chichbong9x

New Member
Download Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73-76

Download Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 73-76 miễn phí





A. Mục tiêu cần đạt
Học song bài này ,HS đạt được
1.Kiến thức
-Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
-Chức năng chính của câu nghi vấn .
2.Kĩ năng
-Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể .
-Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3.Thái độ
-Có ý thức sử dụng câu nghi vấn khi cần thiết.
B. Chuẩn bị
- GV.Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: chuẩn bị theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt đông 2: Giới thiệu bài mới
? Hãy nhớ lại và cho biết ở tiểu học các em đã học các kiểu câu nào được chia theo mục đích phát ngôn?
+ Nghi vấn.
+ Trần thuật.
+ Câu khiến.
+ Cảm thán.
Đặc điểm về hình thức và chức năng của các câu trên như thế nào trong chương trình ngữ văn 8 cô cùng các em sẽ lần lượt tìm hiểu và trước hết là kiểu câu nghi vấn.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Ngày soạn:1/01/2012 Ngày giảng: 8B: … / 1 / 2012
BÀI 18: VĂN BẢN:NHỚ RỪNG
Thế Lữ
TIẾT 73 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
Học song bài này ,HS đạt được:
1. Kiến thức
-Sơ giản về phong trào Thơ mới .
-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .
-Hình tượng nghệ thuật độc đáo, cĩ nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” .
2.Kĩ năng
-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .
3. Thái độ
-Giáo dục các em hiểu được nỗi khổ của tù túng.căm ghét lối sống tầm thường giả dối.
B. Chuẩn bị
- GV:+ Đọc và nghiên cứu tài liệu về Thế Lữ
+ Vẽ phóng to bức tranh minh họa bìa nhớ rừng SGK trang 4
- HS: Học bài cũ ,chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài:Trên thi đàn văn học Việt Nam những năm 1932- 1935 xuất hiện một phong trào thơ gây lên một tiếng vang lớn đó chính là phong trào thơ mới và Thế Lữ là một trong nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mối lúc ra quân và tiêu biểu là bài thơ nhớ rừng.
* Hoạt động 3: Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
-GV cho học sinh đọc chú thích dấu sao*
? Nêu vài nét về tác giả?
-GV Nêu khái quát: Thế Lữ không những là người cắm cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là người tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng ban đầu, tên thật của ông là Nguyễn Thứ Lễ
quê ở Bắc Ninh, sống nhiều năm ở Hải Phòng ông là một trong những nhà thơ mới đầu tiên, góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới
-GV nêu yêu cầu đọc:Đọc diễn cảm phù hợp với tâm trạng ngao ngán chán trường ,lúc nhớ thương da diết
-GV đọc mẫu một đoạn,gọi HS đọc nối tiếp
-GV nhận xét phần đọc của học sinh.
-GV cho học sinh chú ý các chú thích về từ hán việt cổ.
? Trong bài thơ tập trung miêu tả tâm trạng gì của con hổ?
?Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú cho ta liên tưởng đến điề gì về con người?
? cách biểu đạt của văn bản này là gì?
? Tương ứng với mỗi nội dung là những phần nào của tác phẩm?
? Hãy quan sát bài thơ chỉ ra những điểm mối của hình thức của bài thơ này so với bài thơ đã học ví dụ như thơ đường?
GV yêu cầu HS chú ý đoạn 1 và 4
? Mở đầu bài thơ tâm trạng của con hổ được giới thiệu như thế nào?
?Em hiểu nỗi căm hờn này như thế nào ?
? Do đâu mà con hổ có tâm trạng ấy? Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú
? Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao?
? Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?
-GV gọi HS đọc đoạn thơ diễn tả nỗi uất hận ngàn thâu.
? cảnh vườn bách thú diễn tả qua chi tiết nào?
? Có gì đặc biệt trong tính chất của cảnh tượng ấy?
? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ?
? Từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào?
? Qua phân tích em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú?
? Cho em hiểu thêm gì về tâm trạng của con người lúc bấy giờ?
-Gv khái quát chuyển ý
-H/s đọc chú thích dấu sao*
-HS dựa vào sgk trình bày
-HS ghi những ý cơ bản
-HS đọc nối tiếp đến hết
-HS dựa vào SGK giải thích các từ khó
-HS phát hiện
-HS nhận xét
-HS nêu
-HS phát hiện
-HS nhận xét
-HS phát hiện
-HS trả lời
-HS phát hiện
-HS giải thích
-HS suy luận
-HS đọc
-HS phát hiện
-HS phát hiện
-HS trả lời
-HS giải thích
-HS nhận xét
I. Đọc- tiếp xúc văn bản
*Tác giả tác phẩm:
(SGK)
2. Đọc
3. Từ khó:
4. Cấu trúc văn bản
- Nhớ rừng là tâm sự của con hổ ở vườn bách thú.
- Liên tưởng đến tâm sự con người.
- Biểu cảm gián tiếp.
+ Khối căm hờn và niềm uất hận đoạn 1- 4.
+ Nỗi nhớ thời oanh liệt đoạn 2 – 3
+ Khao khát giấc mộng ngànđoạn 5.
-Không hạn lượng câu, chữ
đoạn.
-Mỗi dòng thường có 8 tiếng.
-Ngắt nhịp tự do
- Vần không cố định. Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng
II. Đọc - hiểu văn bản.
1.Tâm trạng con hổ trong vườn bách thú.
* Giận một nỗi căm hờn.
- Nỗi khổ không được hoạt động trong một thời gian tù hãm, thời gian kéo dài. ( Ta nằm dài cho ngày tháng dần qua).
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường ( gương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm).
- Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém (chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi- với cặp báo vô tư lự)
=> Chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng.
- Khát vọng tự do được sống với cuộc sống của mình.
*Nỗi uất hận ngàn thâu
- “ Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng- dải nước đen giả suối chẳng thông dòng- len dưới nách những mô gò thấp kém”.
-> Giả dối .nhỏ bé, vô hồn
- Niềm uất hận
=> Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối.
- Khát khao được sống tự do chân thật.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp
- Học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị tiết 2
Ngày soạn:1/01/2012 Ngày giảng: 8B: … / 1 / 2012
Hết tiết 1chuyển tiết 2
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
*Hoạt động 2:Giới thiệu bài
*Hoạt động 3:Bài mới
Yêu cầu học sinh đọc thủa tung hoành…
? Cảnh sơn lâm được tả qua chi tiết nào?
? Nhận xét cách dùng từ trong những lời thơ này?
? Cảnh chúa sơn lâm hiện ra như thế nào?
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ và nhịp điệu câu thơ khi miêu tả về con hổ của tác giả?
? Từ đó chúa tể của muôn loài được khắc họa mang vẻ đẹp như thế nào?
Đọc đọan thơ tả cảnh núi rừng, nơi hổ đã từng sống…
? Cảnh rừng ở đây là cảnh rừng trong các thời điểm nào?
? Từ đó thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp như thế nào?
? Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào?
? Đại từ ta được lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
? Trong đoạn thơ này điệp từ ( đâu ) kết hợp với câu thơ cảm thán (than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu ) có ý nghĩa gì?
? Em có nhân xét gì về cảnh
tượng trong vườn bách thú với cảnh tượng trong hai đoạn thơ này?
? Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của con hổ ở vườn bách thú và từ đó diễn tả tâm trạng gì của con người?
-GV khái quát chuyển ý
-Đoc khổ thơ cuối
? Giấc mộng ngàn thu của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
? Không gian đó có thật không?
? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Từ đó em nhận xét gì về khát vọng cuả con hổ?
? Từ nỗi đau ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con người?
? Nêu nết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ?
-GV khái quát ,gọi HS đọc ghi nhớ
? Nếu nhớ rừng là một trong những thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì từ đó em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt Nam?
-HS đọc
-HS phát hiện
-HS nhận xét
-HS phát hiện
-HS nhận xét,
-HS nhận xét
-HS đọc
-HS phát hiện
-HS nhận xét
-HS phát hiện
-HS giải thích
-HS nhận xét
-HS...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top