kenbi0

New Member
Download Chuyên đề Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Download Chuyên đề Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam miễn phí





Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp đều là DN ngoài nhà nước,cụ thể là
công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong khi đó, theo qui định nhà nứơc thì khối lượng
phát hành của một lô trái phiếu tối thiểu là 500 tỷ. Nhưng với qui mô công ty như
thế này thì liệu rằng có bao nhiêu doanh nghiệp có khả năng phát hành. Và do đó ,
thị trừơng trái phiếu doanh nghiệp sẽ không thể phát triển mạnh cũng nh ư nâng
cao tính thanh khoản của nó.
 Kết luận: ADB đã chỉ ra ba rủi ro chính đối với viễn cảnh thị trường trái
phiếu khu vực, bao gồm một giai đoạn suy thoái sâu ở Mỹ, những biến động tiếp
tục xảy ra trên thị trường vốn toàn cầu gây áp lực đốivới các nhà đầu tư, và lạm
phát tăng cao tại khu vực khiến nhiều quốc gia phải hy sinh mục tiêu tăng trưởng.
Bên cạnh đó, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước VN cần tăng phát hành
trái phiếu để hạn chế mức tăng quá mức tổng phương tiện thanh toán; tăng dự trữ
bắt buộc từ 5% lên 10% đối với tiền gửi ngắn hạn và Chính phủ cần có những biện
pháp giảm thuế quan.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

77%.
3.1.4 Kỳ hạn của trái phiếu:
Hầu hết các trái phiếu được phát hành đều có kỳ hạn dài, ngắn nhất là 2 năm,
dài nhất là 10 năm. Trái phiếu EVN hầu hết đều có kỳ hạn 10 năm, đầu tư vào các
công trình thuỷ điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Để khuyến khích các nhà
đầu tư, phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (warrant) là quyền mua cổ
phiếu với mức giá ưu đãi. Trong một thị trường tài chính phát triển , trái phiếu
thường có thời hạn từ trên 20 năm cho đến 30 năm.
Ngoài ra, trái phiếu chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng
chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, các loại kỳ hạn khác như (2 năm; 3 năm; 7 năm; 10 năm
và 15 năm...) chưa được duy trì đều đặn. Sự đơn điệu về kỳ hạn trái phiếu đã
không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trái phiếu trong thời gian
qua.
Các ngân hàng thường hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn như
thế vì rủi ro cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong điều kiện lạm phát cao, môi trường
chính sách không đảm bảo và do tác động khá nhạy cảm của các biến động kinh tế
quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào một
loại trái phiếu có thời hạn quá dài. Tâm lý e ngại này có thể là do: Việt Nam ngày
càng có xu hướng gia tăng về biên độ giá mua/bán. Đặc biệt, năm 2007 biên độ
này tăng hơn gấp đôi nghĩa là mức độ rủi ro trên thị trường vào năm 2007 gia tăng
và rủi ro tương đối cao so với những nước khác.
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ phần nào đem lại lợi ích cho thị trường
trái phiếu nội tệ của Đông Á. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thắt chặt tín dụng hiện
nay, các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ đang nổi lên ở Đông Á được lợi
nhờ việc giới đầu tư đẩy mạnh tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn bên
ngoài thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi rủi ro gia tăng trên thị trường toàn cầu, giới
đầu tư ngoại bắt đầu thoái lui khỏi thị trường châu Á, dẫn tới mức độ bất ổn tăng
cao tại các thị trường vốn trong khu vực.
Trong bối cảnh rủi ro tăng cao, tính thanh khoản yếu của các loại trái phiếu
nội tệ của khu vực là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường.
3.1.5 Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp:
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng với nhà tài trợ vốn. Chất lượng
của bất kỳ trái phiếu nào đều được dựa trên khả năng tài chính của nhà phát hành
để thanh tóan lãi suất và hòan trả khỏan tiền vay tại kỳ đáo hạn. Dịch vụ đánh giá
giúp đánh giá sự tin cậy về tín dụng của trái phiếu. Vài trái phíêu, như là trái phiếu
đô thị, có thể được đảm bảo bởi bên thứ ba. Các tiêu chí phát hành không được
quy định rõ ràng; thiếu thông tin; các quy định điều chỉnh việc chào bán riêng lẻ
không đầy đủ và hệ thống giao dịch trái phiếu không đồng bộ. Vào tháng 12 năm
2007, CIC (Credit Information Center). Những thông tin này rất quan trọng đối
với ngân hàng và các nhà đầu tư, tuy nhiên, chúng cũng chỉ có ý nghĩa tại thời
điểm xếp hạng , không phải trong cả một giai đoạn. Nếu việc xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp được thực hiện định kỳ, ít nhất là hàng tháng hay hàng quí, chắc
chắn chúng sẽ trở nên hữu ích hơn cho người sử dụng. Hiện nay, CIC mới chỉ
cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng theo yêu cầu, chưa phổ biến ra công chúng do
chi phí khá cao (khoảng 60 000 VND/lần hỏi tin).
Sau đây là chuẩn xếp hạng tín nhiệm của các nước:
Moody's Standard & Poor's
chất lượng cao nhất Aaa AAA
chất lượng cao Aa AA mức độ đầu tư
trên trung bình A - 1,A A
trung bình Baa - 1,Baa BBB
đầu cơ Ba BB mức độ không đầu tư
rủi ro Ca, C D
Nguồn: www.investingbonds.com
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện
dịch vụ cung cấp các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, từ đó là cơ sở để
xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp là một rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ khi
phát hành trái phiếu. Thêm vào đó, chi phí phát hành cổ phiếu thấp không khuyến
khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
3.1. 6 Điều khoản trái phiếu:
- Mục đích phát hành trái phiếu: với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa
nêu rõ, cụ thể phương án phát hành trái phiếu. Chưa hề có một tổ chức nào đứng
ra định giá hay thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
- cách trả lãi: đa phần các doanh nghiệp trả lãi định kỳ hằng năm.
- Đối với loại trái phiếu zero-coupon thì việc thanh toán được thực hiện vào
ngày đáo hạn, không trả lãi định kỳ.
- Nguồn thanh toán lãi: việc thanh toán lãi cho người nắm giữ trái phiếu được
doanh nghiệp lấy từ hoạt động có lời của dự án.
Riêng đối với trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo thì thực trạng hiện nay cho
thấy các doanh nghiệp chưa công khai các bản báo cáo về việc sử dụng tài sản, các
tỷ số đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả.
- Vấn đề tỷ giá: khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế thì đây là vấn
đề gay nhiều “nhức nhối” do tỷ giá VND biến hóa khôn lường trước những biến
động thị trường. Trong năm 2007, VND được coi là bị đánh giá cao so với USD.
Nguyên nhân chính là từ thị trường cho vay cầm cố của Mỹ. Do đó mà kết quả
điều tra cho thấy, (theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)), giao dịch trái
phiếu của các nhà ĐTNN tăng 55% trong năm 2007. So với lãi suất 4 - 5%/năm ở
nước ngoài, lãi suất 8,5%/năm của trái phiếu chính phủ Việt Nam được coi là rất
hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh VND đang lên giá so với USD. Khi trái phiếu đáo
hạn, chuyển từ VND sang USD sẽ có lợi, như thế nhà ĐTNN mua trái phiếu được
lợi cả đôi đường. Mặt khác cũng từ nguyên nhân trong nước, những mặt yếu kém
trong cách quản lý và hành xử trước biến động thị trường của cấp quản lý.
 Tình trạng nhập siêu của nền kinh tế.
 Các doanh nghiệp có vốn FDI chuyển lợi nhuận về nước do kết thúc niên
độ kế toán.
 Cung USD giảm do Ngân hàng nhà nước đã mua số lượng lớn USD
từ các doanh nghiệp xuất khẩu và vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường
chứng khoán vẫn chưa giải ngân do diễn biến thị trường bất lợi.
 Bên cạnh đó, việc mở rộng biên độ giao dịch cho tỷ giá, thực hiện thí điểm
mua ngoài tệ theo cách thỏa thuận ở ngân hàng thương mại,…cũng đã có
những tác dụng nhất định, giúp cho thị trường tiền tệ được linh hoạt hơn và phản
ánh tốt hơn đối với sự thay đổi chung của thị trường tiền tệ quốc tế.
- Tiềm lực tài chính doanh nghiệp: do tốc độ tăng trưởng nền kinh tế mà số
lượng thành lập các công ty ngày càng tăng, đặc biệt là các công ty TNHH.
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính Việt Nam,nhà đầu
tư nước ngoài có xu hướng nắm giữ trái phiếu ngày càng nhiều. Điều này càng
thấy rõ tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu trong tương lai.
- Dòng tiền doanh nghiệp: Đối với trái phíêu doanh nghiệp, có các nhân tố
khác : tình hình tài chính công ty và dòng tiền hoạt động. Các nhà phân tích trái
phiếu xem doan...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Thiết kế chương trình hỗ trợ phát triển Portlet trên cơ sở mô hình chuẩn Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vữ Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển b Khoa học Tự nhiên 0
Q Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững c Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Sơn la về quy mô, số lượng, loại hình sản xu Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Na Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top