụng, một cầu tàu được xây dựng từ năm 1960 hiện nay hư hỏng nặng, một cầu tàu mới dài 20m, rộng 10m bằng gỗ do dân đảo tự làm, chất lượng kém. Ngoài ra còn có một càu tàu quân đội. Hiện nay đang tiến hành xây dựng một cầu cảng mới tại Bãi Hương.
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên đảo được nhận định tương đối tốt. Toàn xã có một bưu điện với hơn 100 máy điện thoại cố định. Xã đã lắp đặt 2 mạng điện thoại di động là Viettel và Mobiphone (lắp đặt tháng 3/2009). Tuy nhiên mạng ở đây còn yếu, chập chờn không đảm bảo.
Điện – Nước
Điện : Hiện nay trên đảo có 5 máy phát điện. Hiện tại người dân sử dụng nguồn điện mỗi ngày 4 giờ (từ 18h đến 22h). Trong khi đó giá điện lại cao hơn nhiều so với đất liền.
Nước : Hệ thống cung cấp nước tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn nhỏ lẻ. Hiện trên đảo, nhân dân cùng với chính quyền địa phương và quân đội xây dựng một vài bể chứa nước từ các con suối tự nhiên và xử lý cơ bản trước khi sử dụng, nhưng hiện tại các bể nước còn nhỏ, vào mùa hè các con suối đều cạn kiệt.
Vài nét về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập theo quyết định số 88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 2005. Việc thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại xã Tân Hiệp – Tp. Hội An – Quảng Nam.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là sản phẩm ra đời từ Dự án Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, một kết quả được ký kết giữa Việt Nam và Vương quốc Đan Mạch về hỗ trợ xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam.
Dự án với mục tiêu xây dựng một Khu bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm với mục đích lâu dài là :
- Bảo tồn nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch sử cụm đảo Cù Lao Chàm.
- Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Cù Lao Chàm cho việc phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.
Tháng 12/2005, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 88/2005/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nhằm vào các mục tiêu :
- Nâng cao nhận thức thi hành pháp luật, quản lý bền vững Khu bảo tồn biển có sự tham gia của cộng đồng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách và năng lực quản lý cộng đồng nhằm quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong hệ thống các khu bảo tồn biển Quốc gia.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trên quần đảo Cù Lao Chàm thông qua cộng đồng địa phương và các đoàn thể.
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG của người dân tại khu dự trử sinh quyển Cu Lao Chàm, và nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý LSNG qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý LSNG phù hợp với quy định hiện hành và với bối cảnh địa phương.
Nội dung nghiên cứu
Các nội dung được thực hiện:
Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân tại khu dự trữ sinh quyên Cu Lao Chàm.
Tìm hiểu thực trạng về quản lý, khai thác và sử dụng ở KBT rừng
Sự phù hợp của các mục tiêu quản lý để bảo tồn trong bối cảnh địa phương
Nhu cầu của người dân tại xã đảo Cù Lao Chàm
Những thế mạnh khi kết hợp mục tiêu quản lý LSNG để bảo tồn với sự tham gia của người dân.
Các giải pháp mang tính hưởng lợi đối với người dân
Các giải pháp mang tính bảo tồn đa dạng sinh học
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp: trong nghiên cứu này, thông tin từ internet và kế thừa là 2 công cụ được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin từ UBND xã, cán bộ kiểm lâm và KBT.Các thông tin thứ cấp thu thập được: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,tình trạng khai thác, sử dụng, quản lý và các vi phạm của người dân đối với LSNG.
Thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng. Lịch thời vụ, thảo luận nhóm là công cụ đươc lựa chọn để thực hiện.
Phỏng vấn được thực hiện với những người cung cấp thông tin then chốt. Những người đã được phỏng vấn là bác Nguyễn Bốn bải Làng, bác Nguyễn Từ chợ bải Làng, bác Lê Mãi chợ bải Làng, chị Phạm Thị Tiến bải Làng , chú Nguyễn Vinh bải làng, anh trường ban kiểm lâm phòng cháy chửa cháy rừng, anh công cán bộ biên phòng 276, cô Nguyễn Thu bải Làng
Phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng. Được sự giới thiệu và giúp đỡ của công an xã Tân Hiệp.
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Đối với các th
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top