lanhgia007

New Member
Download Tiểu luận Vấn đề ô nhiễm bụi

Download Tiểu luận Vấn đề ô nhiễm bụi miễn phí





Mục lục
 
 
1.KHÁI QUÁT 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Phân loại bụi 3
1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển 4
1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật 4
2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 5
2.1 Ô nhiễm bụi do tự nhiên 5
2.2 Ô nhiễm bụi do hoạt động nhân sinh 8
3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA 10
3.1 Hiện trạng 10
3.2 Biện pháp hạn chế 12
Tài liệu tham khảo 13
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Lời nói đầu:
Vào tháng 6 vừa rồi ở Hà Nội có hiện tượng rất lạ: “khói mù quang hóa”. Đó là hiện tượng người đi đường nhìn thấy như là có sương mù ở Hà Nội. Hiện tượng khói mù bao phủ Hà Nội mới đây, được các nhà khoa học gọi là khói mù quang hóa. Nó là tổ hợp của nhiều chất độc khác nhau, bụi mù... nên rất gây hại cho sức khỏe mọi người.
Không chỉ khi có hiện tượng khói mù quang hóa mới ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sức khỏe đường hô hấp. Mà trong điều kiện bình thường, môi trường khói bụi, ô nhiễm khí thải công nghiệp, khói xe cũng là một tác nhân gây bệnh. Nhiều người, khi đi đường, nếu không bịt khẩu trang thì bụi bám vào mặt đen sì, bám quanh lỗ mũi... Rất nhiều người có thói quen đeo khẩu trang, chỉ sau một hôm không đeo, đi đường hít khói bụi nhiều quá, về nhà là đã bị sụt sịt mũi, viêm mũi, thậm chí lên cơn hen ở những bệnh nhân bị hen. Theo các chuyên gia, chính bầu không khí không đảm bảo, bị ô nhiễm bởi bụi, khói, hơi hóa chất… khiến số người mắc các bệnh hô hấp ngày càng gia tăng.
Đó là dấu hiệu cho thấy bầu không khí ở Hà Nội đang bị ô nhiễm và nồng độ bụi trong không khí đang rất cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm bụi trong không khí em đã chọn đề tài tiểu luận là: “Vấn đề ô nhiễm bụi”
Mục lục
1.KHÁI QUÁT 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Phân loại bụi 3
1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển 4
1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật 4
2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 5
2.1 Ô nhiễm bụi do tự nhiên 5
2.2 Ô nhiễm bụi do hoạt động nhân sinh 8
3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA 10
3.1 Hiện trạng 10
3.2 Biện pháp hạn chế 12
Tài liệu tham khảo 13 VẤN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI
1.KHÁI QUÁT
1.1 Định nghĩa:
Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hay hữu cơ có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói mù.
Bụi bay có kích thước từ 0.001μm đến 10 μm bao gồm tro, muội khói, và những hạt chất rắn đã nghiền nhỏ chuyển động hỗn loạn hay rơi xuống mặt đất với tốc độ đều theo định luật Stokes.Loại bụi này thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp.
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 μm, thường rơi xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần.Loại bụi này thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng.
1.2 Phân loại bụi:
Về phân loại bụi có nhiều cách:
1.2.1. Phân loại theo hệ ngưng tụ: đó là sự hình thành do hai pha khí và hơi với các phản ứng hóa học xảy ra hay sự biến đổi của hai pha có đường kính từ 0.3 đến 3μm.Hệ ngưng tụ có thể có hai loại: khói chứa hạt rắn và sương mù chứa hạt lỏng.
Hạt có đường kính nhỏ hơn 0.3 μm là những nhân ngưng tụ, có thể vận động như những phần tử khí.Chúng xuất hiện nhờ quá trình ngưng tụ và được tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp phụ.
Hạt có 0.3< dp <3 μm xuất hiện do quá trình kết hợp của những hạt nhỏ hơn. Chúng chuyển động theo qui luật Brawn và được tách khỏi khí nhờ mưa rơi hay rửa nước.Thời gian lưu của chúng thường nhỏ hơn thời gian hợp thành những hạt lớn hơn.
Hạt có d>3 μm xuất hiện trước hết do sự phân tán cơ học (phân ly nhỏ) của những hạt lớn và được thu hồi lại qua quá trình lắng.
1.2.2 Theo nguồn gốc: Bụi hữu cơ và bụi vô cơ
1.2.3 Theo nguồn phát: bụi tự nhiên, bụi nhân tạo.
1.2.4 Theo kích thước:
Hạt có kích thước <0.1 μm: khói;
Hạt có kích thước từ 0.1-10 μm: sương mù;
Hạt có kích thước >10 μm: bụi;
1.2.5 Theo tính xâm nhập vào đường hô hấp:
Bụi: <0.1μm không ở lại trong phế nang;
0.1-5μm ở lại phổi từ 80-90%;
5-10 μm vào phổi nhưng được phổi đào thải ra;
>10 μm thường đọng lại ở mũi;
1.2.6 Theo tác hại của bụi:
Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, ben zen,…);
Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông gai, phân hoá học,…) ;
Bụi gây ung thư (bụi quặng, bụi phóng xạ, hợp chất crom,…);
Bụi gây nhiễm trùng (lông, tóc,…) ;
Bụi gây xơ phổi (bụi amiang, bụi thạch anh,… ).
1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển:
Liên kết với các trường điện từ trong khí quyển, mây và các hạt sương mù.
Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cân bằng nhiệt của khí quyển Trái đất qua phản chiếu ánh sáng.
Là hạt nhân cho quá trình ngưng tụ , băng đá và giọt nước(ngưng tụ dị thể).
Tham gia vào một số phản ứng trong khí quyển như:
Phản ứng trung hoà trong giọt
Đóng vai trò xúc tác những hạt oxit kim loại trong phản ứng oxy hoá.
Phản ứng oxy hoá quang hoá.
Nguyên nhân tạo nên các vẩn đục trong khí quyển làm ảnh hưởng tới thời tiết
1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật:
1.4.1 Đối với con người:
Bụi trong không khí, nhất là các hạt dưới 5 µm có thể vào tận phế nang của người.Bụi có thể gây ra một số bệnh sau:
Bệnh phổi nhiễm bụi:
Bệnh phổi nhiễm bụi là do người hít thở bầu không khí có bụi khoáng, bụi amiang, bụi than và kim loại.Người sẽ bị xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp.
Ở Mỹ từ năm 1950-1955 phát hiện được 12.763 người nhiễm bụi đá (silicose);
Ở Nam Phi có khoảng 30-40% thợ mỏ hằng năm chết do bệnh phổi nhiễm bụi đá;
Ở Tây Đức,hằng năm có 1500 người chết do bị nhiễm bụi đá;
Bệnh đường hô hấp:
Tùy theo nguồn gốc các loại bụi gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản
Bụi hữu cơ như bông, đay, gai dính vào niêm mạc gây viêm phù, tiết ra các niêm dịch, dẫn tới viêm loét .
Bụi vô cơ rắn có cạnh góc sắc nhọn đâm vào niêm mạc,gây viêm mũi.Lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dầy lên, tiết nhiều niêm dịch,hít thở khó. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi,gây bệnh phổi nhiễm bụi.
Bụi Crom, Asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía;
Bụi len, bột kháng sinh gây ra dị ứng viêm mũi, viêm phế quản và hen;
Bụi mangan,photphat,bicromat kali,gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm thay đổi tính miễn dịch sinh hóa của phổi;
Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây ra bệnh ung thư phổi ví dụ như bụi uran, coban, crom, nhựa đường.
Bệnh ngoài da:
Bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa.Bụi tác động vào các tuyến nhờn làm cho da bị khô gây ra các bệnh ở da như trứng cá, viêm da. Loại bệnh này các thợ đốt lò hơi, thợ máy sản xuất ximăng, sành sứ hay bị mắc phải.
Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét như bụi vôi, bụi dược phẩm,thuốc trừ sâu;
Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da bị ngứa, sưng tấy, bỏng, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt.
Bệnh về mắt:
Bụi gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt…
Bụi kiềm acid gây bỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù
Bệnh đường tiêu hoá:
Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá.
Bụi chì gây ra bệnh thiếu máu,giảm hồng cầu, gây rối loạn thận.
Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh dịch, bệnh đường hô hấp, bệnh đau m
 

tctuvan

New Member
Re: Download Tiểu luận Vấn đề ô nhiễm bụi

Bạn download ở file đính kèm nhé
nhớm thank chủ thớt nhé
 

Attachments

  • tieu_luan_van_de_o_nhiem_bui.zip
    103,6 KB · Lượt xem: 12

Các chủ đề có liên quan khác

Top