Download Đề tài Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng tổng công ty SCIC Việt Nam

Download Đề tài Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng tổng công ty SCIC Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG I: TẬP ĐOÀN TEMASEK HOLDINGS CỦA SINGAPORE . 3
I. Tìm hiểu về Tập đoàn Temasek Holdings . 3
1.1. Đặc điểm tập đoàn Temasek Holdings . 3
1.2. Các hoạt động của Tập đoàn từ khi thành lập cho đến nay (1974-2007) . 6
II. Đánh giá hoạt động của Temasek Holdings . 9
2.1. Những mặt hiệu quả . 9
2.2. Những mặt chưa hiệu quả và cách giải quyết của Temasek Holdings . 10
III. Từ Temasek Holdings tới kinh nghiệm xây dựng một mô hình công ty đầu tư
vốn Nhà nước hiệu quả . 12
3.1. Độc lập hoá khỏi Nhà nước trong quá trình ra quyết định và cơ chế tự chịu
trách nhiệm . 12
3.2. Hoạt động theo kiểu tư nhân . 14
3.3. Ban lãnh đạo có năng lực và không bị ràng buộc quyền lợi với Chính phủ . 14
3.4. Nhận thức đúng đắn từ phía Chính phủ . 16
CHưƠNG II: TỔNG CÔNG TY SCIC CỦA VIỆT NAM . 17
I. Tìm hiểu về Tập đoàn SCIC . 17
1.1 Tổng quan về SCIC . 17
1.2. Đặc điểm của SCIC . 20
1.3. Các hoạt động của SCIC từ khi thành lập đến nay (2005-2007) . 23
II. Đánh giá hoạt động của SCIC . 26
2.1.Những đóng góp thiết thực cho nền kinh tế . 27
2.2 Những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết . 31
CHưƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TEMASEK HOLDINGS
NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA SCIC TRONG THỜI GIAN TỚI . 35
I. Mối liên hệ giữa Temasek Holdings và SCIC . 35
1.1. Do sự tương đồng giữa SCIC với Temasek Holdings về mục tiêu, cách xây
dựng và quản lý . 36
1.2. Do hiệu quả của mô hình Temasek Holdings đã được chứng minh tại
Singapore và ở một số quốc gia như Trung Quốc, Indonexia. . 36
1.3. Do yêu cầu cấp thiết về một SCIC hiệu quả đối với nền kinh tế . 37
1.4. Một đặc điểm chung giữa Singapore và Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước
đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế . 37
II. Từ Temasek Holdings tới những khuyến nghị đối với SCIC Việt Nam . 38
2.1. Phân định rõ chức năng Quản lý hành chính - kinh tế với chức năng Chủ sở
hữu vốn của Nhà nước . 38
2.2 Xây dựng cơ chế đầu tư hiệu quả, công khai minh bạch đối với các dự án đầu
tư . 40
2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng, tạo cơ
sở pháp lý phù hợp để công ty hoạt động . 41
2.4. Tổ chức được bộ máy quản lý hiệu quả . 45
KẾT LUẬN . 49
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hủ yếu
1. Tiếp nhận và thực hiện quyền thay mặt chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư
2. Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và
nước ngoài dưới hình thức
3. Thực hiện việc đầu tư và quản lí vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực,
ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà nước giao
4. Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để bổ sung vốn kinh doanh
thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình, lập quỹ
tín thác đầu tư theo qui định của pháp luật đối với công ty Nhà nước.
 Vốn hoạt động
20
20
1 Vốn điều lệ ban đầu: 5000 tỷ đồng, bao gồm:
o Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 1000 tỷ đồng
o Vốn tiếp nhận từ các công ty khi thực hiện việc tiếp nhận và thay mặt
quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước tại thời điểm thành lập công ty .
2 Vốn Nhà nước bổ sung cho Tổng công ty để thực hiện việc đầu tư và vốn tiếp
nhận bổ sung từ các công ty
3 Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp
khác
 Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn
1 Tổng công ty có quyền:
o Quyết định lựa chọn dự án đầu tư, cách đầu tư, mức vốn, thời gian
đầu tư đối với từng dự án, từng doanh nghiệp trong phạm vi vốn do Tổng
công ty quản lý.
o Quyết định giảm bớt phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác
thông qua việc chuyển nhượng vốn và bán cổ phần.
2 Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp đầu tư sau:
o Mức đầu tư vượt thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định của pháp
luật
o Đầu tư vào các dự án, các lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao
o Đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực không có khả năng sinh lời
cần có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước
 Tài chính của Tổng công ty
Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ hạch toán
kế toán tập trung. Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê
và thực hiện chế độ kiểm toán theo qui định. Tổng công ty có trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ về tài chính và được hưởng các chính sách ưu đãi theo qui định của pháp luật
1.2. Đặc điểm của SCIC
1.2.1. Là một công ty đầu tư vốn Nhà nước
21
21
SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, thực hiện việc quản lí, đầu tư
và kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, các lĩnh vực theo qui định của pháp
luật. SCIC ra đời là cả một quá trình nghiên cứu của Chính phủ trên cơ sở tham khảo
kinh nghiệm một số mô hình của các nước trong khu vực, trong đó có Temasek Holdings
của Singapore. Có thể nói, SCIC là một thử nghiệm cải cách trong cách quản lý
DNNN, tách biệt chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành
chính. Sự ra đời của SCIC được kỳ vọng là sẽ chấm dứt tình trạng không xác định rõ
ràng người thay mặt sở hữu phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, giúp phần vốn
này năng động và hiệu quả hơn. Tổng công ty sẽ đồng thời là: thay mặt chủ sở hữu vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp - nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ - tổ chức cung cấp
dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng liên quan đến quản lí và sử dụng vốn.
1.2.2. Hoạt động vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ
Trong khoản 4 về quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty có qui định: “Lựa chọn và
quyết định lĩnh vực đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu
quả và khả năng sinh lời trong tương lai. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ
tướng Chính phủ giao, nếu không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi
thích hợp và Nhà nước hỗ trợ về tài chính”. Vậy phạm vi những lĩnh vực đầu tư Thủ
tướng Chính phủ có thể chỉ định cho SCIC là gì? Nếu không có giới hạn cho các nhiệm
vụ này, thì khả năng đầu tư cũng như chỉ định đầu tư tràn lan là rất có thể xảy ra. Thực
chất, trong hoạt động của SCIC, không có một cơ sở rõ ràng nào cho việc phân định: liệu
khi nào thì Tổng công ty có thể toàn quyền sử dụng vốn theo nhận định của mình để
kinh doanh có lãi, khi nào thì sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ phi kinh tế của Nhà nước?
Chính sự lỏng lẻo trong việc phân định quyền và nghĩa vụ sử dụng vốn đã tạo nên dư
luận không hay về SCIC trong hành động đầu tư vào thị trường chứng khoán thời gian
qua: đó là việc đầu tư nắm lấy cơ hội kinh doanh khi thị trường đi xuống hay đơn thuần
là việc cứu thị trường theo mệnh lệnh hành chính? Nếu là việc cứu thị trường chứng
khoán (không thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư vốn), đây đơn thuần là một mệnh lệnh
hành chính, ai sẽ chịu trách nhiệm khi thị trường chứng khoán sụp đổ kéo phần vốn Nhà
nước chìm theo? Mọi người vẫn còn rất e dè khi đánh giá mục đích trong mỗi thương vụ
22
22
kinh doanh của SCIC một phần là vì lí do này. Cơ sở phân định vẫn còn rất mơ hồ, tạo
nên kẽ hở cho sự nhập nhằng trong việc sử dụng vốn.
Mặt khác, phụ thuộc vào Chính phủ ở đây có nghĩa là họ không được độc lập trong
quá trình ra quyết định cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trong khoản 3 điều lệ
qui định về chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty có phát biểu: “Thực hiện
việc đầu tư và quản lí vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quốc
dân theo nhiệm vụ Nhà nước giao”. Chúng ta có thể thấy rất rõ trong văn bản quy định
và các điều luật còn sơ sài về SCIC cái bóng của Chính phủ vẫn còn quá lớn. Nói cách
khác, Chính phủ vẫn can thiệp vào hoạt động của Tổng công ty cho dù đã cho phép
doanh nghiệp này tự thu, tự chi và tự chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh. Nó
không những trói buộc doanh nghiệp vào những lề thói và tư duy trì trệ của cơ chế cũ mà
còn tạo ra tâm lí ỷ lại trông chờ vào bầu sữa Nhà nước. Phải chăng Chính phủ không
thực hiện nghiêm túc cam kết này bởi SCIC không đáng tin cậy, hay thực ra việc thành
lập SCIC không phải phục vụ mục đích giải quyết bài toán hiệu quả cho các công ty Nhà
nước mà chủ yếu phục vụ cho các chính sách vĩ mô của Chính phủ khi họ không đủ năng
lực kiểm soát thị trường?
1.2.3. Không đặt lợi nhuận làm mục tiêu đầu tiên
Trong bốn mục tiêu hoạt động của SCIC, mục tiêu đầu tiên là “Tăng trưởng đạt
giá trị bền vững. Đạt tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí vốn”. Điều này cũng được Phó
Tổng giám đốc Lê Song Lai khẳng định rất nhiều lần trong các bài phát biểu trước báo
giới. Mục đích ban đầu khi thành lập Tổng công ty là cải cách lại cách làm ăn của các
doanh nghiệp nói chung và chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
Nhà nước. Nếu Temasek Holdings luôn có khát khao tạo ra lợi nhuận nhiều nhất thì
SCIC chỉ dừng lại ở mức lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra.
Đã là một công ty tham gia vào thị trường, lợi nhuận phải là mục tiêu lớn nhất và
đó cũng là một tiêu chí để đánh giá tình hình k...
 

tctuvan

New Member
Re: Download Đề tài Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong

Bản Doc của bạn đây
Lấy ở file đính kèm
Pass giải nén là ketnooi.com nhé
 

Attachments

  • de_tai_mo_hinh_temasek_holdings_cua_singapore.zip
    81,3 KB · Lượt xem: 0
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Đồ án Mô hình cây quyết định (Decision tree) Công nghệ thông tin 0
D Thiết kế, lắp đặt mô hình điều khiển ghế điện sử dụng điều khiển lập trình để nhớ ghế Khoa học kỹ thuật 0
D Áp dụng mô hình Blended learning giảng dạy sáng tạo trong việc giảng dạy môn ngữ âm Luận văn Sư phạm 0
D Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Mô hình hệ thống phun xăng đánh lửa trên xe toyota vios 2012, tích hợp tạo pan bằng smartphone Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top