haukieu49

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyện lân cận.
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Thanh Oai là một huyện nằm liền kề với quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Huyện có đường giao thông thuận lợi, lại tiếp giáp với thủ đô nên các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh, huyện khác. Dân số trong huyện tăng lên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Nếu có thì cũng chỉ là rác thải được thu gom tập trung ở một bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt, những bãi rác này còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khoẻ con người.
Xuất phát từ thực trang trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, tui tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
+ Điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
+ Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. Yêu cầu.
+ Xác định được khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt hộ gia đình, lượng rác thải bình quân trên đầu người ( kg/người/ngày ) trên địa bàn thị trấn.
+ Thống kê lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày (tấn/ ngày ) ở từng tổ dân cư trên địa bàn thị trấn.
+ Đề xuất được các biện pháp quản lý, xử lý rác thải để đạt được hiệu quả tốt nhất.

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm rác thải
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu [3].
Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Rác thải còn bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…[5].
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng hay ít có ít, do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng [4].
2.1.2 Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hay quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…[1].
2.1.3 Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [6].
2.1.4 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của chủ thể ( con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế v.v… ) đối với một đối tượng nhất định ( môi trường sống ) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian dự định [1].
2.2 Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải
2.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

chienvannguyen

New Member
Re: Download Đề tài Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội

bác ơi, cho em xin link bài này với!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng canh tác cây Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
S Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm V Luận văn Sư phạm 0
T Điều tra hiểu biết về kiến thức ,thực hành và một số yếu tố liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm của Nông Lâm Thủy sản 0
C Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 Khoa học Tự nhiên 2
V Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng chiến lược giảm Khoa học Tự nhiên 0
L Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
P Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng Luận văn Luật 2
V Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội : Luận văn Luật 0
A Biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam và thực tiễn áp dụng của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top