tranphu_quoc

New Member
Download Giáo án Mỹ thuật 7 - Đỗ Thị Hà Thanh

Download Giáo án Mỹ thuật 7 - Đỗ Thị Hà Thanh miễn phí





Tiết 14 : TT Thức mỹ thuật: Ngày dạy:
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
 
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
2. Kỹ năng : HS nắm bắt được những đặc điểm mĩ thuật giai đoạn này
3. Thái độ: Yêu quý , trân trọng nghệ thuật cha ông.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành nhóm
C.CHUẨN BỊ:
1.GV: Tài liệu tham khảo, ĐDDH MT 7
Tranh ảnh tham khảo,sưu tầm
2 HS : Giấy, chì, màu, tẩy(tranh ảnh liên quan đến bài học.)
D.TIẾN HÀNH
I.ổn định tổ chức (1'):Kiểm tra dụng cụ
II.Kiểm tra bài cũ (2'): ? Nêu cách tạo chữ trang trí
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

óm lên bày 2 bộ mẫu sao cho hợp lí
*Gv yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi về:
?Khung hình chung của mẫu
?Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì
?Nêu vị trí của lọ,hoa và quả
?Tỉ lệ của quả so với lọ
? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào
?Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất
Đại diện nhóm lên bày mẫu
-Bày mẫu có xa gần và thuận mắt, hợp lí
*Hs quan sát nhận xét:
-Khung hình : chữ nhật đứng
-Lọ hình CNĐ, quả hình cầu
-Quả nằm trước lọ,hoa được cắm vào lọ
-Chuyển nhẹ nhàng
-Lọ đậm hơn quả
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? Trình bày cách vẽ của bài vẽ theo mẫu
*GV cho HS xem một số bài mẫu của học sinh năm trước
*Hs nhớ lại kiến thức cũ trả lời
B1- Dựng khung hình chung và riêng
B2- Xác định tỉ lệ bộ phận
B3-Phác hình bằng nét thẳng
B4- Vẽ chi tiết
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
Hs tiến hành làm bài
Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả
(vẽ hình )
IV.Củng cố - Đánh giá (4'): -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về,
-? Bố cục của mẫu như thế nào
-? Hình vẽ có giống mẫu hay không (GV kết luận bổ sung )
V.Dặn dò (2'):
- Về nhà không được sửa bài, tự đặt một bộ mẫu để vẽ
- Nghiên cứu màu của mẫu
Ngày soạn:
Tiết 1 : vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả Ngày dạy:
( Tiết 2-Vẽ màu )
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm bắt được màu sắc của lọ hoa và quả
2. Kỹ năng : HS vẽ được tranh tĩnh vật màu lọ, hoa và quả.
3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét, màu sắc.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành
C.CHUẨN BỊ:
1.GV: - Mẫu vẽ của tiết 1
- Bài mẫu vẽ lọ hoa và quả của học sinh lớp trước
2.HS : giấy, chì, màu, tẩy.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 bộ mẫu
D.TIẾN HÀNH
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra bài và công cụ của các em
II.Kiểm tra bài cũ (2'): Nhận xét về hình dáng và bố cục của một số bài
III.Bài mới (36')
1.Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã vẽ hình lọ hoa và quả , hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách vẽ màu
2. Triển khai bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét về màu sắc của mẫu
-Gv yêu cầu học sinh đặt mẫu như (T1)
-Gv nhận xét và chỉnh lại mẫu cho đúng như T1
?Màu sắc của lọ như thế nào
? Màu sắc của quả như thế nào
? Màu của quả so với lọ như thế nào
?Độ chuyển màu trên lọ và quả như thế nào
?Màu sắc của phông nền như thế nào
Tuỳ theo mẫu đang quan sát mà hs có thể trả lời theo nhiều ý khác nhau.
-Lọ có màu vàng đất và tối, ...
-quả có màu vàng, ...
-Màu của quả sáng hơn lọ or ngược lại
-Màu trên 2 vật mẫu đó chuyển một cách nhẹ nhàng
Hoạt động 2 : Cách vẽ màu
- Gv cho HS xem các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu (bài màu )
? Trình bày các bước của một bài vẽ theo mẫu
-GV yêu cầu học sinh phân tích các bước trên đồ dùng dạy học
*Gv cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của học sinh năm trước
B1: Phân mảng
B2: Vẽ màu theo mảng
B3: So sánh màu sắc của mẫu để hoàn thành bài vẽ.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
Hs tiến hành làm bài
Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả
(vẽ màu )
IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ):
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về,
-? Bố cục của mẫu như thế nào
-? Hình vẽ có giống mẫu hay không
- ?Màu sắc của bài vẽ so với mẫu như thế nào
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyên skhích những em vẽ chưa tốt.
V.Dặn dò (2'):
- Về nhà tiếp tục đặt một bộ mẫu để vẽ
-Chuẩn bị bài 13-Chữ trang trí
E- RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày soạn :
Tiết 13: Vẽ trang trí Chữ trang trí Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ đã học
2. Kỹ năng : Biết cách tạo ra chữ trang trí và sử dụng chúng.
3. Thái độ: Yêu quý trân trọng nghệ thuật trang trí bằng chữ của cha ông.
B. PHƯƠNG PHÁP
-Quan sát, vấn đáp, trực quan, gợi mở
C.CHUẨN BỊ:
1.GV:
-Các kiểu chữ trang trí,cách tạo và sử dụng chữ trang trí.
-Sách báo minh hoạ cho nội dung bài dạy
- ĐDDH MT 7
2 HS : Giấy, bút, vở ghi
D.TIẾN HÀNH
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số
II.Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới (38')
1.Đặt vấn đề : Trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá có nhiều kiểu dáng chữ trang trí khác nhau. Trong những trườg hợp đó, chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đườn nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẫm mỹ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc.
2. Triển khai bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
*Gv cho Hs quan sát các chữ cái hay chữ trang trí
?Hình dáng của các chữ như thế nào
?Nêu cách tạo chữ trang trí
- GV minh hoạ các kiểu chữ
+Kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ
A B C D A B C D
+Thêm hay bớt các chi tiết phụ
+Sửa lại hình dáng chữ nhưng vẫn giữ được nét đặc thù của chúng
+Ghép các hình ảnh tạo thành dáng chữ
+ Các con chữ được thay đổi hình dáng, nét, các chi tiết nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận ra chúng
* GV kết luận : Chữ trang trí trên báo thường chân phương ,ngay ngắn dễ đọc, đề bài các bài hát thường bay bướm, chữ trong quảng cáo thường cách điệu mạnh.
* Gv gợi ý hs cách tạo chữ khác nhau, có thể chọn chữ cái cảu các danh từ
*Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường
* Hs trả lời các cách tạo kiểu chữ
* Hs quan sát gv hướng dẫn, tiếp thu
Hoạt động 2: Cách sử dụng chữ trang trí
*Gv gợi mở Hs phân tích các bước tạo chữ trang trí
? Có mấy bước tiến hành tạo chữ trang trí
*Gv treo ĐD yêu cầu HS phân tích các bước
B1: chọn kiểu chữ trang trí
B2: Xác định kích thước vị trí của dòng chữ
B3: Phác bằng bút chì hình dáng, vị trí nét điều chỉnh bố cục chặt chẽ
B4: Vẽ màu cho các con chữ
Hoạt động 3: Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
_Vẽ trang trí 2 từ " Trường Em "
-Kích thước:khổ 18x 25cm
-Chất liệu : Tuỳ ý
IV.Củng cố - Đánh giá (4'):
-GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về,
-? Bố cục của mẫu như thế nào
-? Kiểu chữ ,cách trang trí như thế nào
- ?Màu sắc của chữ trang trí
-(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyên skhích những em vẽ chưa tốt.
V.Dặn dò (2'):
- Vễ nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
-Chuẩn bị bài 14-Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
-Sưu tầm tranh mĩ thuật Việt Nam
E- RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Ngày soạn :
Tiết 14 : TT Thức mỹ thuật: Ngày dạy:
Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
2. Kỹ năng : HS nắm bắt được những đặ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top